B2C là gì? Bí quyết áp dụng mô hình B2C hiệu quả, cải thiện doanh số

Để doanh nghiệp phát triển đúng hướng và giữ vững vị thế trên thương trường, việc đầu tiên bạn cần làm là xác định chính xác mô hình kinh doanh mình đang áp dụng. B2C là một trong những mô hình kinh doanh phổ biến nhất hiện nay, hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện quy mô và tương tác khách hàng hiệu quả. Vậy thực chất B2C là gì? B2C là viết tắt của từ gì? Làm thế nào áp dụng mô hình B2C trong kinh doanh hiệu quả? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu nhé!

Giới thiệu tổng quan về mô hình kinh doanh B2C

Mô hình B2C là gì?

B2C là gì? B2C là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Business to Consumer (tạm dịch: mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng). Thuật ngữ này dùng để mô tả quy trình bán hàng trực tiếp giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng – những người cuối cùng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Phần lớn các doanh nghiệp đang bán sản phẩm/dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng. Đây chính là mô hình kinh doanh B2C.

b2c là gì
Mô hình B2C là mô hình kinh doanh phổ biến

Không chỉ được thực hiện theo phương thức truyền thống, việc kinh doanh theo mô hình B2C đã trở nên đa dạng hơn. Các doanh nghiệp hoặc cửa hàng chỉ cần thiết kế một kênh bán hàng trực tuyến như website, group, fanpage hay tận dụng các nền tảng mạng xã hội phổ biến (Facebook, Instagram, Zalo, TikTok,…) để kinh doanh theo mô hình B2C. Những cá nhân mua hàng ở đây đều hướng đến mục đích tiêu dùng bình thường. Nghĩa là họ không phát sinh thêm bất kỳ giao dịch tiếp theo nào. B2C được biết đến như một hình thức kinh doanh phổ biến nhất ở Việt Nam trong bối cảnh Digital Marketing ngày càng phổ biến như hiện nay.

Sales B2C là gì?

Nhân viên bán hàng B2C sẽ tiếp xúc chủ yếu với khách hàng, người tiêu dùng cuối cùng. Chính vì thế, họ có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và tìm kiếm nguồn khách hàng.

Những nhân viên kinh doanh B2C hoàn toàn có thể tự kiếm nguồn khách hàng trên các kênh thông tin cá nhân. Thông thường, các nhân viên sales B2C sẽ không làm việc quá nhiều với bộ phận Marketing của doanh nghiệp. Thay vào đó, họ chỉ thực hiện theo các chương trình mà bộ phận tiếp thị, truyền thông đề ra.

b2c là gì
Doanh nghiệp áp dụng mô hình B2C kinh doanh trực tuyến

Mô hình B2C được phân loại như thế nào?

Sau khi hiểu rõ B2C là gì, bạn cần tìm hiểu các loại hình B2C phổ biến. Nhìn chung, B2C được dùng phổ biến để chỉ các nhà bán lẻ và thị trường. Tuy nhiên, thuật ngữ này cũng có thể áp dụng cho những nhà cung cấp dịch vụ và nội dung. Mô hình B2C được phân thành 5 loại cơ bản, bao gồm:

  • Bán hàng trực tiếp.
  • Trung gian.
  • Dựa trên quảng cáo.
  • Dựa trên cộng đồng.
  • Dựa trên chi phí.

Bán hàng trực tiếp

Bán hàng trực tiếp thường được thực hiện qua các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,… Đây là phương thức kinh doanh B2C quen thuộc và phổ biến nhất ở thời điểm hiện tại.

Ở các kênh thương mại trực tuyến, khách hàng có thể mua sắm trực tiếp từ người bán. Mô hình này bao gồm các nhân tố chủ chốt như:

  • Doanh nghiệp nhỏ.
  • Cửa hàng bách hoá bán nhiều sản phẩm từ các thương hiệu khác nhau.
  • Nhà sản xuất.
b2c là gì
Mô hình B2C được phân thành nhiều loại khác nhau

Trung gian

Thay vì cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho người tiêu dùng trên website, các đơn vị thương mại điện tử thiết lập không gian mua sắm cho thị trường C2C (Customer to Customer – người tiêu dùng với người tiêu dùng) để kết nối người mua với người bán hàng độc lập. Đây là những đơn vị trung gian thường thu lợi nhuận bằng cách tính tỷ lệ phần trăm nhỏ trên mỗi lần bán từ các nhà cung cấp.

Dựa trên quảng cáo

Các đơn vị thương mại điện tử sử dụng các chiến lược thúc đẩy lưu lượng truy cập. Cụ thể là họ dùng chiến lược tiếp thị nội dung để kết nối người mua với các quảng cáo có liên quan cho sản phẩm/dịch vụ.

Dựa vào cộng đồng

Với mô hình B2C này, các doanh nghiệp sẽ xây dựng các cộng đồng trên nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau như Facebook, Zalo, TikTok, Instagram,… Những cộng đồng này hoạt động dựa trên sở thích, chủ đề mà các nhóm đối tượng tiềm năng quan tâm. Từ đó, các nhà kinh doanh theo mô hình B2C có thể dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng, quảng bá và tiếp thị sản phẩm đúng mục tiêu.

b2c là gì
Doanh nghiệp B2C kết nối với người tiêu dùng qua nhiều kênh khác nhau

Dựa trên tính phí

Ví dụ điển hình nhất khi nhắc đến mô hình B2C dựa trên tính phí là Netflix. Nền tảng này cho phép người dùng xem video, phim hoặc các chương trình giải trí chất lượng cao. Netflix cung cấp nội dung miễn phí cho người xem nhưng sẽ bị giới hạn. Để có thể trải nghiệm tất cả các thước phim chất lượng nhất, người dùng cần thanh toán theo những gói dịch vụ tính phí.

Từ ví dụ trên, bạn có thể hiểu đơn giản mô hình B2C này là việc doanh nghiệp yêu cầu người dùng phải đăng ký trả phí để đổi lấy quyền truy cập không giới hạn vào nội dung họ cung cấp. 

Tầm quan trọng của mô hình B2C

Ngoài việc hiểu rõ định nghĩa B2C là gì, bạn cũng cần tìm hiểu tầm quan trọng mà mô hình kinh doanh này mang lại cho doanh nghiệp. 

Tối ưu chi phí, cải thiện lợi nhuận

Với mô hình B2C, các doanh nghiệp có thể dễ dàng thu thập thông tin về hành vi và thói quen mua hàng của người tiêu dùng. Thông qua đó, bạn sẽ xây dựng các giải pháp phát triển sản phẩm/dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn. Việc này giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí, nhất là các khoản phí liên quan đến hàng tồn kho.

b2c là gì
Mô hình B2C mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Ngoài ra, kinh doanh theo mô hình B2C trực tuyến, doanh nghiệp sẽ không tốn tiền thuê mặt bằng hoặc chi phí vận hành. Từ đó, doanh nghiệp cũng hạn chế rủi ro, làm tăng thanh khoản cho các tài sản. Đồng thời, đây cũng là tiền đề giúp doanh nghiệp thay đổi và mở rộng quy mô kinh doanh, bán hàng.

Tăng khả năng tiếp cận, tương tác với khách hàng

Số lượng người dùng sử dụng Internet và mạng xã hội ngày càng tăng. Từ đó, nhu cầu mua sắm trực tuyến cũng trở nên phổ biến. Đây chính là cơ hội giúp doanh nghiệp B2C tiếp cận với người tiêu dùng tốt hơn. Khi áp dụng mô hình kinh doanh này, doanh nghiệp có thể tương tác trực tiếp với người dùng cuối để nắm bắt hành vi và thói quen mua sắm của họ. 

Cải thiện hiệu quả đơn hàng

Với mô hình B2C, chu kỳ bán hàng sẽ tương đối ngắn. Đồng thời, mô hình này cho phép khách hàng có thể mua sản phẩm ở bất kỳ đâu vào thời điểm nào trong ngày. Điều này đồng nghĩa với thời gian xoay vòng vốn trở nên nhanh hơn. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể cải thiện hiệu quả đơn hàng. Hầu như mọi cửa hàng trực tuyến đều nhận đơn 24/7. 

b2c là gì
Tối ưu chi phí với mô hình kinh doanh B2C

Điểm đặc trưng của thị trường B2C là gì?

Trong giai đoạn trước, khi Internet vẫn chưa bùng nổ, hầu hết các doanh nghiệp B2C sẽ tìm kiếm khách hàng và phân phối sản phẩm theo phương thức kinh doanh truyền thống. Tại thời điểm đó, việc mua sắm trực tiếp tại trung tâm thương mại, mua vé xem phim tại rạp, dùng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng hoặc quán ăn là thói quen của người tiêu dùng.Tuy nhiên, trong kỷ nguyên 4.0, sự bùng nổ của chuyển đổi số đã thúc đẩy doanh nghiệp thay đổi phương thức kinh doanh. Thay vì kinh doanh theo mô hình cũ, doanh nghiệp hiện đại dần chuyển sang việc bán hàng thông qua Internet. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tiếp cận, tương tác và ghi nhận phản hồi từ người tiêu dùng tốt hơn. Thông qua các công cụ hỗ trợ như website hoặc mạng xã hội, doanh nghiệp ngày nay đã dần thu hẹp khoảng cách với khách hàng của mình.

b2c là gì
Nhiều doanh nghiệp theo đuổi mô hình B2C

So với phương thức kinh doanh truyền thống, mô hình B2C hiện đại sở hữu những đặc điểm riêng, cụ thể như sau:

  • Người dùng cá nhân là đối tượng khách hàng chính: Đây là những người thường xuyên tìm kiếm và mua sắm trực tuyến. Mục tiêu của nhóm đối tượng này là đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hoặc sở thích cá nhân.
  • Nhà cung cấp đa dạng: Hiện nay, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể xây dựng cho mình một kênh bán hàng trực tuyến. Chỉ cần cung cấp thông tin về sản phẩm/dịch vụ lên mạng để tiếp cận khách hàng. Khi các nhà cung cấp xuất hiện ngày càng nhiều dẫn đến tính cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường thương mại điện tử B2C.
  • Người bán hàng và người tiêu dùng có thể không biết nhau: Trong mô hình B2C trực tuyến, các bên tham gia bán hàng, giao dịch không cần tiếp xúc trực tiếp với nhau. Vì vậy, người bán và người mua cũng không nhất thiết phải biết trước về nhau. 
  • Nhà cung cấp có khả năng bị thay thế: Do số lượng nhà cung cấp trên thị trường B2C cực kỳ lớn khiến cho việc duy trì các mối quan tốt đẹp giữa họ với người tiêu dùng trở nên khó khăn. Để giữ chân khách hàng, nhà cung cấp cần thường xuyên xây dựng các chiến lược Marketing – PR hấp dẫn, thu hút nếu không muốn bị thay thế bởi các đối thủ cạnh tranh. 
b2c là gì
Mô hình B2C có nhiều điểm khác biệt với phương thức kinh doanh truyền thống

Điểm khác nhau giữa mô hình B2B và B2C là gì?

B2B (Business to Business) là hình thức kinh doanh, giao dịch trực tiếp giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Cùng với B2C, B2B đã tạo nên một nền kinh tế thị trường đa dạng. Trên nhiều phương diện khác nhau, B2B và B2C có nhiều điểm hoàn toàn khác biệt. Vì vậy, nếu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, bạn cần phân biệt rõ B2B và B2C.

Về tổng thể, B2C là phương thức bán lẻ trực tiếp từ doanh nghiệp đến khách hàng. Trong khi đó, đối tượng tiềm năng của các doanh nghiệp B2B lại chính là những doanh nghiệp khác. Không những thế, hai mô hình kinh doanh này còn tồn tại nhiều điểm khác biệt nhất định.

Điểm khác nhauB2BB2C
Khối lượng sản phẩm giao dịchKhối lượng giao dịch sản phẩm/hàng hoá cực kỳ lớn.Khối lượng giao dịch nhỏ lẻ, chủ yếu đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng cho cá nhân.
Phương thức giao dịchQuy trình giao dịch khá phức tạp, cần trải qua nhiều bước trung gian, yêu cầu doanh nghiệp phải trải qua một quá trình dài để đàm phán, thương lượng giá thành và xây dựng lòng tin của khách hàng. Thời gian giao dịch B2B dài hơn.Quy trình giao dịch đơn giản, diễn ra nhanh chóng, khách hàng chỉ cần thanh toán và nhận hàng. 
Tiếp cận khách hàngYêu cầu doanh nghiệp phải có kỹ năng cao để thuyết phục khách hàng chọn mua sản phẩm/dịch vụ. Cách thức tìm kiếm khách hàng tương đối khó. Tiếp cận khách hàng với lượng data dữ liệu lớn, có tỷ lệ chuyển đổi cao. 
Giá trị thu vềDo sở hữu khối lượng giao dịch lớn nên B2B có lợi nhuận và giá trị đơn hàng lớn hơn nhiều so với B2C.Giá trị và lợi nhuận thu về nhỏ hơn rất nhiều so với mô hình B2B.
Điều kiện cải thiện giá trị thương hiệuYêu cầu xây dựng mối quan hệ dài lâu, hỗ trợ lẫn nhau. Quảng cáo và tăng cường chương trình khuyến mại.
b2c là gì
B2B và B2C có nhiều điểm khác biệt nhau

Bí quyết kinh doanh B2C hiệu quả

Về cơ bản, mô hình kinh doanh B2C là bước cuối cùng trong quy trình cung ứng sản phẩm, hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Mô hình này đóng vai trò cốt lõi, có khả năng tạo ra doanh thu cho các doanh nghiệp. Đồng thời, B2C cũng có sự tác động đến sự vận hành của nền kinh tế.

b2c là gì
Vậy làm thế nào để kinh doanh theo mô hình B2C chuyên nghiệp, mang lại hiệu quả cao?

Đội ngũ nhân viên kinh doanh B2C chuyên nghiệp cần trau dồi, rèn luyện những kỹ năng mềm sau để tiếp cận người tiêu dùng hiệu quả hơn:

  • Tập trung cải thiện kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống hoặc các vấn đề có thể xảy ra trong quá trình bán hàng. Người bán cần giữ tâm trạng thoải mái, mang lại cảm xúc tích cực cho người tiêu dùng. Điều này giúp người mua dễ dàng đưa ra các quyết định thanh toán.
  • Cần nắm rõ các thông tin chi tiết về sản phẩm/dịch vụ mà mình cung cấp. Có thể nói, đây là bước rất quan trọng để tạo dựng niềm tin cũng như sự lựa chọn của người dùng khi họ cần phân vân, chưa đưa ra quyết định.
  • Có kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng, nhận diện được “nỗi đau” mà họ đang gặp phải. Dựa vào đó, người bán hàng có thể tư vấn, kích thích nhu cầu mua hàng của họ. Trên thực tế, mỗi người dùng đều có khả năng trở thành khách hàng tiềm năng của bạn. Vậy nên, việc quan trọng mà bạn cần làm là khơi gợi nhu cầu mua hàng của họ. 
b2c là gì
Mô hình kinh doanh B2C giúp doanh nghiệp cải thiện doanh thu, lợi nhuận

Từ những thông tin đã cung cấp phía trên, Việc Làm 24h hy vọng bạn đã giải đáp được thắc mắc B2C là gì cũng như những nội dung xoay quanh mô hình kinh doanh này. Có thể thấy, B2C đóng vai trò cốt lõi trong việc phát triển và vận hành của nền kinh tế. Đối với doanh nghiệp, việc áp dụng mô hình B2C là phương thức làm giàu nhanh chóng, đơn giản và mang lại hiệu quả cao.

Tuy nhiên, mỗi mô hình kinh doanh đều tồn đọng các ưu điểm và hạn chế riêng. Chính vì thế, trước khi bước chân vào lĩnh vực kinh doanh, bạn cần xác định rõ các mô hình vận hành mà mình theo đuổi. Việc Làm 24h chúc bạn thành công và gặt hái được thành tựu như mong đợi!

Xem thêm: Khốn đốn chốn công sở vì không biết xử lý mâu thuẫn với đồng nghiệp

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục