Kỹ sư QS là một vị trí không thể thiếu trong ngành xây dựng với vai trò thiết yếu trong việc quản lý chi phí cũng như đảm bảo các dự án xây dựng hoàn thành trong ngân sách dự kiến. Kỹ sư QS là gì, công việc cụ thể và cơ hội nghề nghiệp ra sao? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
QS là gì?
QS là viết tắt của từ Quantity Surveyor được sử dụng nhiều trong lĩnh vực xây dựng đề cập đến vị trí kỹ sư QS hay kỹ sư dự toán. Đây là những người chuyên về quản lý chi phí xây dựng và hợp đồng, đảm nhận vai trò quan trọng trong việc tính toán, quản lý cũng như kiểm soát các chi phí liên quan đến dự án xây dựng từ giai đoạn thiết kế ban đầu cho đến khi dự án hoàn thành. Kỹ sư dự toán có thể làm việc cho chủ đầu tư hoặc nhà thầu xây dựng.
Công việc cụ thể của kỹ sư QS là gì?
Để quản lý, kiểm soát chi phí nhằm đảm bảo dự án được hoàn thành trong phạm vi ngân sách và theo các tiêu chuẩn đã đề ra, công việc cụ thể của kỹ sư QS là gì?
Lập dự toán chi phí
– Phân tích bản vẽ và thông số kỹ thuật: Kỹ sư QS bắt đầu từ việc phân tích chi tiết các bản vẽ thiết kế, thông số kỹ thuật của dự án.
– Lập dự toán chi phí: Dựa trên phân tích, họ tính toán và dự toán chi phí xây dựng bao gồm nguyên vật liệu, lao động, thiết bị cũng như các chi phí khác.
– Phát triển ngân sách: Xây dựng và phát triển ngân sách dự án bao gồm các chi phí dự phòng để xử lý các biến động hoặc rủi ro có thể phát sinh.
Quản lý ngân sách
– Theo dõi chi phí: Kỹ sư QS theo dõi và kiểm soát các chi phí thực tế trong suốt quá trình thực hiện dự án để đảm bảo không vượt quá ngân sách.
– Cập nhật dự toán: Thường xuyên cập nhật và điều chỉnh dự toán chi phí dựa trên các thay đổi trong dự án.
– Theo dõi chi phí phát sinh: Giám sát các chi phí phát sinh trong quá trình xây dựng và đảm bảo chúng được kiểm soát trong phạm vi ngân sách dự kiến.
– Báo cáo tài chính: Chuẩn bị các báo cáo tài chính định kỳ để trình bày tình hình chi phí và ngân sách cho các bên liên quan.
Quản lý hợp đồng
– Soạn thảo, đàm phán hợp đồng: Kỹ sư QS thường chuẩn bị và đàm phán các hợp đồng với nhà thầu, nhà cung cấp cùng các bên liên quan khác.
– Giám sát thực hiện hợp đồng: Nhằm đảm bảo các điều khoản của hợp đồng được tuân thủ trong suốt quá trình thực hiện dự án.
– Giải quyết tranh chấp: Xử lý các tranh chấp tài chính và pháp lý phát sinh từ hợp đồng, đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan.
Đánh giá, thanh toán
– Kiểm tra công việc hoàn thành: Đánh giá công việc đã hoàn thành của nhà thầu và xác nhận tính chính xác của các yêu cầu thanh toán.
– Phê duyệt thanh toán: Phê duyệt các khoản thanh toán cho nhà thầu, nhà cung cấp dựa trên các công việc đã hoàn thành và theo các điều khoản hợp đồng.
Quản lý rủi ro
– Xác định rủi ro tài chính: Đánh giá các rủi ro tài chính có thể ảnh hưởng đến dự án.
– Phát triển kế hoạch giảm thiểu rủi ro: Đề xuất các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tài chính.
Công việc khác
– Đào tạo và phát triển: Hỗ trợ đào tạo, phát triển đội ngũ nhân viên về các kỹ năng quản lý chi phí, hợp đồng.
– Nghiên cứu thị trường: Thường xuyên tìm hiểu, cập nhật về các xu hướng, giá cả và các quy định mới trong ngành xây dựng để áp dụng vào công việc.
Sự khác nhau giữa kỹ sư QA, QC, QS là gì?
QA, QC, QS là những vị trí quen thuộc trong việc đảm bảo chất lượng, tiến độ của các dự án. Tuy nhiên công việc của 3 vị trí này là khác nhau, cụ thể là:
Tiêu chí | QS (Quantity Surveyor) | QA (Quality Assurance) | QC (Quality Control) |
Vai trò | Dự toán số lượng và chi phí xây dựng. | Cam kết chất lượng của dự án. | Kiểm soát chất lượng theo quy trình. |
Mục tiêu | Tập trung vào quản lý chi phí và ngân sách dự án, lập dự toán, quản lý hợp đồng và kiểm soát tài chính. | Tập trung vào thiết lập và duy trì các quy trình chất lượng, đảm bảo toàn bộ hệ thống và quy trình tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng. | Theo dõi, kiểm soát chất lượng của dự án trong quá trình xây dựng. |
Môi trường làm việc | Thường làm việc ở văn phòng. | Làm việc trong văn phòng và trên công trường. | Thường làm việc trực tiếp trên công trường. |
Xem thêm: QA QC là gì? Bật mí từ A đến Z các điều bạn cần biết trước khi làm QA và QC
Những kỹ năng và phẩm chất cần có của cán bộ QS
Để thành công trong vai trò này, kỹ sư QS cần sở hữu các kỹ năng, chuyên môn và phẩm chất cần thiết như:
Kỹ năng chuyên môn
– Kỹ năng tính toán và lập dự toán: Khả năng tính toán chính xác chi phí dự án dựa trên các bản vẽ, thông tin kỹ thuật và sử dụng các phần mềm dự toán.
– Hiểu biết về các tiêu chuẩn, quy định xây dựng: Nắm vững các quy định pháp luật, tiêu chuẩn kỹ thuật trong ngành để soạn thảo, quản lý và đàm phán hợp đồng.
Kỹ năng mềm
– Kỹ năng giao tiếp, đàm phán: Khả năng giao tiếp hiệu quả với các bên liên quan và đàm phán các điều khoản hợp đồng. Đồng thời còn truyền tải thông tin tài chính, chi phí rõ ràng, minh bạch.
– Kỹ năng quản lý thời gian và tổ chức công việc: Cần có kỹ năng này để đảm bảo tiến độ dự án.
– Khả năng làm việc nhóm và giải quyết vấn đề: Kỹ năng này giúp giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình xây dựng.
Phẩm chất cá nhân
– Tính chính xác, chú ý đến chi tiết: Chú trọng đến từng chi tiết nhỏ nhất và đảm bảo độ chính xác trong mọi tính toán và báo cáo.
– Tính trung thực và đạo đức nghề nghiệp: Đảm bảo rằng mọi hoạt động và quyết định đều minh bạch và tuân thủ các quy định pháp luật.
– Khả năng học hỏi, linh hoạt: Thích ứng nhanh với các thay đổi trong ngành.
– Tính kiên nhẫn và khả năng chịu áp lực: Bình tĩnh khi đối mặt với các thách thức và áp lực công việc.
Cơ hội nghề nghiệp, việc làm kỹ sư QS như thế nào?
Kỹ sư QS có cơ hội nghề nghiệp rộng mở và đa dạng trong nhiều lĩnh vực và tổ chức khác nhau. Dưới đây là một số cơ hội nghề nghiệp và nơi làm việc phổ biến cho kỹ sư QS:
1. Công ty xây dựng
– Nhà thầu chính: Ở đây kỹ sư QS chịu trách nhiệm quản lý chi phí cho các dự án xây dựng quy mô lớn, từ giai đoạn lập kế hoạch đến khi hoàn thành.
– Nhà thầu phụ: Nhà thầu phụ cũng cần kỹ sư QS để quản lý chi phí cho các phần việc cụ thể trong dự án tổng thể, chẳng hạn như điện, nước hoặc các công việc nội thất.
2. Công ty tư vấn xây dựng
– Công ty tư vấn quản lý dự án: Các công ty này cung cấp dịch vụ quản lý chi phí và dự án cho chủ đầu tư.
– Công ty tư vấn kỹ thuật: Làm việc với các kỹ sư và kiến trúc sư để đảm bảo các thiết kế, kế hoạch xây dựng được lập dự toán chính xác và quản lý hiệu quả.
3. Chủ đầu tư
Chủ đầu tư: Các công ty bất động sản và tổ chức phát triển dự án cần kỹ sư QS để quản lý, tối ưu hóa chi phí bảo trì, nâng cấp các tòa nhà, cơ sở hạ tầng bên cạnh việc đảm bảo các dự án xây dựng được hoàn thành đúng ngân sách và tiến độ.
4. Các cơ quan chính phủ và tổ chức công
Cơ quan quản lý xây dựng: Làm việc cho các cơ quan chính phủ hoặc tổ chức công cộng trong việc quản lý chi phí, kiểm soát ngân sách cho các dự án xây dựng công cộng như đường xá, cầu cống, bệnh viện và trường học.
Mức lương của kỹ QS có cao không?
Theo các khảo sát, mức lương trung bình của kỹ sư dự toán là khoảng 12.2 triệu đồng/tháng. Đối với các ứng viên mới ra trường có dưới 1 năm kinh nghiệm, mức lương thường dao động 9.5 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, với những ứng viên có từ 5 đến 9 năm kinh nghiệm, mức lương trung bình có thể đạt 15.2 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, mức lương cụ thể của công việc này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như địa điểm làm việc (thành phố lớn hay vùng nông thôn), nơi làm việc trong công ty (công ty xây dựng, tư vấn, chủ đầu tư), tính chất của dự án (dự án lớn, dự án quốc tế), trình độ năng lực và chuyên môn của từng cá nhân, kinh nghiệm làm việc trong ngành…
Do đó, mức lương của kỹ sư QS có thể dao động tùy thuộc vào các yếu tố trên và có thể khác nhau đáng kể giữa các cá nhân.
Trên đây là những thông tin tổng quan về kỹ sư QS là gì, hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu hơn về công việc này. Để tìm thông tin tuyển dụng kỹ sư QS mới nhất, hãy truy cập Vieclam24h.vn ngay nhé!
Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.
Xem thêm: Kiến trúc sư là gì? Cơ hội việc làm và mức lương như thế nào?