Bất kỳ nhân viên nào khi quyết định chuyển việc đều có lý do riêng, đó có thể là một offer “thơm” hơn từ công ty đối thủ, là một cơ hội lớn hơn trong thăng tiến và phát triển,… Nhưng, cho dù là do bất cứ lý do nào, cơ sở quan trọng để một nhân viên lựa chọn có đầu quân vào một công ty mới hay không phụ thuộc vào mức lương mà công ty đó đề nghị. Vậy làm sao để có thể đàm phán được một mức lương như ý, đâu là chìa khóa giúp bạn nhận được lương cao hơn khi nhảy việc? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h khám phá qua bài viết sau!
1. Cho thấy giá trị của bạn trong buổi phỏng vấn
Khả năng đòi hỏi mức lương cao hơn dựa vào việc công ty nghĩ rằng bạn có thể mang lại bao nhiêu giá trị cho họ. Tìm hiểu về công ty và vị trí mà bạn ứng tuyển trước buổi phỏng vấn. Sử dụng công thức của Google để giải thích về những thành tích của bạn cũng như cách bạn đạt được chúng.
Công thức đó như sau: Hoàn thành [X] được đo lường bởi [Y] bằng cách làm [Z]
Nói một cách dễ hiểu, thay vì ghi một dòng “Tôi đã làm kỹ thuật viên phát triển phần mềm Android 3 năm” bạn có thể tạo ấn tượng hơn với nhà tuyển dụng bằng cách: “Tôi có 3 năm kinh nghiệm làm cho Android. Viết code và phát hành 7 phần mềm, 4 trên 7 được bán trên Google Play Store vói 4000 lượt tải về. Đó là thành quả của quá trình tự học tại nhà.”
Tiền lương tỷ lệ thuận với năng lực mà bạn có. Đó là điều hiển nhiên. Nếu như muốn nhận được một mức lương cao, hãy cho nhà tuyển dụng thấy, bạn có năng lực như thế nào ở những công ty cũ trước đây.
Xem thêm: Lương cạnh tranh là gì? Cách deal lương hiệu quả khi JD ghi lương cạnh tranh
2. Tránh đưa ra mức lương cụ thể để deal được mức lương cao hơn khi nhảy việc
“Tôi đã mất 1800$ một năm khi tự ý đưa ra mức lương mong muốn của mình trong khi công ty dự định trả cao hơn cho tôi 150$ mỗi tháng. Với 1800$ đó, tưởng tượng xem tôi đã bỏ đi bao nhiêu chai bia” – Paul chia sẻ.
Điều này rất quan trọng, vì bạn dễ thương lượng hơn khi nhà tuyển dụng không biết chính xác mức lương hiện tại và mức lương mong đợi của bạn. Nếu nhà tuyển dụng hỏi về mức lương trong cuộc phỏng vấn trực tiếp, hãy nói rằng: “Tôi chắc chắn lương không phải là vấn đề nếu như công ty thấy tôi phù hợp. Tôi đặc biệt có hứng thú làm việc XYZ tại quý công ty.” Nếu nhà tuyển dụng vẫn kiên quyết muốn biết thì hãy trả lời: “Tôi sẽ cân nhắc bất kì offer nào hợp lý.” Đây là cách lịch sự nhất để tránh câu trả lời trực tiếp.
Đôi lúc nhà tuyển dụng sẽ bắt buộc bạn phải trả lời mức lương mong đợi, vậy bạn hãy thử trả lời: “Ở vị thế nhà tuyển dụng, anh hẳn biết rõ giá trị của tôi đối với công ty.” Nếu cách này vẫn không hiệu quả thì bạn có thể đưa ra khoảng lương mong đợi: “Mức lương mong đợi của tôi nằm trong khoảng X – Y”, hãy tránh tối đa việc đưa ra một mức lương cụ thể nào đó.
Xem thêm: Bật mí 5 bí mật deal lương hiệu quả cho sinh viên mới ra trường
3. Sau khi bạn nhận được offer… hãy hỏi!
Nếu bạn là nhân viên được mời sang từ công ty đối thủ, đừng chấp nhận mức lương ấy ngay từ đầu. Khi bạn có lợi thế, hãy xem đó là công cụ giúp bạn tối đa hóa lợi ích của mình. Một công ty khi đã công nhận tài năng của một cá nhân và mời họ về, đồng nghĩa với việc họ không chấp nhất việc tiền thưởng của bạn có cao hơn 100, 200$ và những khoản trợ cấp bên ngoài như xe riêng, bảo hiểm gia đình,…cũng không nằm trong ngoại lệ.
Xem thêm: Làm sao để chứng minh bạn là ứng viên phù hợp với vị trí tuyển dụng?
Đây là bước quan trọng nhất. Nếu bạn không đòi hỏi, thương lượng, bạn sẽ mất đi lợi ích của minh. Tìm kiếm những vị trí tương tự trên website để tham khảo khoảng lương tương xứng với vị trí ứng tuyển. Nếu bạn tin rằng mức lương cao hơn khi nhảy việc thì tại sao không hỏi và thương lượng? Và nếu lợi thế đang nằm trong tay bạn, vì sao không tận dụng nó cho mình?
Đàm phán lương luôn là một trải nghiệm khó khăn nhưng vô cùng thú vị. Ở từng vị trí khác nhau, mỗi ứng viên đều có những cách riêng cho mình. Hãy đàm phán một cách thông mình vì bạn xứng đáng, đó chính là giá trị riêng của chính bạn!
Xem thêm: Bỏ túi ngay 5 cách đề nghị tăng lương khéo léo, khiến sếp không thể chối từ