Mỗi mùa tuyển sinh, công nghệ sinh học lại là một trong những ngành thu hút sự quan tâm của hàng loạt thí sinh. Tuy nhiên trước khi chọn gắn bó với ngành này, nhiều bạn vẫn chưa nắm rõ kiến thức về ngành cũng như băn khoăn không biết công nghệ sinh học ra làm gì để đảm bảo mức thu nhập sau tốt nghiệp và cơ hội phát triển trong tương lai. Để quyết định theo đuổi lĩnh vực này, hãy cùng Việc Làm 24h tìm hiểu ngành công nghệ sinh học ra làm gì? Cách theo dõi điểm chuẩn ngành công nghệ sinh học mới nhất qua bài viết dưới đây nhé!
Công nghệ sinh học là gì?
Công nghệ sinh học đang là một trong những ngành mũi nhọn khi ứng dụng trong nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như nông nghiệp – lâm nghiệp – y dược – thực phẩm – môi trường.
Ngành công nghệ sinh học, theo tiếng anh là Biotechnology, đây là một ngành thuộc lĩnh vực công nghệ cao. Ngành này ứng dụng nền tảng kiến thức sinh học, quy trình công nghệ và các thiết bị khoa học kỹ thuật về sự sống để xây dựng quy trình nghiên cứu, khai thác và tạo ra các sản phẩm sinh học thuộc hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật.
Không những thế, ngoài áp dụng những kỹ thuật hiện đại như công nghệ di truyền trong nghiên cứu công nghệ sinh học, ngành này còn vận dụng các kỹ thuật cao cấp khác như cố định enzyme, tạo các kháng thể đơn dòng hay tạo ra các dòng vi khuẩn tổng hợp protein cho con người.
Các sản phẩm thương mại được tạo ra nhờ quy mô công nghiệp và quy trình công nghệ này thường có giá trị cao giúp nâng cao chất lượng sản phẩm trong khi giảm giá thành đáng kể. Ngành công nghệ sinh học hoạt động với mục đích phục vụ lợi ích của con người và đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội cũng như bảo vệ môi trường. Những sản phẩm được tạo ra nhờ công nghệ sinh học thân thiện với môi trường, nhờ đó giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm.
Ứng dụng của công nghệ sinh học
Công nghệ sinh học hiện đang là một lĩnh vực đa ngành và liên ngành, gắn kết nhiều lĩnh vực trong sản xuất và cuộc sống như:
- Trong trồng trọt, chăn nuôi hoặc nuôi trồng thủy hải sản, công nghệ sinh học giúp chọn tạo các giống cây trồng và vật nuôi mang những đặc tính mới, nổi bật, mang lại năng suất cao.
- Chế biến và bảo quản thực phẩm.
- Sản xuất các chế phẩm sinh học hiện đại hay các loại thuốc bảo vệ thực vật để sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Ứng dụng trong lĩnh vực y học và dược phẩm để chẩn đoán bệnh
- Bảo vệ môi trường, xử lý rác thải và các tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
Những điều bạn cần biết để quyết định theo học ngành công nghệ sinh học
Định hướng đào tạo ngành công nghệ sinh học
- Ngành công nghệ sinh học được phân thành các chuyên ngành tùy theo mục đích ứng dụng thuộc 3 lĩnh vực nông nghiệp – thực phẩm – môi trường.
- Khi theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị nền tảng kiến thức vững chắc về lĩnh vực sinh học, kỹ thuật và công nghệ. Đồng thời, những kiến thức chuyên sâu như:
- Sinh học thực nghiệm.
- Sinh học phân tử.
- Công nghệ lên men vi sinh vật.
- Kỹ thuật nuôi cấy mô động và thực vật ứng dụng.
- Công nghệ sản xuất sinh dược phẩm.
- Các chỉ tiêu vi sinh và ứng dụng trong lĩnh vực môi trường
Trong quá trình đào tạo, sinh viên theo học ngành công nghệ sinh học sẽ thành thạo các phương pháp thí nghiệm hiện đại. Bên cạnh đó, sinh viên theo học ngành công nghệ sinh học sẽ được trang bị những kỹ năng thực hành nghề nghiệp khi tham gia quy trình thu thập mẫu, đo đạc và tổng hợp, phân tích các số liệu và sử dụng các phương pháp thí nghiệm hiện đại có tính ứng dụng cao.
Các chuyên ngành công nghệ sinh học
Ngành công nghệ sinh học được chia thành nhiều chuyên ngành như:
- Công nghệ vi sinh
- Công nghệ tế bào
- Công nghệ mô – protein – enzyme và kỹ thuật di truyền
- Công nghệ sinh học nông nghiệp
- Công nghệ sinh học y dược
- Công nghệ sinh học công nghiệp
- Công nghệ sinh học nông nghiệp
- Công nghệ sinh học chăn nuôi, thú y
- Công nghệ sinh học môi trường
- Công nghệ sinh học thực phẩm
- Công nghệ sinh học y dược
- Công nghệ tin – sinh học
Mã ngành và các khối thi – tổ hợp xét tuyển ngành công nghệ sinh học
Mã ngành công nghệ sinh học: 7420201
Các bạn trẻ muốn theo học ngành công nghệ sinh học có thể chọn xét điểm khối – tổ hợp môn như khối A00: Toán, Lý, Hóa; A01: Toán, Lý, Tiếng Anh; A02: Toán – Lý – Sinh; B00: Toán, Hóa, Sinh; B08: Toán, Sinh, Tiếng Anh; D07: Toán, Hóa, Tiếng Anh; D08: Toán, Sinh, Tiếng Anh
Phương thức xét tuyển vào ngành công nghệ sinh học
Hiện nay, có rất nhiều trường đại học và học viện trên cả nước tuyển sinh và đào tạo ngành Công nghệ sinh học với nhiều phương thức tuyển sinh khác nhau. Để xét tuyển vào ngành công nghệ sinh học bạn có thể chọn một trong những phương thức xét tuyển phù hợp với năng lực bản thân sau:
1: Kết quả kỳ thi THPT Quốc gia
2: Khối thi – tổ hợp 3 môn học bạ lớp 12
3: Điểm trung bình chung của (Học kì 1 + Học kì 2 lớp 11) + Học kì 1 lớp 12
4: Điểm trung bình chung học bạ lớp 12
5: Điểm kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia
6: Xét tuyển thẳng Đại học
Các trường đào tạo ngành công nghệ sinh học hàng đầu hiện nay
Tiêu chí chọn trường phù hợp
Một trường đại học hay học viện đào tạo ngành công nghệ sinh học tốt nhất phải đảm bảo những tiêu chí cần thiết như:
- Phù hợp với sở thích, tính cách và năng lực của bản thân.
- Môi trường học tập thoải mái, dễ dàng hòa nhập với văn hóa chung của trường.
- Đảm bảo chất lượng đào tạo với đội ngũ giảng viên tham gia quá trình giảng dạy chuyên môn ngành.
- Cơ sở vật chất cần trang bị đầy đủ các trang, thiết bị để phục vụ cho quá trình học tập và thực hành.
- Chương trình đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, đúng trọng tâm ngành.
- Các quyền lợi mà nhà trường cung cấp cho sinh viên như ký túc xá, học bổng, miễn giảm học phí, đặc biệt là chính sách hỗ trợ giới thiệu việc làm phù hợp cho sinh viên tốt nghiệp tại trường,…
- Chất lượng đầu ra qua tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp thành công và làm đúng ngành công nghệ sinh học.
Các trường đào tạo ngành công nghệ sinh học
Hiện nay, nước ta đang có nhiều trường đại học và học viện đào tạo ngành công nghệ sinh học uy tín như:
- Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội (QHT)
- Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP HCM (QST)
- Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Hà Nội (BKA)
- Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP HCM (QSB)
- Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP HCM (QSQ)
- Đại học Nông lâm TP HCM (NLS)
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam (HVN)
- Đại học Mở TP HCM (MBS)
- Đại học Mở Hà Nội (MHN)
- Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (KCN)
- Đại học Cần Thơ (TCT)
- Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng (DDK)
Tham khảo điểm chuẩn công nghệ sinh học cập nhật mới nhất
Dưới đây, Việc Làm 24h sẽ liệt kê các tổ hợp môn xét tuyển sinh và điểm chuẩn ngành công nghệ sinh học mới nhất 2021 – 2022.
STT | Tên trường | Tên ngành | Tổ hợp môn | Điểm chuẩn 2021 | Nguồn |
1 | Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội (QHT) | Công nghệ sinh học | A00; A02; B00; D08 | 24.4 | Tại đây |
2 | Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP HCM (QST) | Công nghệ sinh học | A02; B00; B08; | 25.5 | Tại đây |
3 | Đại học Bách khoa Hà Nội (BKA) | Kỹ thuật sinh học | A00; B00 | 25.34 | Tại đây |
4 | Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP HCM (QSB) | Công nghệ sinh học | A00; B00; D07 | 26.3 | Tại đây |
5 | Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP HCM (QSQ) | Công nghệ sinh học | A00; B00; B08; D07 | 20 | Tại đây |
6 | Đại học Nông lâm TP HCM (NLS) | Công nghệ sinh học | A00; A02; B00 | 22.75 | Tại đây |
7 | Học viện Nông nghiệp Việt Nam (HVN) | Công nghệ sinh học | A00; D01 | 17 | Tại đây |
8 | Đại học Mở TP HCM (MBS) | Công nghệ sinh học | A00; A02; B00; D07 | 16 | Tại đây |
9 | Đại học Mở TP Hà Nội (MHN) | Công nghệ sinh học | A00; B00; D07 | 16 | Tại đây |
10 | Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (KCN) | Công nghệ sinh học nông, y dược | A00; B00; A02 D08 | 22.5 | Tại đây |
11 | Đại học Cần Thơ (TCT) | Công nghệ sinh học | A00; B00; B08; D07 | 24.5 | Tại đây |
12 | Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng (DDK) | Công nghệ sinh học | A00; B00; D07 | 24 | Tại đây |
Ngành công nghệ sinh học ra làm gì để dễ xin việc?
Khi chọn theo học ngành công nghệ sinh học, các bạn trẻ thường băn khoăn ngành công nghệ sinh học ra làm gì để dễ xin việc và có mức thu nhập cao. Hiện nay, công nghệ sinh học đang là một trong những ngành có triển vọng phát triển, với cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn khi đảm nhận nhiều vị trí công việc thuộc nhiều lĩnh vực như:
- Chuyên viên kỹ thuật, quản lý và kiểm nghiệm chất lượng tại các đơn vị sản xuất công nghệ sinh học, nông – lâm – ngư nghiệp, y dược, khoa học hình sự hoặc lĩnh vực công nghiệp nhẹ.
- Chuyên viên nghiên cứu, sản xuất, kiểm soát và đảm bảo chất lượng các sản phẩm công nghệ sinh học; làm việc tại các công ty dược phẩm, thực phẩm, công nghiệp, nông nghiệp, y tế
- Kỹ thuật viên xét nghiệm tại các trung tâm, bệnh viện, phòng khám chuyên xét nghiệm tế bào gốc, vi sinh – sinh hóa, sinh học – di truyền và hỗ trợ sinh sản
- Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm tại các tổ chức đo lường công nghệ sinh học hay các cơ quan quản lý sinh học và công nghệ sinh học của các ngành theo cấp địa phương như bộ, sở, phòng… đến các cấp trung tâm, tỉnh, thành phố, quận, huyện.
- Giảng viên giảng dạy tại các trường đại học, trung tâm, viện nghiên cứu hoặc các công ty về sinh học, công nghệ sinh học.
- Giảng viên giảng dạy môn sinh học hoặc các môn sinh học thực nghiệm và môn công nghệ sinh học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trường THPT.
- Nghiên cứu viên các lĩnh vực sinh học hay sinh học thực nghiệm và công nghệ sinh học tại các trung tâm, cơ quan, viện nghiên cứu của các bộ, ngành,… hoặc các trường đại học và cao đẳng đào tạo lĩnh vực này.
- Nhân viên tư vấn, hỗ trợ, tiếp thị marketing, kinh doanh,… làm việc ở các công ty, doanh nghiệp sản xuất trang – thiết bị máy móc, sản phẩm công nghệ sinh học như sinh học, nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp, y tế, môi trường.
- Khởi nghiệp mở trang trại hoặc thành lập công ty sản xuất phân bón, phân phối thiết bị y tế, lập bản đồ gen, cung cấp giải pháp cải thiện môi trường,…
Mức lương ngành công nghệ thông sinh học
Mức lương ngành công nghệ sinh học hiện nay dao động từ 8 – 20 triệu tùy vị trí làm việc và kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn.
Những tố chất cần thiết khi chọn theo học ngành công nghệ sinh học
Trước tiên, ngành công nghệ sinh học chắc chắn sẽ là một ngành phù hợp với các bạn học tốt các môn tự nhiên như Toán – Sinh – Hoá, nhất là Sinh học. Hơn thế nữa, các bạn trẻ cần có niềm đam mê với lĩnh vực khoa học và công nghệ để đi sâu nghiên cứu ngành. Vốn dĩ, bản chất của ngành công nghệ sinh học cũng thuộc lĩnh vực khoa học khi sử dụng các thiết bị khoa học kỹ thuật hiện đại để thúc đẩy quá trình nghiên cứu. Vì thế, có sự say mê với khoa học công nghệ sẽ là một bước đệm giúp các bạn có động lực trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Ngành công nghệ sinh học đòi hỏi sinh viên phải biết ngoại ngữ và thành thạo sử dụng các phần mềm tin học để phục vụ mục đích tra cứu các tài liệu chuyên môn. Từ đó sử kỹ năng tư duy logic để thống kê và phân tích kiến thức chuyên môn ngành để giúp ích cho quá trình học tập và nghiên cứu ngành.
Ngoài niềm đam mê và yêu thích ngành, các bạn trẻ cần có cho mình những tố chất cần thiết như nhẫn nại, kiên trì và siêng năng để có thể chịu áp lực trong học tập. Nhờ đó, luôn giữ được sự nhiệt huyết trong quá trình học tập và tích luỹ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn.
Kết luận
Chắc chắn rằng, học công nghệ sinh học ra làm gì đã không còn là một câu hỏi khó khi các bạn dành thời gian theo dõi bài viết này của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h. Mong rằng, qua những thông tin hữu ích trên, các bạn trẻ sẽ có nền tảng kiến thức vững chắc về ngành công nghệ sinh học, cách xem điểm chuẩn ngành công nghệ sinh học của các trường đại học đào tạo trọng điểm,… Đặc biệt là học ngành công nghệ thực phẩm ra làm gì để đảm bảo mức thu nhập hấp dẫn cũng như gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp khi chọn theo đuổi nghề này.