Dù ở vị trí cấp cao như giám đốc, quản lý hay những nhân viên nhân sự trực tiếp phỏng vấn bạn thì họ vẫn luôn mang những đặc điểm tâm lý, tính cách nhất định của con người. Vậy nếu nắm bắt được các thủ thuật tâm lý sau đây, bạn có thể nâng cao cơ hội thành công cho cuộc phỏng vấn của mình.
1. Lập lịch phỏng vấn vào khoảng 10 giờ 30 sáng thứ Ba
Theo như một nghiên cứu từ Glassdoor, thời gian tốt nhất để sắp xếp cuộc phỏng vấn là thời gian tốt nhất cho người phỏng vấn chứ không phải thời gian tốt nhất cho bạn.
Khi mà mọi việc trong tuần đã được lên kế hoạch xong và nhà tuyển dụng sẽ mang một tâm lý thoải mái để phỏng vấn bạn
Vì vậy, nếu nhà tuyển dụng cấp cho bạn một số lịch phỏng vấn linh hoạt, hãy nhớ rằng thứ 2 không phải là một lựa chọn an toàn vì đây là thời gian đình-công-đầu-tuần mà mỗi công ty đều gặp phải, 10h30 sáng thứ Ba là một lựa chọn hoàn hảo cho những bắt đầu mới, khi mà mọi việc trong tuần đã được lên kế hoạch xong và nhà tuyển dụng sẽ mang một tâm lý thoải mái để phỏng vấn bạn.
Nói chung, bạn nên tránh gặp gỡ vào sáng sớm vì người phỏng vấn của bạn vẫn có thể lo lắng cho mọi thứ cần làm trong ngày hôm đó. Bạn cũng cần chú ý tránh lịch gặp vào thời gian cuối ngày làm việc vì thời điểm này ai cũng chỉ muốn nghĩ đến những việc cần hoàn thành ở nhà mà thôi.
2. Không phỏng vấn vào cùng ngày với ứng viên mạnh nhất
Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania và Đại học Harvard, những ứng viên phỏng vấn vào cuối ngày sau một loạt những ứng viên “nặng kí” trước đó có thể sẽ bị đánh giá thấp hơn so với năng lực của họ. Mặt khác, người phỏng vấn sau các ứng cử viên yếu hơn sẽ được đánh giá cao hơn hẳn mức kỳ vọng.
Khi đã làm một thời gian dài, mạng lưới quen biết rộng, bạn hoàn toàn có thể thâm dò ai có khả năng sẽ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với bạn. Và bằng mọi cách, hãy sắp cho mình một lịch hẹn phỏng vấn không bị trùng lặp với các ứng viên “nặng kí” trên. Hãy để nhà tuyển dụng có cái nhìn trực quan về bạn, không phải trên một bàn cân mà bạn là người yếu thế.
3. Màu sắc trang phục phù hợp với tính chất công việc
Một cuộc khảo sát với các nhà quản lý và chuyên gia nhân sự cho thấy màu sắc quần áo khác nhau thể hiện những ấn tượng riêng biệt đối với từng ứng viên.
23% người được hỏi cho rằng trang phục màu xanh lam cho thấy ứng viên có tinh thần đồng đội cao, trong khi 15% nhận thấy trang phục màu đen thể hiện tiềm năng lãnh đạo và 25% trong số đó cho rằng màu da cam là màu tồi tệ nhất, những trang phục đa sắc cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp.
4. Điều chỉnh câu trả lời cho tuổi của người phỏng vấn
Người phỏng vấn từ 20 đến 30 tuổi: Trình bày những thông tin mang tính trực quan, tập trung làm nổi bật khả năng đa nhiệm trong bạn.Bạn có thể tiên đoán về người phỏng vấn và thể hiện những gì họ muốn nghe dựa trên tuổi của họ. Ở mỗi độ tuổi khác nhau, nhà tuyển dụng sẽ có những góc nhìn khác nhau trên từng câu trả lời.
Người phỏng vấn từ 30 đến 50 tuổi: Nhấn mạnh sự sáng tạo và đề cập đến sự cân bằng cuộc sống và tầm quan trọng của công việc góp phần làm nên thành công trong bạn như thế nào.
Người phỏng vấn từ 50 đến 70: Cho thấy thái độ làm việc chăm chỉ, nghiêm túc và thể hiện sự tôn trọng những thành quả đã đạt được.
Người phỏng vấn từ 70 đến 90 tuổi: Cần nói đến sự trung thành và cam kết của bạn với các công việc trước đây.
5. Tìm điểm tương đồng với người phỏng vấn
Theo “giả thuyết thu hút tương tự”, chúng ta có xu hướng thích những người có cùng điểm chung với mình. Tuy nhiên, đừng làm bản thân trở thành bản sau của người phỏng vấn. Bạn cần có cho mình những cá tính riêng và thương hiệu cá nhân giúp bạn có thể trở nên nổi bật.
6. Tương tác ngôn ngữ cơ thể với người phỏng vấn
Hiệu ứng ” tắc kè hoa ” là một hiện tượng tâm lý mô tả cách mọi người có khuynh hướng thích nhau hơn khi họ thể hiện ngôn ngữ cơ thể tương tự nhau.
Chuyên gia về ngôn ngữ cơ thể Patti Wood nói rằng, điều này giống như việc bạn đang khiêu vũ với người khác, hãy thể hiện sự nhiệt tình và quan tâm tới người đối diện nếu không bạn có thể sẽ trở thành người vô tâm và không thành thật.
7. Khen ngợi chân thành người phỏng vấn và đừng PR thái thái quá về mình
Trong một nghiên cứu từ các giáo sư tại Đại học Washington và Đại học Florida PsyBlog, những sinh viên tự làm quen với người phỏng vấn mà không vì mục đích tư lợi có nhiều khả năng được tuyển dụng hơn. Ngược lại, những sinh viên ca ngợi quá trớn về công ty và nhiệt tình quảng cáo “lố” của bản thân lại ít được đánh giá cao.
Khoảng cách giữa tự tin và tự cao chỉ cách nhau lằn chỉ. Việc bạn tự tin vào bản thân không có gì sai nhưng đừng để mọi thứ trở nên quá đà. Hãy biết đâu là giới hạn và tuân thủ những giới hạn mà bạn đặt ra cho mình.
8. Thể hiện đồng hành sự tự tin và sự tôn trọng
Adam Galinsky và Maurice Schweitzer, các giáo sư kinh doanh, tác giả cuốn sách “Người bạn và kẻ thù ” cho rằng thành công trong kinh doanh thường là vấn đề của cạnh tranh và hợp tác .
Điều này có nghĩa rằng trong một cuộc phỏng vấn việc làm, ứng viên cần phải tỏ ra tôn kính người phỏng vấn, đồng thời thể hiện sự tự tin của bản thân. Bạn tự tin rằng bạn đang chủ động dẫn dắt cuộc trò chuyện, nhưng cũng tôn trọng bạn bởi bạn đang ngưỡng mộ công việc của người phỏng vấn.
9. Hãy thẳng thắn về những điểm yếu của bạn
Nhiều người thường cho rằng khi được hỏi “Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?” chính là lúc tranh thủ chiến lược nâng điểm mạnh của bản thân bằng những câu trả lời như “Tôi là người cầu toàn” hay “Tôi thường làm việc quá sức”…
Hãy cẩn trọng. Nhà tuyển dụng thừa khả năng để nhận diện rõ những câu trả lời kiểu giả nai hay những câu than phiền kiểu khoác lác. Điều này có tác dụng ngược vô cùng tai hại. Hãy khôn ngoan hơn bằng những câu trả lời thành thật và chân thành nhất của mình.