Quản trị website là công việc như thế nào, mức lương ra sao?

Để kinh doanh hiệu quả trong môi trường số hoá ngày nay, việc sở hữu một trang web chuyên nghiệp và hiệu quả đã trở thành yếu tố vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp cũng cần thực hiện việc quản trị website để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời giữ vững vị thế cạnh tranh trên thị trường. Vậy quản trị website là gì? Công việc của nhân viên quản trị website là gì? Tuyển quản trị website ở đâu, mức lương ra sao? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h, cùng theo dõi nhé!

quản trị website
Công việc của nhân viên quản trị website là gì?

Quản trị website là gì?

Quản trị website là quá trình quản lý, điều hành, duy trì, phát triển và tối ưu hệ thống website để đảm bảo các hoạt động trên website hiệu quả và ổn định nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng. 

Quản trị website là làm gì?

quản trị website
Công việc của nhân viên quản trị website là làm gì?

1. Quản trị và cập nhật giao diện website 

2. Lập kế hoạch nội dung website định kỳ 

3. Xây dựng kế hoạch tối ưu website

4. Quản lý đường truyền hosting và sao lưu dữ liệu

5. Triển khai kế hoạch quảng cáo website

6. Đánh giá hiệu quả quản trị website thường xuyên

Tầm quan trọng của hệ thống quản trị website 

quản trị website
Tầm quan trọng của hệ thống quản trị website là gì?

Hệ thống quản trị website giúp đảm bảo tính liên tục của website, nâng cao hiệu suất và độ tin cậy của trang web. Nếu quản trị website được thực hiện hiệu quả, website sẽ hoạt động một cách suôn sẻ và người dùng sẽ có trải nghiệm tốt hơn. Nếu quản trị website không tốt, website có thể bị lỗi, trì trệ hoặc bị tấn công bởi tin tặc, dẫn đến mất dữ liệu hoặc mất uy tín trước khách hàng. 

  • Xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp
  • Tăng hiệu quả kinh doanh và thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng.
  • Thiết lập một kênh tương tác tốt giữa khách hàng và doanh nghiệp. 
  • Quản lý thông tin và dữ liệu về khách hàng, sản phẩm, dịch vụ,… một cách tiện lợi và hiệu quả.
  • Tăng tính cạnh tranh so với các đối thủ cùng lĩnh vực trên thị trường.

Học quản trị website cơ bản: Quy trình 6 bước quản trị website bạn cần biết!

quản trị website
Học quản trị website cơ bản: Quy trình 6 bước quản trị website

1. Thiết kế website

  • Trải nghiệm người dùng (User experience – UX): UX là trải nghiệm của người dùng khi truy cập và sử dụng website, bao gồm cảm nhận về thiết kế, tính năng, thao tác, tốc độ tải trang và nội dung. Nếu website được thiết kế tốt về UX, người dùng sẽ cảm thấy dễ sử dụng, thân thiện và có trải nghiệm tốt khi truy cập.
  • Kêu gọi hành động (Call to action – CTA): CTA rõ ràng, dễ hiểu và khuyến khích người dùng hành động, có thể là các nút nhấn mua sản phẩm, đăng ký dịch vụ, tải xuống tài liệu, liên hệ với chúng tôi, và những lời kêu gọi khác như “Mua ngay”, “Đăng ký”, “Tải xuống”,… ,. Màu sắc và vị trí của CTA phải nổi bật, thuận tiện để khách hàng thực hiện.
  • Quản trị nội dung website: Nội dung phải hấp dẫn, mang lại giá trị cho người dùng và được tối ưu SEO, giúp website đạt được thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm.
  • Hình ảnh: Sử dụng hình ảnh và video để trang web trở nên sinh động và thu hút hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý chọn những hình ảnh và video phù hợp và không làm giảm tốc độ tải trang. 
  • Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate Optimization – CRO): Điều quan trọng là hiểu rõ đối tượng khách hàng mục tiêu của mình và cách họ tương tác với trang web. Chẳng hạn như thay đổi màu sắc, chỉnh sửa văn bản, cải thiện trải nghiệm người dùng và loại bỏ các rào cản khi mua hàng,… sẽ tăng khả năng chuyển đổi cho website.
  • Hình thức liên hệ: Hình thức liên hệ qua email, chatbot, điện thoại,… là cách phổ biến để thu hút khách hàng tiềm năng từ trang web.

2. Bảo trì website

  • Sao lưu dữ liệu: Bảo vệ tính toàn vẹn và đầy đủ dữ liệu website.
  • Giám sát thời gian hoạt động trang web: Theo dõi và ghi nhận thời gian website hoạt động, bao gồm cả thời gian downtime (thời gian website bị tạm ngưng hoạt động) và uptime (thời gian website hoạt động bình thường).
  • Kiểm tra trình duyệt: Kiểm tra tính tương thích của trang web trên các trình duyệt khác nhau như Google Chrome, Mozilla Firefox, Safari, Internet Explorer,… 
  • Tối ưu cơ sở dữ liệu: Mục đích là cải thiện tốc độ truy xuất dữ liệu và giảm thiểu tài nguyên hệ thống để hoạt động website. Điều này đảm bảo rằng website hoạt động nhanh hơn, có khả năng xử lý lượng truy cập lớn hơn và giảm thiểu thời gian downtime.
  • Kiểm tra trang đích (landing page): Đánh giá các yếu tố như tiêu đề trang, mô tả trang, hình ảnh, CTA,… nhằm tăng tỷ lệ chuyển đổi và hiệu quả chiến dịch quảng cáo.
  • Phân tích website: Sử dụng Google Analytics, Google Data Studio, Sisense, Zoho Reports, Domo, Infogram,… để phân tích người dùng đang tương tác với website như thế nào. 
  • Kiểm tra cập nhật chủ đề, plugin, máy chủ, CMS – hệ thống quản trị nội dung website,… 

3. SEO website

  • Tốc độ tải trang web: Kiểm tra tốc độ tải trang web bằng các công cụ như PageSpeed ​​Insights, GTMetrix, Pingdom, UpTrends,.. và xem xét cải thiện tốc độ tải trang để trang web được xếp hạng tốt hơn trên các công cụ tìm kiếm
  • Tối ưu từ khóa: Nghiên cứu và sử dụng từ khóa hợp lý trong các phần bao gồm tiêu đề, mô tả, nội dung bài đăng, thẻ meta,…giúp cho trang web được tìm thấy dễ dàng hơn.
  • Cập nhật các thuật toán: Làm thay đổi cách mà Google xác định độ ưu tiên của trang web, điều này có thể ảnh hưởng đến thứ hạng và lượng truy cập của trang web trên kết quả tìm kiếm.

 4. Hiệu suất website

quản trị website
Quản trị website căn bản là như thế nào?
  • Tốc độ tải trang: Thời gian để tải trang web càng nhanh thì trang web càng hiệu quả.
  • Thời gian phản hồi máy chủ (server response time): Thời gian máy chủ phản hồi yêu cầu của người dùng. Thời gian phản hồi nhanh giúp người dùng trải nghiệm trang web tốt hơn.
  • Thời gian tải đầu tiên (first load time): Thời gian tải nội dung đầu tiên của trang web càng ngắn thì trang web càng hấp dẫn người dùng.
  • Tối ưu hóa ảnh: Kích thước và định dạng ảnh trên trang web ảnh hưởng đến thời gian tải của trang web. Tối ưu hóa ảnh giúp tăng tốc độ tải trang web.
  • Kích thước tài nguyên (resource size): Kích thước các tài nguyên như HTML, CSS, JavaScript, hình ảnh và video cũng ảnh hưởng đến tốc độ tải trang.
  • Sử dụng bộ nhớ cache: Sử dụng cache giúp giảm thời gian tải trang web bằng cách lưu trữ các phiên bản trang web và tài nguyên trên trình duyệt của người dùng.
  • Thời gian phản hồi của trình duyệt (browser response time): Thời gian mà trình duyệt của người dùng hiển thị website.
  • Tối ưu hóa code: Tối ưu hóa code giúp giảm thời gian tải trang web bằng cách loại bỏ những phần không cần thiết của code.

 5. Bảo mật website

Việc bảo mật website bao gồm các biện pháp kỹ thuật, quản lý và giám sát để đảm bảo an toàn cho dữ liệu của người dùng, thông tin cá nhân, giao dịch tài chính và bảo vệ trang web khỏi các mối đe dọa như tấn công DDoS, lừa đảo, tin tặc, virus, mã độc, các cuộc tấn công hacking và các hình thức xâm nhập khác.

  • Cập nhật phần mềm: Việc cập nhật phần mềm giúp bảo vệ trang web khỏi các lỗ hổng bảo mật có thể bị khai thác.
  • Sử dụng mật khẩu mạnh: Việc sử dụng mật khẩu phức tạp và không sử dụng lại mật khẩu giữa các tài khoản là cách tốt nhất để bảo mật tài khoản và dữ liệu trang web.
  • Sử dụng SSL/TLS (Secure Sockets Layer/Transport Layer Security) để mã hóa thông tin giữa trình duyệt và máy chủ, đảm bảo rằng thông tin của người dùng được bảo mật trên đường truyền.
  • Giám sát và đánh giá bảo mật: Việc giám sát và đánh giá bảo mật trang web định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện và ngăn chặn các vấn đề bảo mật.
  • Phân quyền truy cập: Sử dụng phân quyền truy cập để đảm bảo rằng người dùng chỉ có thể truy cập vào những dữ liệu và chức năng mà họ được ủy quyền sử dụng.
  • Sao lưu dữ liệu thường xuyên: Việc sao lưu dữ liệu thường xuyên giúp bảo vệ dữ liệu trang web khỏi mất mát khi xảy ra sự cố hoặc bị tấn công.

6. Hỗ trợ website

  • Hỗ trợ qua email: Cung cấp địa chỉ email liên kết với trang web hoặc thông qua các biểu mẫu liên hệ trực tuyến, khách hàng có thể gửi yêu cầu hỗ trợ và nhận được câu trả lời trong thời gian nhanh nhất.
  • Hỗ trợ qua tin nhắn (chat trực tuyến): Đây là hình thức hỗ trợ trực tuyến giữa nhân viên và khách hàng thông qua tin nhắn trực tiếp trên trang web. 
  • Hỗ trợ qua điện thoại: Khách hàng có thể gọi đến số điện thoại hỗ trợ của doanh nghiệp để được giải đáp các thắc mắc liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hay các vấn đề khác.

Xem thêm: Customer Service là gì? Kỹ năng nhân viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp cần có

Tuyển nhân viên quản trị website ở đâu, mức lương ra sao?

quản trị website
Tuyển nhân viên quản trị website ở đâu, mức lương ra sao?

Các bạn có thể truy cập và tìm kiếm thông tin tuyển dụng nhân viên quản trị website như mô tả và yêu cầu công việc; mức lương; tên công ty, địa chỉ làm việc,… Đặc biệt, các bạn có thể nộp hồ sơ ứng tuyển vị trí quản trị website ngay tại Việc Làm 24h và dễ dàng theo dõi tình trạng hồ sơ, cũng như kết quả tuyển dụng dễ dàng. 

Kết luận

Trong thời đại số hóa hiện nay, quản trị website trở thành một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp. Chính vì thế mà các công việc liên quan đến quản trị website luôn được nhiều người quan tâm. Hy vọng bài viết trên của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h đã giúp các bạn hiểu rõ quản trị website là làm gì cũng như công việc của nhân viên quản trị website cơ bản. Đừng quên tìm kiếm cơ hội ứng tuyển dụng vị trí nhân viên quản trị website với mức thu nhập hấp dẫn trên Việc Làm 24h nhé!

Xem thêm: Nhân viên trực page là gì? Mô tả công việc chi tiết với thu nhập hấp dẫn

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục