Những điều không nên chia sẻ trong buổi phỏng vấn

hinh-anh-nhung-dieu-khong-nen-chia-se-trong-buoi-phong-van-1
Bạn cần lưu ý những điều không nên nói trước nhà tuyển dụng

5 điều không nên chia sẻ khi tham gia phỏng vấn xin việc

Nói xấu công ty cũ hay sếp cũ

Nếu được hỏi “Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?”, bạn nên cẩn thận khi đưa ra câu trả lời, tránh việc nói xấu công ty cũ hay sếp cũ của bạn. Phàn nàn về những người khác sẽ khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ về thái độ của bạn đối với công ty của họ nếu sau này họ tuyển dụng bạn. Và bạn cũng nên nhớ là dù nhiều hay ít, đi làm ở bất kỳ nơi nào, bạn sẽ học hỏi được một số điều và có thêm nhiều kinh nghiệm. Đừng bao giờ thể hiện những suy nghĩ tiêu cực nơi bạn làm mất điểm trước nhà tuyển dụng.

Hãy nói những câu chung chung như “Tôi đang tìm kiếm một môi trường làm việc mới” hoặc “Mục tiêu nghề nghiệp của tôi đã thay đổi” nếu bạn được hỏi chi tiết về mong muốn của bạn đối với vị trí mới.

Hỏi về mức thưởng

Những câu hỏi như “liệu tôi có được làm việc ở nhà không?” hay “kỳ nghỉ tôi sẽ được thưởng bao nhiêu?” không nên đặt ra khi bạn đang là ứng viên trong vòng phỏng vấn. Những câu hỏi như vậy sẽ khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn quan tâm đến bổng lộc nhiều hơn là đến công việc. Bạn chỉ nên hỏi như vậy nếu bạn đã trải qua một vài vòng phỏng vấn và nhà tuyển dụng thể hiện mong muốn nhận bạn vào làm việc. Trong trường hợp này, những yêu cầu như vậy cho phép bạn đưa ra quyết định liệu bạn có thật sự mong muốn nhận việc hay không.

Không thừa nhận có khuyết điểm

Nhiều ứng viên khi nhận được câu hỏi “Nhược điểm của bạn là gì?” thì ngần ngại và không chịu thừa nhận nhược điểm của mình. Câu trả lời “Tôi không có bất kỳ nhược điểm nào…” hoàn toàn không phải là câu trả lời hay, ai cũng có những điểm yếu và bạn cần có sự chuẩn bị để chia sẻ về những điểm yếu đó. Tuy nhiên nên đảm bảo rằng những điểm yếu đó không có ảnh hưởng gì đến công việc. Thừa nhận những sai lầm cũng là cách để bạn cải thiện nó sao cho có hiệu quả hơn trong những lần sau.

Phô trương về bản thân

Bạn muốn cho nhà tuyển dụng hiểu về tính cách cá nhân của mình khi nhân được câu hỏi “Hãy giới thiệu đôi chút về bản thân bạn”. Tuy nhiên bạn nên cẩn trọng để không nói quá chi tiết hoặc quá phô trương về bản thân mình. Vì đây chính là thông tin tương đối chính xác để nhà tuyển dụng có những đánh giá khách quan về con người bạn.

Những điểm mạnh của ứng viên là phẩm chất quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng dựa vào để đánh giá các ứng viên có kỹ năng và kinh nghiệm tương đương nhau. Nhưng không có nghĩa là bạn phải làm quá lên, như vậy chỉ khiến bạn mất điểm trước nhà tuyển dụng, vì vậy hãy suy nghĩ thật kĩ trước khi bạn nói bất cứ điều gì.

Tôi không có câu hỏi gì

hinh-anh-nhung-dieu-khong-nen-chia-se-trong-buoi-phong-van-2
Đặt ra câu hỏi chứng tỏ việc bạn có quan tâm đến công ty hay buổi phỏng vấn

Bạn không nên nói ra điều này vì chứng tỏ bạn chưa chuẩn bị gì cho buổi phỏng vấn này hoặc bạn không hứng thú với buổi phỏng vấn. Nên chuẩn bị vài câu hỏi về công ty để tỏ rõ bạn có tìm hiểu kỹ về công ty hoặc hỏi lại người phỏng vấn về những điều đã chia sẻ để chứng tỏ bạn rất tập trung với cuộc phỏng vấn này. Bạn nên hỏi sơ qua về vị trí bạn đang phỏng vấn nếu trúng tuyển: Mức độ, trách nhiệm của công việc.

Những thông tin trên hy vọng là sẽ giúp ích bạn trong việc chia sẽ thông tin trước nhà tuyển dụng một cách khéo léo và hợp lý. Chúc bạn thành công trong công cuộc chinh phục công việc mơ ước của mình.

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục