Ngành điện tử viễn thông là ngành gì, điểm chuẩn ra sao?

Nếu bạn đam mê kỹ thuật, công nghệ và muốn đóng góp vào sự phát triển của ngành Điện tử Viễn thông, hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu ngành Điện tử Viễn thông là gì, ngành Điện tử Viễn thông học trường nào, ngành ra trường làm gì và mức lương của ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông qua bài viết dưới đây nhé!

Ngành Điện tử Viễn thông là gì?

Đây là một trong những ngành mũi nhọn trong cuộc Cách mạng công nghiệp hiện đại. Với vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu, phát triển và vận hành các hệ thống điện tử và viễn thông, ngành Điện tử Viễn thông đang thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ đam mê kỹ thuật, công nghệ và muốn theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến. 

Ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông là lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế, phát triển, vận hành và ứng dụng các kỹ thuật, công nghệ hiện đại để tạo nên các thiết bị truyền thông, điện tử, cáp, như máy tính, điện thoại di động, tivi, các mạch điều khiển, hệ thống nhúng,… Ngành Điện tử Viễn thông giúp con người xây dựng mạng lưới thông tin liên lạc toàn cầu. Sự phát triển của ngành giúp xây dựng các hệ thống giao tiếp tự động giữa con người và máy trở nên thân thiện hơn, đồng thời xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển các thiết bị, ứng dụng công nghệ nhanh chóng. 

Ngành Điện tử Viễn thông học gì?

ngành điện tử viễn thông
Ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông học gì?

Hiện nay, chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông kéo dài 4 năm với bằng cử nhân và 5 năm với bằng tích hợp Cử nhân – Kỹ sư.

Sinh viên theo học ngành sẽ được trang bị những kiến thức như sau:

  • Tiếp cận các lĩnh vực thuộc ngành Điện tử Viễn thông tiên tiến nhất.
  • Kiến thức về hệ thống thông tin, truyền thông, tích hợp hệ thống.
  • Nắm bắt quá trình hoạt động của mạng truyền thông hiện đại. 
  • Nắm vững các phương pháp và công cụ để phân tích, thiết kế, phát triển, vận hành, nâng cấp và cải thiện mạng, hệ thống, thiết bị viễn thông.
  • Khả năng quản lý, ứng dụng và chế tạo công nghệ truyền thông vào các lĩnh vực, các ngành nghề khác nhau.

Hiện nay, ngành được chia thành các chuyên ngành sau: 

Chuyên ngành Mạng và dịch vụ Internet: Triển khai và phát triển các giải pháp, ứng dụng truyền thông trên những nền tảng mạng viễn thông, Internet. Sinh viên có khả năng vận dụng kỹ năng lập trình để phát triển các phần mềm, ứng dụng viễn thông.

Chuyên ngành Thông tin vô tuyến và di động: Triển khai và phát triển các sản phẩm, ứng dụng truyền thông trên những nền tảng công nghệ vô tuyến, mạng di động. Sinh viên có khả năng vận dụng kỹ năng lập trình để phát triển các phần mềm, ứng dụng di động.

Chuyên ngành Hệ thống IoT: Triển khai và phát triển sản phẩm, giải pháp, ứng dụng truyền thông trên những nền tảng mạng Internet, hệ thống IoT. Sinh viên có khả năng vận dụng kỹ năng lập trình để phát triển các phần mềm, ứng dụng IoT.

Ngành Điện tử Viễn thông thi khối nào, mã ngành ra sao?

ngành điện tử viễn thông
Ngành Điện tử Viễn thông học trường nào, thi khối nào, điểm chuẩn ra sao? 

Ngành Điện tử Viễn thông thường được xét tuyển với tên ngành là Kỹ thuật Điện tử Viễn thông hoặc Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Viễn thông

Mã ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông: 7520207.

Các tổ hợp môn thường được chọn xét tuyển ngành Điện tử Viễn thông bao gồm: 

A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)

A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)

B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)

C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lý)

D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)

D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)

D28 (Toán, Vật lý, Tiếng Nhật)

D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)

K01 (Toán, Khoa học tự nhiên, Đọc hiểu)

Xem thêm: Học ngành tự động hóa ra làm gì, có dễ kiếm việc không?

Ngành Điện tử Viễn thông học trường nào, điểm chuẩn ra sao?

1. Điểm chuẩn các trường đào tạo ngành khu vực phía Bắc

STT Tên trường Tên ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn 2022
1 Đại học Bách khoa Hà Nội (BKA) Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông A00; A01 24.5
Hệ thống nhúng thông minh và IoT (CT tiên tiến) A00; A01; D28 24.14
2 Học viện Kỹ thuật mật mã (KMA) Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông A00; A01; D90 25.1
3 Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (phía Bắc) (BVH) Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông A00; A01 25.6
4 Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội (QHI) Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – viễn thông A00; A01; D01 23 (Tiếng Anh trong kỳ thi THPT >6 điểm)
5 Đại học Công nghiệp Hà Nội (DCN) Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – viễn thông A00; A01 23.05 (Toán>7.8; Toán = 7.88 và NV≤2)
6 Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (DKK) Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – viễn thông A00; A01; C01; D01 21.8
7 Đại học Mở Hà Nội (MHN) Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – viễn thông A00; A01;
C00; D01
22.5 (Toán: 7.6; NV: 6)
8 Đại học Điện lực (DDL) Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – viễn thông A00; A01; D01; D07 23.5
9 Đại học Hàng hải Việt Nam (HHA) Điện tử Viễn thông A00; A01; C01; D01 23
10 Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải (GTA) Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – viễn thông A00; A01; D01; D07 23.8 (Thứ tự nguyện vọng <=4)

Nguồn tra cứu điểm chuẩn Tại đây.

2. Điểm chuẩn các trường đào tạo khu vực phía Trung

STT Tên trường Tên ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn 2022
1 Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng (DDK) Kỹ thuật Điện tử – viễn thông A00; A01 23.5
2 Đại học Vinh (TDV) Kỹ thuật Điện tử – viễn thông A00;
A01; B00; D01
17
3 Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh (SKV) Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – viễn thông A00; A01; B00; D01 16
4 Đại học Khoa học – Đại học Huế (DHT) Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – viễn thông A00; A01; D07 15
5 Đại học Quy Nhơn (DQN) Kỹ thuật Điện tử – viễn thông A00; A01; K01 15

Nguồn:

Tra cứu điểm chuẩn Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng (DDK) tại đây.

Tra cứu điểm chuẩn Đại học Vinh (TDV) tại đây.

Tra cứu điểm chuẩn Đại học Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh (SKV) tại đây.

Tra cứu điểm chuẩn Đại học Đại học Khoa học – Đại học Huế (DHT) tại đây.

Tra cứu điểm chuẩn Đại học Đại học Quy Nhơn (DQN) tại đây.

3. Điểm chuẩn các trường đào tạo khu vực phía Nam

STT Tên trường Tên ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn 2022
1 Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM (QSB) Kỹ thuật Điện tử – viễn thông A00; A01 60 (phương thức kết hợp)
2 Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – BVS Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – viễn thông A00; A01 21 (Thứ tự nguyện vọng <= 3)
3 Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM (SPK) Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – viễn thông A00; A01; D01; D90 23.75
Hệ thống nhúng và IoT A00; A01; D01; D90 24.75
4 Đại học Sài Gòn (SGD) Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – viễn thông A00 22.55
Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – viễn thông A01 21.55
5 Đại học Tôn Đức Thắng (DTT) Kỹ thuật Điện tử – viễn thông A00; A01; C01 29.5
6 Đại học Văn Hiến (DVH) Kỹ thuật Điện tử – viễn thông A00; A01;
C01;D01
21.35
7 Đại học Công nghệ TP.HCM – HUTECH (DKC) Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – viễn thông A00; A01; C01; D01 17
8 Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM (SPK) Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – viễn thông A00; A01 15
9 Học viện Hàng không Việt Nam (HHK) Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – viễn thông A00; A01; D07; D90 17
10 Đại học Cần Thơ (TCT) Kỹ thuật Điện tử – viễn thông A00; A01 23.4

Nguồn:

Tra cứu điểm chuẩn Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM (QSB) tại đây.

Tra cứu điểm chuẩn Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – BVS tại đây.

Tra cứu điểm chuẩn Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM (SPK) tại đây.

Tra cứu điểm chuẩn Đại học Sài Gòn (SGD) tại đây.

Tra cứu điểm chuẩn Đại học Tôn Đức Thắng (DTT) tại đây.

Tra cứu điểm chuẩn Đại học Văn Hiến (DVH) tại đây.

Tra cứu điểm chuẩn Đại học Công nghệ TP.HCM – HUTECH (DKC) tại đây.

Tra cứu điểm chuẩn Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM (SPK) tại đây.

Tra cứu điểm chuẩn Học viện Hàng không Việt Nam (HHK) tại đây.

Tra cứu điểm chuẩn Đại học Cần Thơ (TCT) tại đây.

Học ngành Điện tử Viễn thông ra trường làm gì?

ngành điện tử viễn thông
Ngành Điện tử Viễn thông ra trường làm gì?

Tỷ lệ cử nhân tốt nghiệp ngành có việc làm lên đến 90%. Với tốc độ phát triển công nghệ nhanh chóng hiện nay, các bạn có thể đảm nhiệm các công việc thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau tại các doanh nghiệp, tập đoàn lớn như:

  • Kỹ sư thiết kế tối ưu, quản lý, giám sát và vận hành hệ thống mạng viễn thông tại các doanh nghiệp sở hữu, khai thác hạ tầng truyền thông.
  • Kỹ sư thiết kế và viết phần mềm máy tính hoặc các thiết bị thông minh như điện thoại di động, xe ô tô, robot,…
  • Kỹ sư phát triển ứng dụng trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet, các tổ chức và doanh nghiệp ứng dụng hệ thống mạng và dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin.
  • Kỹ sư thiết kế và kiểm thử vi mạch.
  • Kỹ sư làm việc trong lĩnh vực bán dẫn hoặc công nghệ vật liệu điện tử tiên tiến.
  • Kỹ sư thiết kế, chế tạo và vận hành các thiết bị y tế, hệ thống thông tin y tế, hệ thống đa phương tiện, hệ thống điện tử hàng không vũ trụ.
  • Chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành và điều hành kỹ thuật tại đài truyền hình, đài phát thanh, công ty tư vấn thiết kế mạng viễn thông hoặc công ty thiết kế sản xuất vi mạch.
  • Chuyên viên thiết kế, quy hoạch và tối ưu mạng tại các công ty viễn thông hoặc điện tử – viễn thông.
  • Chuyên viên thiết kế truyền dẫn, vận hành và bảo trì làm việc tại các công ty điện tử – viễn thông hoặc công ty sản xuất phần mềm di động.
  • Chuyên gia kỹ thuật tại các doanh nghiệp triển khai hệ thống ICT trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
  • Cán bộ giảng dạy trong các viện nghiên cứu, trường đào tạo ngành điện tử – viễn thông…

Ngoài các công ty hàng đầu về lĩnh vực Điện tử Viễn thông như Viettel, VNPT, FPT,… các bạn có thể làm việc tại các lĩnh vực sử dụng hạ tầng mạng viễn thông và máy tính khác như quốc phòng – an ninh, điện lực, ngân hàng, giao thông,… 

Xem thêm: Để không lỗi thời, bỏ túi ngay 10 ứng dụng AI hỗ trợ công việc cực tốt

Lương của ngành có cao không?

ngành điện tử viễn thông
Mức lương ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông có cao không?

Hiện nay, mức lương của ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông tương đối cao, dao động từ 9 – 15 triệu đồng/tháng. Mức lương này có thể lên đến hàng chục triệu đồng đối với các vị trí quản lý làm việc tại các công ty đa quốc gia, tuy nhiên mức lương này còn dựa vào tính chất công việc, kinh nghiệm, năng lực chuyên môn và quy mô doanh nghiệp. 

Đâu là tố chất giúp bạn tỏa sáng với ngành

Điện tử Viễn thông là lĩnh vực luôn thay đổi và phát triển không ngừng, với khối lượng công việc nhiều và phức tạp, những tố chất quan trọng dưới đây sẽ giúp bạn phát triển sự nghiệp trong ngành Điện tử Viễn thông:

  • Đam mê công nghệ thông tin.
  • Khả năng phân tích, tổng hợp và giải quyết các bài toán kỹ thuật.
  • Tư duy độc lập, linh hoạt và sáng tạo.
  • Kỹ năng thiết kế, lắp đặt và vận hành các thiết bị, hệ thống Điện tử Viễn thông.
  • Tinh thần ham học hỏi, siêng năng và thái độ nghiêm túc trong công việc. 
  • Tính kiên trì, nhẫn nại, cẩn thận, tỉ mỉ và tinh thần trách nhiệm cao.
  • Kỹ năng làm việc nhóm, chủ động kết nối với mọi người xung quanh để hoàn thành tốt công việc. 
  • Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả.
  • Sử dụng kỹ năng thành thạo ngoại ngữ là một lợi thế.

Kết luận

Với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và viễn thông, ngành Điện tử Viễn thông đang mở ra rất nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn và tiềm năng phát triển lớn cho các bạn sinh viên theo đuổi ngành này. Hy vọng những thông tin hữu ích mà Việc Làm 24h chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành Điện tử Viễn thông, trau dồi cơ hội trở thành chuyên gia Điện tử Viễn thông giàu kinh nghiệm và đóng góp vào sự phát triển của đất nước.

Bên cạnh đó, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV thực tập hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

Xem thêm: Ngành IT là gì? Giải đáp mọi thắc mắc và định hướng nghề nghiệp cho dân IT

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục