Trong quá trình mang thai, bảo hiểm thai sản đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Tuy nhiên, quyền lợi này thường kèm theo điều kiện người lao động vẫn đang làm việc và tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Vì vậy, nhiều người tự hỏi liệu những người không đi làm có thể được hưởng bảo hiểm thai sản hay không. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu bảo hiểm thai sản cho người không đi làm qua bài viết dưới đây nhé!
Bảo hiểm thai sản là gì?
Bảo hiểm thai sản là chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) dành cho người lao động nữ mang thai và người lao động nam là người chồng có tham gia BHXH nhằm hỗ trợ các vấn đề liên quan đến thai sản. Bảo hiểm thai sản giúp giảm bớt gánh nặng kinh tế cho các cặp vợ chồng, đồng thời, người lao động nữ mang thai sẽ được hưởng những chế độ và dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất trong suốt thời gian thai kỳ và sinh con.
Điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản cho người không đi làm
1. Điều kiện về đối tượng hưởng bảo hiểm thai sản
Theo khoản 2, Điều 34 Luật BHXH năm 2016 quy định, người lao động nữ không đi làm, không tham gia BHXH nhưng có chồng tham gia BHXH thì được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Lao động nữ mang thai.
b) Lao động nữ sinh con.
c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.
d) Người lao động nữ đặt vòng tránh thai hoặc thực hiện các biện pháp triệt sản.
đ) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.
2. Điều kiện về thời gian đóng BHXH
Người lao động hoàn toàn có thể được hưởng bảo hiểm thai sản cho người không đi làm nếu người chồng tham gia BHXH đáp ứng các điều kiện sau:
- Khoản 2, Điều 31 Luật BHXH năm 2014 quy định, người lao động thuộc các điểm b,c, d nêu trên phải đóng đủ từ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi.
- Khoản 3, Điều 31 Luật BHXH năm 2014 quy định, người lao động tại điểm b đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 9, Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định thời gian tính hưởng chế độ thai sản như sau:
“Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:
a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.”
Xem thêm: Chế độ nghỉ thai sản: Người lao động cần biết nếu có dự định sinh con
Quy định về mức hưởng bảo hiểm thai sản cho người không đi làm
Theo khoản 2, Điều 34 Luật BHXH năm 2016, khi người lao động nữ không đi làm, ở nhà sinh con, không tham gia BHXH nhưng có chồng tham gia đóng BHXH thì người chồng vẫn được hưởng một số chế độ sau khi vợ sinh con như sau:
- Vợ sinh thường 01 con: Nghỉ 05 ngày làm việc.
- Vợ sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi: Nghỉ 07 ngày làm việc.
- Vợ sinh đôi: Nghỉ 10 ngày làm việc; từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con sẽ được nghỉ thêm 03 ngày làm việc, tối đa không quá 14 ngày làm việc.
- Vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật: Nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian hưởng chế độ nghỉ thai sản cho chồng được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con. Nếu người chồng nghỉ trước thời gian vợ sinh con thì ngày nghỉ sẽ được tính là nghỉ phép không hưởng lương.
Xem thêm: Làm thế nào để theo kịp công việc khi đi làm lại sau thai sản?
1. Mức hưởng chế độ thai sản theo tháng
Mức hưởng thai sản cho chồng = 100% x Mức bình quân tiền tháng đóng BHXH x Số ngày được nghỉ.
Trong đó:
- Mức bình quân tiền tháng đóng BHXH đủ từ 06 tháng trở lên là mức bình quân tiền lương tháng tham gia đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho nam.
- Trường hợp người lao động đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.
2. Mức hưởng chế độ thai sản theo ngày
- Trường hợp không có ngày lẻ: Mức hưởng thai sản = Mức hưởng chế độ thai sản theo tháng/24 ngày
- Trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp được quy định tại Điều 33 và Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014: Mức hưởng thai sản = Mức trợ cấp theo tháng/30 ngày
- Trường hợp hưởng chế độ thai sản cho chồng nhận nuôi con nuôi: Mức hưởng thai sản = Mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH
Thời gian chế độ nghỉ thai sản của chồng từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng sẽ được tính là thời gian tham gia đóng BHXH, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH.
Ví dụ: Mức lương trung bình đóng BHXH của chồng là 9 triệu đồng/tháng, người vợ sinh mổ nên sẽ được nghỉ là 7 ngày. Vậy mức trợ cấp sẽ là (9.000.000/24)x 7 = 2.625.000 đồng.
Vậy người lao động được nhận trợ cấp bảo hiểm thai sản cho người không đi làm là người vợ, nếu chồng có tham gia BHXH theo quy định.
3. Mức hưởng trợ cấp một lần
Việc xét trợ cấp tiền bảo hiểm thai sản cho người không đi làm sẽ được áp dụng khi người chồng có thời gian đóng BHXH liên tục trên 6 tháng và 12 tháng trước thời điểm sinh con với mức trợ cấp một lần như sau:
Mức hưởng trợ cấp một lần = Lương cơ sở x 2
Trong đó:
- Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định số 38/2019/NĐ-CP, mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng.
- Theo khoản 2 Điều 3 Nghị quyết số 69/2022/QH15, mức lương cơ sở sẽ được áp dụng từ ngày 01/07/2023 là 1.800.000 đồng/tháng.
Xem thêm: Điều kiện hưởng chế độ thai sản cho chồng cập nhật mới nhất hiện nay
Để được hưởng bảo hiểm thai sản cho người không đi làm cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Hồ sơ hưởng bảo hiểm thai sản cho người không đi làm đối với lao động nữ sinh con
- Bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con.
- Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết.
- Giấy xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng của người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ điều kiện sức khỏe để chăm sóc con phải nghỉ việc để dưỡng sức, dưỡng thai đối được quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật BHXH 2014.
- Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh.
- Giấy chứng nhận nghỉ việc để hưởng các chế độ BHXH nếu trường hợp điều trị ngoại trú. Trường hợp điều trị nội trú phải có bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, thực hiện biện pháp tránh thai.
- Giấy chứng nhận nuôi con nuôi đối với trường hợp người lao động nhân nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi.
- Bản sao giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của con và giấy các nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp người lao động nam nghỉ việc và có vợ sinh con phải phẫu thuật, con dưới 32 tuần tuổi.
- Bản kê khai danh sách lao động nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.
Kết luận
Tìm hiểu về bảo hiểm thai sản, đặc biệt là bảo hiểm thai sản cho người không đi làm sẽ giúp người lao động xác định những quyền lợi có thể nhận được trong giai đoạn quan trọng này. Hy vọng bài viết trên của Việc Làm 24h đã mang đến những thông tin hữu ích về bảo hiểm thai sản cho người không đi làm. Đừng quên tham khảo và tìm hiểu thông tin kỹ lưỡng để đảm bảo quyền lợi của bản thân nhé!
Xem thêm: Khi nào cần báo giảm BHXH? Hướng dẫn báo giảm BHXH đơn giản nhất hiện nay