Thụ động là gì? 5 cách thay đổi bản thân trở nên chủ động hơn

Ở môi trường công sở, có rất nhiều kiểu người nhưng có thể được “phân loại” thành thụ động và chủ động. Trong đó, những người thụ động có thể đang tự cản đường mình đến thành công trong công việc. Thụ động là gì, làm thế nào để chủ động hơn trong công việc? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h khám phá về chủ đề này qua bài viết dưới đây.

Thụ động là gì?

Thụ động là thái độ không tự giác thực hiện bất kỳ việc gì mà phải luôn đợi người khác nhắc nhở hay có tác động từ bên ngoài. Thụ động giống như há miệng chờ sung. Những người này luôn ở trạng thái bị động, chờ đợi ai đó sắp xếp, chờ đợi vấn đề tự động được giải quyết và không mảy may quan tâm đến những người xung quanh.

Ở môi trường công sở, người thụ động sẽ không làm gì cả cho đến khi sếp giao việc, làm mọi thứ theo khuôn khổ, tiếp nhận nhiệm vụ như nghĩa vụ, không đưa ra bất kỳ ý kiến nào. Thay vì nắm quyền kiểm soát công việc, họ lại để dòng đời đưa đẩy, không nỗ lực thay đổi.

thụ động là gì
Thụ động tiếng Anh là gì? Thụ động tiếng Anh là “passive”.

Biểu hiện của người có tính thụ động là gì?

Bạn có thể dễ dàng nhận diện người thụ động trong giao tiếp, trong công việc qua những biểu hiện:

– Luôn đợi chờ người khác hay tác động bên ngoài mới bắt tay vào việc.

– Không chủ động đưa ra ý kiến, chấp nhận mọi sự sắp xếp.

– Lười biếng, không muốn thay đổi.

– Không hành động mà chỉ chờ vào vận may hay ý trời.

– Không thể hiện cảm xúc rõ ràng.

– Thiếu tự tin và mơ hồ về khả năng, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

– Thực hiện công việc theo khuôn khổ, bị động khi gặp vấn đề.

– Không chủ động phát triển bản thân.

Nguyên nhân dẫn đến tính thụ động là gì?

Tính cách của mỗi người được xây đắp từ nhiều yếu tố và sự trải nghiệm. Có nhiều nguyên nhân tạo nên tính cách thụ động, chẳng hạn như:

– Sống ở môi trường bảo bọc: Có không ít bậc cha mẹ yêu thương con cái quá mức đến nỗi luôn chiều chuộng, săn sóc như em bé. Chính điều này đã cản trở họ tự trải nghiệm và dần hình thành tính ỷ lại.

– Thất bại ở quá khứ: Ở thời điểm nào đó trong quá khứ, những người có tính thụ động đã từng cố gắng, nỗ lực không ngừng nhưng lại nhận về sự thất bại. Chính trải nghiệm này tạo ra cảm giác không được đền đáp xứng đáng, khiến họ mất niềm tin và hình thành tâm lý thụ động.

– Thiếu tự tin: Tự ti là một trong những nguyên nhân tạo ra tính thụ động. Cảm giác này khiến ta e ngại đề xuất ý kiến vì sợ bị phạm lỗi, chỉ trích trước đám đông. Do vậy, lựa chọn theo số đông là con đường an toàn nhất.

– Tư duy, thói quen: Nếu một người đã quen với việc làm theo những gì được yêu cầu mà không tự quyết định, họ dần trở nên thụ động.

– Sự phát triển của công nghệ: Mặt trái của việc phát triển công nghệ là làm con người trở nên phụ thuộc, ít động não hơn.

thụ động là gì
Nguyên nhân gây ra thụ động là gì? Trải nghiệm thất bại ở quá khứ khiến nhiều người không muốn cố gắng.

Tác hại của tính thụ động là gì?

Thụ động trong công việc có thể mang lại nhiều hậu quả tiêu cực, chẳng hạn như:

– Giảm hiệu suất làm việc: Những người thụ động thường thiếu động lực và sự cam kết trong công việc. Họ có thể trì hoãn hoặc tránh xa khỏi nhiệm vụ khó khăn, dẫn đến giảm hiệu suất.

– Thiếu sáng tạo: Tính thụ động hạn chế khả năng sáng tạo, khiến nhân viên không dám thử nghiệm những ý tưởng hoặc tìm kiếm giải pháp mới.

– Dễ gặp căng thẳng: Khi không tích cực trong công việc, người thụ động cảm thấy bị bỏ lại, không được công nhận, dẫn đến cảm giác bất mãn và căng thẳng.

– Hạn chế cơ hội phát triển: Vì không chủ động tìm kiếm cơ hội mới nên những người này sẽ tự làm chậm quá trình phát triển của bản thân cũng như khả năng thăng tiến, thậm chí mất việc.

– Gây ảnh hưởng tiêu cực cho môi trường làm việc: Tính thụ động có thể lan truyền trong môi trường làm việc, ảnh hưởng đến tinh thần và hiệu suất của toàn bộ nhóm.

Cách để khắc phục tính thụ động là gì?

Việc thay đổi bản thân để trở nên chủ động hơn không phải ngày một ngày hai mà là một quá trình cần sự kiên trì. 

1. Nhận biết vấn đề

Tự nhận biết vấn đề là một bước quan trọng trong việc khắc phục tính thụ động. Khi nhận ra mình đang mắc kẹt trong tư duy và hành vi thụ động, bạn sẽ trở nên tự tin hơn đối diện và dễ dàng tìm kiếm giải pháp.

Đồng thời, hiểu rõ về hậu quả của tính thụ động, bạn sẽ nhận ra tầm quan trọng của việc thay đổi  bản thân. Đây là một cơ hội để bạn đặt ra câu hỏi về bản thân, khám phá tiềm năng chưa được khai thác, từ đó thúc đẩy sự tiến bộ.

thụ động là gì
Tính thụ động làm giảm hiệu suất cá nhân và ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường làm việc.

2. Đặt mục tiêu và lập kế hoạch hành động

Bằng cách đề ra những mục tiêu cụ thể và có thể đo lường được, bạn sẽ tạo ra một kế hoạch chi tiết cũng như phương hướng rõ ràng cho bản thân. 

Việc này không chỉ giúp bạn tập trung vào những mục tiêu quan trọng nhất mà còn tạo ra động lực to lớn để tiến lên phía trước. Khi bạn có một kế hoạch rõ ràng với những bước cần thực hiện, bạn sẽ cảm thấy tự tin sẵn sàng đối mặt với thách thức. Ghi chép, theo dõi tiến trình cũng giúp bạn đánh giá đúng năng lực và xem xét những khía cạnh cần cải thiện để đạt được mục tiêu. 

3. Tạo thói quen tích cực

Tạo ra thói quen tích cực là một quá trình từng bước giúp bạn phát triển tính chủ động. Hãy bắt đầu tạo lịch trình làm việc cụ thể, phân chia thời gian cho các nhiệm vụ quan trọng, thiết lập mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, đặt deadline cho các nhiệm vụ.

Việc không ngừng học hỏi rất quan trọng. Bạn có thể dành thời gian đọc sách, tham gia các khóa học trực tuyến, các sự kiện và hội thảo. Điều này giúp bạn mở rộng kiến thức và nâng cao kỹ năng, từ đó tự tin, linh hoạt hơn.

Hay đơn giản là sắp xếp không gian làm việc sạch sẽ, gọn gàng, tạo điều kiện cho sự sáng tạo và tập trung cao độ. Ngoài ra, làm việc trong môi trường với những người chung mục tiêu và tinh thần làm việc tích cực sẽ giúp bạn duy trì và phát triển thói quen lành mạnh.

Xem thêm: Mẹo xây dựng thói quen kỷ luật bản thân giúp bạn trở nên ưu tú hơn mỗi ngày

4. Thực hành kỹ năng tự quản lý và chịu trách nhiệm

Thực hiện nhiệm vụ chủ động và có trách nhiệm đòi hỏi sự tự giác và kiên nhẫn. Đừng ngần ngại đối mặt với những thách thức, khó khăn, mà hãy sẵn sàng vượt qua bằng sự quyết đoán và kiên trì. Hãy nhớ rằng mỗi thành công nhỏ cũng là một bước tiến mới trong quá trình “gỡ bỏ” tính thụ động và giúp bạn phát triển hơn.

Bên cạnh đó, kỹ năng này cũng đòi hỏi khả năng tự nhận thức. Bạn có thể tự đặt câu hỏi và đánh giá lại bản thân để đảm bảo mình đang đi đúng hướng và tiến gần hơn với mục tiêu. 

5. Tìm kiếm sự hỗ trợ 

Trong hành trình phát triển bản thân, tìm kiếm sự hỗ trợ  từ người khác là không thể thiếu. Bạn có thể bắt đầu bằng việc kết nối với bạn bè, đồng nghiệp, thể hiện sự tôn trọng, sẵn lòng học hỏi và đừng ngần ngại hỏi ý kiến hoặc nhờ giúp đỡ khi cần thiết. Chấp nhận, dù là phản hồi tích cực hay tiêu cực, đều là cơ hội để bạn hiểu rõ hơn về mình.

thụ động là gì
Tìm kiếm sự hỗ trợ từ để cảm thấy không cô đơn trên hành trình thay đổi bản thân.

Bằng việc thay đổi, kiên nhẫn từng bước một, bạn sẽ thấy mình đã đến đích lúc nào không hay. Với bài viết trên, hy vọng bạn đọc đã hiểu hơn về thụ động là gì. Đừng quên theo dõi blog của Vieclam24h.vn để đón đọc những chủ đề thú vị khác nhé!

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

Xem thêm: Anhedonia là gì? Vì sao bạn làm gì cũng thấy chán?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục