Trở thành nhân viên phục vụ là sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ, nhất là những bạn sinh viên có nhu cầu kiếm thêm thu nhập. Nhân viên phục vụ nghe có vẻ đơn giản nhưng thực chất cũng đòi hỏi bạn phải có kỹ năng, kinh nghiệm nhất định. Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu chi tiết về công việc này qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Giới thiệu tổng quan về nhân viên phục vụ
Nhân viên phục vụ là gì?
Đây là những người có nhiệm vụ chăm sóc, quản lý khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh liên quan đến ngành dịch vụ, như nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, spa, rạp chiếu phim, sân bay, trung tâm mua sắm, salon,…
Các cửa hàng thuê nhân viên để làm nhiều đầu việc khác nhau, bao gồm: nhận đơn đặt hàng, phục vụ đồ ăn, thức uống, xử lý thanh toán, trả lời câu hỏi hoặc thắc mắc của khách hàng,…
Hiện nay, phục vụ đóng vai trò rất quan trọng đối với một cửa hàng. Họ đại diện cho “bộ mặt” của cửa hàng khi kết nối, tương tác với khách hàng. Nếu nhân viên phục vụ mang đến trải nghiệm tốt, cửa hàng sẽ nhận được sự đánh giá cao, tin tưởng từ khách hàng của mình. Ngược lại, cửa hàng có nguy cơ bị khách hàng “tẩy chay” nếu nhân viên thiếu chuyên nghiệp, cẩu thả trong phong cách phục vụ.
Một số vị trí làm phục vụ phổ biến hiện nay
Trên thực tế, ngành dịch vụ rất đa dạng về hình thức, quy mô và loại hình. Đây chính là nguyên nhân thúc đẩy nhu cầu tuyển dụng nhân viên ngày một tăng cao trên thị trường. Hiện tại, có rất nhiều vị trí làm phục vụ phù hợp với mục tiêu, định hướng của các bạn trẻ, cụ thể như sau:
- Phục vụ quán cà phê.
- Phục vụ nhà hàng.
- Phục vụ bàn.
- Phục vụ kiêm thu ngân.
- Phục vụ full time và part time.
- Giám sát nhân viên phục vụ.
- Phục vụ bếp.
- …
Để tìm kiếm công việc phục vụ theo yêu cầu, bạn có thể tham khảo hệ sinh thái việc làm của trang web Việc Làm 24h qua đường link tại đây.
Mô tả một số công việc nổi bật của nhân viên phục vụ
1. Chuẩn bị thức ăn, đồ uống
Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của nhân viên là chuẩn bị các món ăn, đồ uống theo đúng yêu cầu từ khách hàng hoặc menu của nhà hàng/quán cà phê. Nhân viên phải đảm bảo đồ ăn, thức uống được phục vụ đúng thời gian, đúng cách và chất lượng, mang lại sự hài lòng cho thực khách.
2. Đón tiếp khách hàng
Họ có vai trò chào đón khi khách hàng đến. Đồng thời, bạn cũng phải hướng dẫn thực khách đến đúng vị trí. Để tạo nên trải nghiệm tốt cho khách hàng, nhân viên cần giữ vệ sinh vị trí ngồi sạch sẽ.
3. Ghi đơn hàng
Bên cạnh tiếp đón khách hàng, bạn cũng cần ghi chú chính xác đơn đặt món. Sau đó, bạn sẽ chuyển các đơn đặt hàng đến bộ phận làm bếp hoặc quầy pha chế để chuẩn bị đồ ăn, thức uống cho thực khách.
4. Đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm
Làm việc trong ngành dịch vụ, nhất là nhà hàng, quán ăn, nhân viên phải có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh, an toàn thực phẩm. Trong quá trình phục vụ, bạn phải đảm bảo tay chân, các dụng cụ làm bếp, đựng thức ăn, đồ uống luôn sạch sẽ. Ngoài ra, bạn đừng quên sắp xếp bàn, ghế và giữ không gian xung quanh được ngăn nắp, gọn gàng.
5. Thu tiền và thanh toán
Ngoài phục vụ, một số nhân viên cũng sẽ đảm nhiệm vai trò thu và tính tiền cho khách hàng. Nhiệm vụ này rất quan trọng vì liên quan đến doanh thu, lợi nhuận của cửa hàng. Vì vậy, nếu được giao nhiệm vụ này, bạn phải luôn thận trọng, kỹ lưỡng để tránh tính toán sai, gây ảnh hưởng đến khách hàng và nơi làm việc.
6. Giải quyết khiếu nại
Trong nhiều trường hợp, họ cũng đảm nhiệm vai trò xử lý, giải quyết khiếu nại hoặc bất kỳ vấn đề nào mà khách hàng gặp phải. Khi khách hàng cảm thấy không hài lòng hoặc khó chịu, bạn cần tận tình hỏi han, tìm nguyên nhân phát sinh vấn đề để giải quyết ổn thoả.
Nhân viên phục vụ cần có những kỹ năng nào?
Kỹ năng giao tiếp
Khi có kỹ năng giao tiếp tốt, bạn có thể tương tác tốt hơn với khách hàng cũng như đồng nghiệp, cấp trên. Đồng thời, kỹ năng này cũng giúp bạn truyền đạt thông tin hiệu quả, tăng sự chuyên nghiệp và phong thái làm việc tự tin.
Kỹ năng thuyết phục, bán hàng
Một phần công việc của nhân viên phục vụ là bán sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng. Vì vậy, để trở thành nhân viên chuyên nghiệp, bạn cần trau dồi kỹ năng thuyết trình và cách bán hàng khéo léo.
Kỹ năng giải quyết vấn đề của nhân viên phục vụ
Khi phục vụ khách hàng, bạn có thể gặp phải những vấn đề phát sinh không mong muốn. Trong những trường hợp này, cần nhanh chóng tìm ra lời giải đáp hợp lý, ứng xử linh hoạt để xoa dịu khách hàng. Nếu vấn đề của khách hàng gặp phải vượt quá quyền hạn của bạn, bạn cần báo cáo ngay với quản lý hoặc chủ cửa hàng để được giải quyết kịp thời.
Kỹ năng làm việc nhóm
Một kỹ năng quan trọng để trở thành nhân viên chuyên nghiệp là làm việc nhóm. Thông thường, một cửa hàng có rất nhiều nhân viên, đòi hỏi bạn phải biết cách cư xử khéo léo, thuận lòng người trên, vừa lòng người dưới.
Xem thêm: Bỏ túi 8 kỹ năng làm việc nhóm cần phải biết để làm việc hiệu quả
Kỹ năng quản lý cảm xúc
Đây là công việc “làm dâu trăm họ”. Vì vậy, bạn không thể để cái tôi hoặc cảm xúc cá nhân làm ảnh hưởng công việc. Trên thực tế, công việc phục vụ khách hàng rất căng thẳng, đòi hỏi nhân viên phải giữ được sự bình tĩnh, chủ động trong mọi tình huống.
Xem thêm: Kiểm soát cảm xúc: Làm gì để không nổi điên nơi công sở?
Kỹ năng sử dụng công nghệ
Trong bối cảnh chuyển đổi số, việc ứng dụng công nghệ vào kinh doanh đã trở thành xu hướng tất yếu. Và ngành dịch vụ cũng thế. Chính vì thế, bạn cũng phải biết cách sử dụng các ứng dụng, phần mềm mới để cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Mức lương và thời gian làm việc
Mức lương và thời gian làm việc của nhân viên phục vụ sẽ tùy thuộc vào vị trí công việc cũng như đơn vị sử dụng lao động. Tuy nhiên, Việc Làm 24h sẽ đưa ra một số thông tin tổng quan về mức lương và thời gian làm việc của nhân viên phục vụ tại Việt Nam.
Mức lương
- Mức lương tại Việt Nam sẽ dao động từ 4 – 8 triệu đồng/tháng (tương đương khoảng 172 – 344 USD/tháng).
- Mức lương có thể tăng lên tuỳ vào kinh nghiệm, kỹ năng mềm, vị trí công việc và địa điểm làm việc. Ví dụ, phục vụ nhà hàng, khách sạn cao cấp ở các thành phố lớn như Hà Nội hoặc TP.HCM sẽ có mức lương cao hơn những khu vực khác.
Thời gian làm việc của nhân viên phục vụ
- Thời gian làm việc tại Việt Nam thường là 8 tiếng/ngày, 6 ngày/tuần.
- Trong ngành dịch vụ, thời gian làm việc có thể sẽ linh hoạt hơn. Ví dụ: làm theo ca, làm việc vào cuối tuần, làm việc vào ngày lễ.
- Nhân viên cũng có thể làm thêm giờ để cải thiện thu nhập.
Nhân viên phục vụ có cần mặc đồng phục khi làm việc không?
Việc mặc đồng phục tại các nhà hàng, quán cà phê, quán ăn,…, thường là bắt buộc và được quy định theo yêu cầu của chủ cửa hàng. Nhân viên mặc đồng phục thể hiện sự chuyên nghiệp, đồng bộ và thể hiện được phong cách, thương hiệu của doanh nghiệp.
Đồng phục thường là áo sơ mi hoặc áo polo, quần tây, chân váy, giày cao gót (nếu là nữ), giày da (nếu là nam),… Tuỳ vào quy định của một số cửa hàng, doanh nghiệp, họ cũng cần trang bị thêm phụ kiện như mũ, khăn, cà vạt,… Đồng phục sẽ có màu sắc, thiết kế khác nhau tùy vào phong cách của cửa hàng, doanh nghiệp.
Tuy nhiên, cũng có một số doanh nghiệp cho phép nhân viên mặc trang phục tự do miễn là phù hợp với môi trường làm việc, không phản cảm và gây ảnh hưởng đến khách hàng.
Đây là một trong những công việc phổ biến và được tuyển dụng rộng rãi. Tuy nhiên, nếu muốn ứng tuyển vào vị trí công việc này, bạn nên tham khảo trên các trang web việc làm uy tín, như Việc Làm 24h để tránh tình trạng bị lừa đảo. Qua bài viết trên, Việc Làm 24h hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về nghề. Chúc bạn sớm tìm được công việc ưng ý!
Xem thêm: CMO là gì? Để trở thành CMO cần những kỹ năng nào?