Ngành giao thông vận tải học trường nào, mức lương có cao không?

Ngành giao thông vận tải là một lĩnh vực không thể thiếu trong việc kết nối và vận chuyển hàng hóa, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội hiện đại, phát triển. Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực ngày càng gia tăng của ngành này, nhiều trường đã xây dựng chương trình đào tạo chuyên sâu ngành giao thông vận tải. Vậy ngành giao thông vận tải học gì, học trường nào, điểm chuẩn ra sao? Học giao thông vận tải ra làm gì? Mức lương có cao không? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu tổng quan ngành qua bài viết dưới đây nhé!

Ngành giao thông vận tải là gì?

ngành giao thông vận tải
Ngành giao thông vận tải được nhiều bạn trẻ quan tâm khi còn ngồi trên ghế nhà trường

Giao thông vận tải là ngành sản xuất vật chất đặc biệt, vừa tham gia trực tiếp vào quá trình tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội khi thực hiện nhiệm vụ của mình, vừa giữ cho mạch giao thông cả nước luôn được kết nối và thông suốt. 

Hiện nay, có 5 loại hình giao thông vận tải cơ bản: 

  • Vận tải đường sắt
  • Vận tải đường bộ
  • Vận tải đường thủy
  • Vận tải hàng không
  • Vận tải bằng đường ống vận chuyển nhiên liệu hoặc nguyên liệu rời.

Ngành giao thông vận tải học gì?

Khi theo học ngành, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức về giao thông và các loại hình vận tải, chẳng hạn như:

  • Kỹ thuật xây dựng cầu – đường bộ 
  • Kỹ thuật xây dựng đường sắt 
  • Kỹ thuật xây dựng đường ô tô và sân bay
  • Kỹ thuật xây dựng công trình thủy
  • Quản lý xây dựng trong giao thông vận tải 
  • Kinh tế xây dựng công trình giao thông
  • Kinh tế quản lý khai thác cầu đường

Dựa trên nhu cầu thực tiễn là phát triển toàn diện lĩnh vực giao thông vận tải, hiện nay, các trường đào tạo đã phối hợp và tổ chức đào tạo các các lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử, kinh tế, cơ khí,… thành những chuyên ngành đặc thù của ngành giao thông vận tải. Tuỳ vào chương trình đào tạo mà các trường chia ngành thành các chuyên ngành chuyên sâu, bao gồm:

  • Chuyên ngành quản lý xây dựng
  • Chuyên ngành kỹ thuật xây dựng công trình thuỷ
  • Khoa vận tải – kinh tế 
  • Khoa môi trường và an toàn giao thông
  • Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
  • Điều khiển quá trình vận tải
  • Khai thác và quản lý đường sắt đô thị
  • Tổ chức quản lý khai thác cảng hàng không

Ngành giao thông vận tải thi khối nào?

Các tổ hợp môn thường được chọn xét tuyển ngành:

A00 (Toán – Vật lý – Hóa học)

A01 (Toán – Vật lý – Tiếng Anh)

D01 (Toán – Văn – Tiếng Anh)

D07  (Toán – Hóa học – Tiếng Anh)

Ngành giao thông vận tải học trường nào?

ngành giao thông vận tải
Nhiều bạn quan tâm ngành giao thông vận tải học trường nào?

Các bạn quan tâm ngành có thể theo học chương trình đào tạo của các trường sau:

Khu vực Hà Nội

  • Đại học Giao thông vận tải – Cơ sở Hà Nội
  • Đại học Xây dựng Hà Nội
  • Đại học Bách khoa Hà Nội
  • ĐH Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Kiến trúc Hà Nội
  • Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải

Khu vực TPHCM

  • Đại học Giao thông vận tải – Cơ sở TPHCM
  • Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TPHCM
  • Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TPHCM
  • Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TPHCM
  • Đại học Kiến trúc TPHCM
  • Cao Đẳng Giao Thông Vận Tải TPHCM

Học ra làm gì, cơ hội công việc ra sao?

ngành giao thông vận tải
Học ngành giao thông vận tải ra làm gì, công việc ra sao?

Với vai trò không thể thiếu trong việc thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hoá đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá – hiện đại hoá hiện nay, nhu cầu nhân lực ngành ngày càng tăng cao. Chính vì thế, ngành ngày càng được nhà nước chú trọng đầu tư phát triển, với nhiều vị trí và điều kiện làm việc đa dạng. Hơn nữa, cơ hội thăng tiến, mức lương và các chế độ đãi ngộ được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Đặc biệt là tầm quan trọng của các chuyên gia trong ngành này trong quá trình nghiên cứu, phát triển, thúc đẩy và tăng cường sức mạnh của hệ thống giao thông vận tải đất nước.

Hiện nay, ngành có nhiều vị trí làm việc đòi hỏi nghiệp vụ và điều kiện làm việc đa dạng như:

Kỹ sư kinh tế giao thông vận tải: Chuyên nghiên cứu và lập chiến lược, giải pháp, phương án phát triển kinh tế nhằm tham vấn cho ban lãnh đạo về hoạt động sản xuất kinh doanh, lập dự án đầu tư hoặc tham gia các công việc kinh doanh cụ thể.

Nhà quản trị kinh doanh giao thông vận tải: Chuyên hoạch định các chính sách và xây dựng các chiến lược, quy trình, kế hoạch tổ chức hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Kỹ sư cơ khí giao thông vận tải: Chuyên nghiên cứu, chế tạo, thiết kế, giám sát hoạt động sản xuất, khai thác, sử dụng, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng,… các loại máy móc được dùng trong ngành như máy xây dựng, máy xếp dỡ, đầu máy toa xe hoặc các phương tiện giao thông khác nhau.  

Kỹ sư xây dựng công trình giao thông: Chuyên nghiên cứu, tư vấn, thiết kế, quản lý, giám sát dự án và thi công xây dựng các công trình giao thông.

Kỹ sư điều khiển học kỹ thuật: Chuyên nghiên cứu, tư vấn, thiết kế, khai thác, sử dụng, sửa chữa hệ thống máy móc điều khiển tự động như hệ thống tín hiệu giao thông (biển báo tự động, đèn giao thông,…)

Kỹ sư quy hoạch, quản lý giao thông vận tải: Chuyên nghiên cứu, lập dự án quy hoạch, tổ chức quy trình điều hành, quản lý hoạt động giao thông vận tải trong đô thị dựa trên cơ sở phối hợp quy hoạch vùng, quốc gia.

Kỹ sư điều khiển quá trình vận tải: Chỉ huy, điều khiển, điều hành các quá trình vận tải của các phương tiện vận tải khác nhau như điều độ taxi, điều độ bay, điều độ đường sắt, chỉ huy ra vào cảng biển,…

Kỹ sư kỹ thuật môi trường: Khảo sát, điều tra, đánh giá các tác động của hoạt động giao thông vận tải đến môi trường, từ đó tư vấn phương pháp cụ thể với những người có thẩm quyền như nhà lãnh đạo hoặc ban quản lý dự án,… Đồng thời, tham gia quá trình nghiên cứu, thiết kế, lắp đặt, điều khiển, vận hành và giám sát thi công các công trình liên quan đến lĩnh vực môi trường.

Trợ giảng hoặc nhân viên nghiên cứu tại các trường đào tạo và các viện liên quan.

Xem thêm: Học kỹ sư xây dựng làm gì? Xem ngay điểm chuẩn ngành xây dựng mới nhất

Mức lương có cao không?

ngành giao thông vận tải
Mức lương của ngành giao thông vận có cao không?

Ngành mang lại cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn và thu nhập ổn định. Mức lương ngành này có thể thay đổi tùy thuộc vào vị trí công việc, trình độ học vấn và kinh nghiệm của từng cá nhân. Tuy nhiên, theo thống kê, người làm việc trong ngành này có mức lương trung bình từ 10 – 25 triệu đồng/tháng. Các vị trí quản lý cấp cao hoặc chuyên gia có thể nhận được mức lương cao hơn lên đến hàng chục triệu đồng. Để rõ hơn về mức lương của ngành, các bạn có thể tìm hiểu chi tiết trên Việc Làm 24h.

Ngành phù hợp với ai?

  • Yêu thích và học tốt các môn toán học, vật lý, vẽ kỹ thuật.
  • Kỹ năng làm việc dưới áp lực lớn và cường độ cao.
  • Tính cẩn thận, tỉ mỉ, có trách nhiệm với công việc.
  • Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm: Ngành thường liên quan đến quá trình làm việc với nhiều bên liên quan, do đó, kỹ năng giao tiếp và khả năng làm việc nhóm hiệu quả sẽ giúp quá trình tương tác và hợp tác với các đối tác khác trong ngành diễn ra suôn sẻ.
  • Sức khỏe tốt, linh hoạt: Tính chất công việc của các kỹ sư ngành giao thông vận tải khá giống như ngành xây dựng, thường phải linh động làm việc với các công trình, do đó, ngành này thường yêu cầu cao về sức khỏe. 

Kết luận

Hiện nay, ngành giao thông vận tải đang rất cần những chuyên gia, nhà quản trị, kỹ sư giỏi để hoạch định chiến lược, xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội. Với tầm quan trọng và tiềm năng phát triển của ngành giao thông vận tải, việc học tập tại các trường đào tạo uy tín trong lĩnh vực này sẽ mở ra những cơ hội sự nghiệp đầy triển vọng. Hy vọng những thông tin hữu ích mà Việc Làm 24h sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành giao thông vận tải và đưa ra quyết định nghề nghiệp đúng đắn trong tương lai.  

Xem thêm: Typo là gì, có ý nghĩa thế nào trong trình bày và thiết kế?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục