Thực tập sinh tester là gì? Nhiệm vụ và yêu cầu với người mới vào nghề

Thực tập sinh tester có nhiệm vụ gì? Làm sao để vượt qua phỏng vấn? Tìm việc ở đâu? Bí quyết nào để từ một thực tập sinh trở thành chuyên gia kiểm thử phần mềm thành công? Nếu bạn đang quan tâm đến công việc tester thì đừng bỏ qua bài viết sau từ Nghề Nghiệp Việc Làm 24h nhé. 

Thực tập sinh tester là gì?

thực tập sinh tester
Thực tập sinh là cánh cửa đầu tiên mở ra con đường giúp bạn trở thành tester chuyên nghiệp. 

Tester (kiểm thử) là vị trí có nhiệm vụ kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá chất lượng phần mềm. Mục đích của kiểm thử là giúp đảm bảo phần mềm đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng hoặc người dùng trước khi đưa ra thị trường. Quá trình test sẽ giúp phát hiện các sự cố hoặc lỗi có thể phát sinh, báo cáo lại cho nhà sản xuất hoặc đội ngũ lập trình để chỉnh sửa. 

Thực tập sinh kiểm thử phần mềm chính là những sinh viên hoặc nhân viên mới làm quen với công việc và thiếu các kinh nghiệm thực tế. Quá trình làm việc với vai trò là thực tập sinh không chỉ đem lại những trải nghiệm quan trọng về quy trình kiểm thử mà còn giúp bạn làm quen với cách làm việc độc lập và phối hợp cùng các phòng ban khác. 

Nhiệm vụ

Nội dung công việc của một thực tập sinh kiểm thử thường bao gồm:

  • Đọc tài liệu, phân tích yêu cầu từ người dùng, khách hàng hoặc quản lý để đưa ra các phương án kiểm thử phù hợp.
  • Lên kịch bản kiểm thử, viết test case/ checklist theo yêu cầu.
  • Thực hiện kiểm thử theo yêu cầu (thủ công hoặc tự động).
  • Ghi chép lỗi, phân tích kết quả.
  • Đề xuất cách khắc phục, làm việc cùng lập trình viên để xử lý lỗi.
  • Tiếp tục kiểm thử cho đến khi đạt yêu cầu.

Tuỳ theo loại sản phẩm của từng công ty mà yêu cầu chi tiết về công việc của thực tập sinh tại vị trí tester cũng khác nhau. Thực tập sinh được hướng dẫn bởi Junior Tester để làm quen với hệ thống và nắm bắt quy trình làm việc nhanh hơn. 

Mức lương cho vị trí thực tập sinh khoảng 3 triệu đồng mỗi tháng tuỳ theo yêu cầu công việc, loại hình công ty, địa điểm làm việc…

thực tập sinh tester
Bộ phận tester có nhiệm vụ chính là kiểm thử nhằm phát hiện lỗi (nếu có) ở sản phẩm công nghệ trước khi đưa ra thị trường.

Yêu cầu

Yêu cầu cơ bản các nhà tuyển dụng thường đặt ra đối với thực tập sinh tester gồm:

  • Có kiến thức về kiểm thử, nắm chắc các nguyên tắc kiểm thử phần mềm.
  • Làm việc được với các công cụ kiểm thử.
  • Kỹ năng cơ bản về lập trình.
  • Thành thạo các ngôn ngữ lập trình phổ biến (Java, Python…).
  • Kỹ năng phân tích.
  • Giải quyết vấn đề.
  • Kỹ năng giao tiếp.
  • Kỹ năng làm việc nhóm.

Thực tập sinh tester cần chuẩn bị gì?

Như vậy, hẳn bạn đã hiểu sơ lược về thực tập sinh tester làm những công việc gì, yêu cầu cơ bản cùng mức lương.

Trước tiên, bạn cần gây được ấn tượng và vượt qua vòng tuyển intern. Sau đây là một số điểm bạn có thể chuẩn bị trước khi phỏng vấn:

  • Chứng chỉ tester: Một số khóa học hoặc chương trình đào tạo tester có cấp chứng chỉ. Đặc biệt là chứng chỉ do Hội đồng kiểm thử thế giới (ISTQB) cấp. 
  • Chuẩn bị CV: Để tăng cơ hội trúng tuyển, bạn nên đầu tư chỉnh chu cho việc trình bày CV. Hãy cung cấp thông tin về những chứng chỉ đạt được, những dự án bạn được tham gia trong quá trình học tập. Đặc biệt là tóm tắt những kỹ năng hoặc kinh nghiệm mà bạn thu được từ dự án đó. Một bản CV kỹ càng sẽ cho nhà tuyển dụng thấy mức độ nghiêm túc của bạn với việc theo đuổi con đường sự nghiệp.
  • Chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn: Trước khi tham gia phỏng vấn, hãy đảm bảo bạn đã tìm hiểu về doanh nghiệp và vị trí ứng tuyển. Hiện nay, với sự hỗ trợ của công cụ AI, bạn hoàn toàn có thể kiểm tra thử khả năng tự tin khi trả lời câu hỏi phỏng vấn. Việc luyện tập trước sẽ giúp bạn bình tĩnh và thoải mái hơn khi đối mặt với đơn vị tuyển dụng. 
thực tập sinh tester
Sự chuẩn bị kỹ giúp bạn dễ dàng vượt qua phỏng vấn tester intern.

Làm sao để thăng tiến từ thực tập sinh tester lên những vị trí cao hơn?

Sau khi đã vượt qua được vòng phỏng vấn và chính thức trở thành thực tập sinh, bạn cần tiếp tục trau dồi để trở nên chuyên nghiệp và mở đường cho sự thăng tiến xa hơn trong tương lai. 

Tiếp tục bổ sung về kiến thức

Hãy giữ thái độ lắng nghe, cởi mở tiếp thu những kiến thức mà cấp trên hoặc người dẫn dắt chia sẻ. Bên cạnh đó, bạn còn cần tiếp tục trau dồi thêm những kiến thức nền tảng:

– Tiếp tục bổ sung kiến thức về testing (testing thủ công và testing tự động).

– Kiểm thử bảo mật.

– Kiểm thử hiệu năng.

– Kiến thức lập trình.

– Môi trường phát triển và hệ điều hành.

– Quy trình phát triển phần mềm.

– Quản lý phiên bản. 

Lĩnh vực kiểm thử luôn thay đổi để bắt kịp những cập nhật công nghệ mới nhất. Do đó, văn hoá học liên tục và học suốt đời là kỹ năng không thể thiếu nếu bạn muốn đi xa trong ngành tester nói riêng và công nghệ thông tin nói chung. 

Luôn chuẩn bị kỹ càng để hạn chế những lỗi sai căn bản

Thời gian đầu bạn có thể khó bắt kịp với nhịp độ làm việc hoàn toàn mới mẻ. Tuy nhiên, sự chuẩn bị kỹ càng và tránh mất thời gian ở những lỗi cơ bản sẽ giúp bạn có thể bắt nhịp nhanh hơn, thể hiện tác phong chuyên nghiệp hơn. Điều này không đồng nghĩa với việc bạn không được phép mắc lỗi, nhưng nếu có thể, hãy cố gắng hạn chế tối đa. 

Đón nhận mọi công việc được giao với thái độ tích cực, tinh thần học tập

Từ việc đọc, phân tích hay tóm tắt tài liệu, phân tích yêu cầu của khách hàng đến viết test case, trực tiếp test và cùng đội xây dựng sản phẩm sửa lỗi… hãy luôn cố gắng để làm tốt nhất có thể. Hỏi nếu bạn chưa rõ về yêu cầu công việc hay bất cứ băn khoăn nào liên quan để đảm bảo mục đích cuối cùng luôn là giải quyết vấn đề, hoàn thành nhiệm vụ.

Đừng ngại việc, ngại khổ

Với người làm tester, bạn cần phối hợp chặt chẽ với đội ngũ lập trình. Đặc biệt với các dự án có deadline gấp hay làm việc cùng khách hàng từ nước ngoài, đôi khi sẽ không tránh khỏi việc phải làm thêm (OT). Đừng ngại việc ở lại cùng đội nhóm. Bởi, càng có nhiều cơ hội tham gia vào công việc, bạn sẽ càng học hỏi được nhiều và tiến bộ nhanh chóng. Suy cho cùng, đây cũng chính là mục đích chính của việc thực tập thực tế. 

thực tập sinh tester
Nhiệm vụ quan trọng nhất của giai đoạn thực tập sinh vẫn là học hỏi và trải nghiệm môi trường làm việc thực tế. 

Tìm việc làm thực tập sinh tester

Hiện nay, bạn có thể tìm các thông tin tuyển dụng thực tập sinh tester từ nhiều nguồn như:

  • Các kênh tuyển dụng do nhà trường liên kết với doanh nghiệp. 
  • Website tuyển dụng của các doanh nghiệp bạn đang quan tâm
  • Website tuyển dụng tin chất lượng như Vieclam24h.vn
  • Trang mạng xã hội chính thức (Facebook, Thread, Instagram, LinkedIn…) của các công ty.

Lưu ý: Bạn nên xem kỹ mô tả công việc để biết liệu lĩnh vực mà công ty triển khai có phù hợp với bạn hay không. Ngoài ra, các thông tin như yêu cầu kỹ năng, thù lao, thời gian thực tập, nơi liên hệ, cách nộp hồ sơ… cũng đều cần lưu tâm.

Bạn cũng nên tránh những đơn vị yêu cầu nộp bằng cấp gốc, bảng điểm gốc, giấy tờ cá nhân gốc hoặc nộp phí để tham gia phỏng vấn. Đồng thời, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của những người quen có kinh nghiệm để tránh gặp lừa đảo khi ứng tuyển. 

Lời kết

Với những chia sẻ cơ bản trên của Vieclam24h.vn, mong rằng bạn đọc đang quan tâm tới lĩnh vực tester sẽ hiểu hơn về vị trí thực tập sinh tester. Từ đó, bạn có được sự chuẩn bị tốt hơn, sẵn sàng cho trải nghiệm công việc thực tế.

Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

Xem thêm: 12 khóa học Tester cho người mới bắt đầu mà bạn không thể bỏ lỡ

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục