Bạn ưa chuộng các hoạt động hướng đến cộng đồng? Việc tìm hiểu, nghiên cứu về các mối quan hệ và thể chế xã hội là niềm đam mê của bạn? Nếu đang sở hữu những tố chất này, bạn chính là “ứng viên sáng giá” đối với ngành xã hội học. Vậy ngành xã hội học là gì? Mức lương ra sao? Học ngành xã hội học ra làm gì? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu chi tiết về ngành học này qua bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu đôi nét về ngành xã hội học
Ngành xã hội học là gì?
Ngành xã hội học (Sociology) là ngành nghiên cứu khoa học về xã hội, hành vi con người và các mối quan hệ xã hội. Mục tiêu là nghiên cứu cấu trúc, thể chế và quy trình xã hội. Về bản chất, đây là những yếu tố hình thành nên sự tương tác của con người. Đồng thời, cũng tìm hiểu về mẫu hành vi, niềm tin xuất hiện từ những tương tác đó.
Khi theo đuổi, bạn cũng sẽ tìm hiểu về các yếu tố xã hội, bao gồm: chủng tộc, giới tính, giai cấp và văn hóa đối với các cá nhân, cộng đồng và cách các yếu tố góp phần vào sự bất bình đẳng cũng như thay đổi xã hội.
Ngành xã hội học có thể được áp dụng cho nhiều hiện tượng xã hội, từ các tương tác thuộc quy mô nhỏ giữa cá nhân đến những tổ chức xã hội thuộc quy mô lớn, thậm chí cả hệ thống toàn cầu.
Một số phương pháp được áp dụng bao gồm: thu thập dữ liệu định lượng và định tính, khảo sát, phỏng vấn và quan sát dân tộc học. Lĩnh vực xã hội học là liên ngành, kết hợp những hiểu biết sâu sắc từ các ngành khoa học xã hội khác như tâm lý học, nhân chủng học và khoa học chính trị.
Học xã hội có những ngành nào?
Học xã hội hay nghiên cứu xã hội là một lĩnh vực bao quát. Lĩnh vực này bao gồm hàng loạt ngành và chuyên ngành thuộc phạm vi nghiên cứu xã hội, cụ thể là:
- Xã hội học: Nghiên cứu về xã hội loài người, các mối quan hệ và những thay đổi xã hội.
- Nhân chủng học: Nghiên cứu về văn hóa, xã hội và hành vi của con người, cả quá khứ và hiện tại.
- Khoa học chính trị: Nghiên cứu về các hệ thống chính trị, chính phủ và hành vi chính trị.
- Kinh tế học: Nghiên cứu về sản xuất, phân phối và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ.
- Lịch sử: Nghiên cứu về các sự kiện trong quá khứ và tác động của chúng đối với xã hội và văn hóa.
- Địa lý: Nghiên cứu về các đặc điểm vật lý và con người của trái đất và các tương tác của chúng.
- Quan hệ quốc tế: Nghiên cứu về mối quan hệ giữa các quốc gia và cộng đồng toàn cầu.
- Nghiên cứu văn hóa: Nghiên cứu về thực hành văn hóa, phương tiện truyền thông.
- Giáo dục: Nghiên cứu về dạy -học và các yếu tố xã hội, kinh tế,chính trị ảnh hưởng đến giáo dục.
Trên đây chỉ là một vài ví dụ nổi bật trong nhiều chuyên ngành thuộc phạm vi nghiên cứu xã hội. Mỗi chuyên ngành đều có trọng tâm riêng, nhưng tất cả đều có chung mối quan tâm về việc hiểu các hiện tượng xã hội, cách thức chúng hình thành hành vi của con người.
Học ngành xã hội học cần có tố chất gì?
Được biết đến như một ngành học đóng vai trò quan trọng, gắn liền với sự phát triển của xã hội, ngành này đã thu hút rất nhiều bạn trẻ theo đuổi.
Vậy học ngành xã hội học cần có những tố chất nào?
Tư duy phản biện
Tư duy phản biện là tố chất hàng đầu khi bạn theo học ngành xã hội học. Tư duy phản biện biểu hiện qua một vài kỹ năng như đặt câu hỏi, xác định các giả định và đánh giá thông tin.
Tinh thần cởi mở
Cởi mở và không phán xét là yếu tố quan trọng trong xã hội học. Khi sở hữu tố chất này, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc nghiên cứu, tìm hiểu về con người và các nền văn hóa có thể rất khác với hiểu biết của bạn.
Giao tiếp tốt
Kỹ năng giao tiếp hiệu quả là quan trọng khi theo đuổi ngành xã hội học. Trên thực tế, các nhà xã hội học thường tiến hành nghiên cứu, viết báo cáo và trình bày những phát hiện của họ cho nhiều đối tượng khác nhau. Vì vậy, khi có kỹ năng giao tiếp, bạn sẽ thuận tiện hơn trong việc trình bày, giải đáp và trả lời câu hỏi.
Tò mò
Tính tò mò, ham học hỏi về con người, văn hóa và các hiện tượng xã hội rất quan trọng trong ngành xã hội học. Hầu hết các nhà xã hội học luôn khám phá và đặt ra rất nhiều câu hỏi về thế giới xung quanh.
Sự đồng cảm
Đồng cảm là khả năng thấu hiểu và kết nối những trải nghiệm, cảm xúc của người khác. Khi sở hữu tố chất đồng cảm, bạn sẽ dễ dàng hiểu rõ về tính phức tạp của các mối quan hệ cũng như những tương tác xã hội.
Tính khách quan
Tố chất quan trọng không kém của các nhà xã hội học là tính khách quan. Với tố chất này, người luôn giữ trạng thái công bằng, không để niềm tin hoặc cái tôi cá nhân chi phối công việc của mình.
Sáng tạo
Tư duy sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề cũng là tố chất cần thiết. Những đổi mới về tư duy, góc nhìn giúp bạn nghiên cứu và tìm hiểu về xã hội một cách thú vị, mới mẻ hơn. Từ đó, bạn có thể phát hiện ra những biến đổi hoặc các đột phá mới.
Xem thêm: Bật mí 6 cách sáng tạo trong công việc giúp mỗi ngày đi làm là một ngày vui
Ngành xã hội học ra làm gì?
Sau 4 năm “dùi mài kinh sử”, những cử nhân chuyên ngành xã hội học sẽ được trang bị đầy đủ kỹ năng, kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ vững vàng. Các sinh viên sau khi ra trường có thể làm ở các vị trí công việc khác nhau, cụ thể như:
- Nhà xã hội học: Khi trở thành nhà xã hội học, bạn có vai trò nghiên cứu và phân tích các hiện tượng, thể chế và mối quan hệ xã hội.
- Nhân viên xã hội: Nhân viên xã hội làm việc với các cá nhân, gia đình và cộng đồng giúp họ khắc phục những vấn đề về xã hội, cá nhân để cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Tư vấn viên: Tư vấn viên sẽ làm việc với những cá nhân, đội nhóm để giúp họ giải quyết các vấn đề về cảm xúc, xã hội và hành vi.
- Quản lý chương trình phi lợi nhuận: Người quản lý chương trình phi lợi nhuận sẽ tham gia giám sát các chương trình và dịch vụ giải quyết những vấn đề xã hội như: nghèo đói, vô gia cư, thiên tai,…
- Tổ chức cộng đồng: Người làm tổ chức cộng đồng hợp tác với các đội nhóm để xác định và giải quyết những vấn đề xã hội. Đồng thời, nhiệm vụ của bạn còn tạo ra những thay đổi tích cực hơn cho xã hội.
- Chuyên gia nhân sự: Các chuyên gia nhân sự giúp các tổ chức quản lý nhân viên, đảm bảo rằng người lao động được đối xử công bằng và bình đẳng.
- Nghiên cứu thị trường: Các nhà nghiên cứu thị trường áp dụng những phương pháp nghiên cứu xã hội học để thu thập và phân tích dữ liệu về hành vi, sở thích của người tiêu dùng.
- Chuyên gia quan hệ công chúng: Chuyên gia quan hệ công chúng chính là “cầu nối” truyền tải thông tin từ tổ chức đến công chúng. Đồng thời, họ còn đảm bảo danh tiếng, thương hiệu cho tổ chức.
- Nhà phân tích chính sách: Nhà phân tích chính sách làm việc cho các cơ quan chính phủ, tổ chức tư vấn và các tổ chức khác để nghiên cứu và phân tích các vấn đề xã hội và phát triển các chính sách giải quyết chúng.
- Lập kế hoạch đô thị: Các nhà quy hoạch đô thị có nhiệm vụ thiết kế, phát triển cộng đồng và các vùng lân cận. Việc này giúp thúc đẩy sự bền vững cho xã hội, môi trường.
Nhìn chung, có nhiều con đường sự nghiệp khác nhau liên quan đến xã hội học. Đồng thời, những kỹ năng và kiến thức tiếp thu từ việc nghiên cứu xã hội học có thể áp dụng cho mọi bối cảnh cũng như công việc khác nhau.
Mức lương ngành xã hội học như thế nào?
Sinh viên vừa ra trường các ngành Khoa học Xã hội, trong đó có ngành xã hội học có mức lương trung bình rơi vào khoảng 6 – 12 triệu đồng/tháng, tương đương 261 – 522 USD. Tuy nhiên, mức lương thực tế có thể thay đổi tùy theo các yếu tố khác, như nơi làm việc, kinh nghiệm, vị trí công việc, ngành, quy mô công ty,…
Nghiên cứu xã hội học có thể giúp bạn trang bị nền tảng kiến thức vững chắc. Từ đó, bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn hơn. Vì vậy, khi theo đuổi ngành học này, bạn hãy tích lũy kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng mềm để lựa chọn công việc phù hợp nhé!
Nhìn chung, ngành xã hội học là một lĩnh vực rất quan trọng trong việc nghiên cứu về con người, xã hội. Qua bài viết trên, Việc Làm 24h hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về ngành xã hội học và các thông tin liên quan đến lĩnh vực này. Chúc bạn sớm tìm được ngành học ưng ý với nguyện vọng của mình nhé!
Xem thêm: Lương tháng 13 là gì? Có phải đóng thuế thu nhập hay không?