Hướng dẫn 2 ​​cách lấy sổ bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc nhanh nhất hiện nay

Sổ bảo hiểm xã hội là một trong những giấy tờ quan trọng mà người lao động cần phải có để bảo vệ quyền lợi của bản thân trong quá trình làm việc cũng như nghỉ hưu trong tương lai. Vậy làm thế nào để lấy lại sổ bảo hiểm xã hội trong quá trình thay đổi công việc hoặc nghỉ việc? Trong bài viết dưới đây, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ giới thiệu đến các bạn các cách lấy sổ bảo hiểm xã hội đầy đủ và chính xác nhất.

Vì sao nên lấy lại sổ bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc?

cách lấy sổ bảo hiểm xã hội
Lý do người lao động nên lấy lại sổ bảo hiểm xã hội là gì?

Mỗi cá nhân khi tham gia vào hệ thống BHXH đều được cấp một sổ BHXH duy nhất, tương ứng với mã định danh trong suốt quá trình tham gia BHXH. Do đó, khi nghỉ việc tại công ty cũ, người lao động cần lấy lại sổ BHXH để bảo vệ quyền lợi cho bản thân.

  • Những thông tin cá nhân bao gồm họ và tên người tham gia, số CMND/CCCD/Hộ chiếu, thời gian tham gia đóng BHXH,… được ghi trong sổ BHXH sẽ là cơ sở để cơ quan BHXH đối chiếu và giải quyết các chế độ.
  • Sổ BHXH là tài liệu quan trọng trong nhiều hồ sơ giấy tờ và thủ tục hành chính.
  • Thuận tiện khi gia nhập công ty mới và giảm tối đa những rủi ro không đáng có khi tham gia BHXH.

Xem thêm: Hướng dẫn 4 cách tra cứu mã số bảo hiểm xã hội đơn giản nhất hiện nay

Cách lấy sổ bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc nhanh chóng nhất hiện nay

Khoản 3, Điều 47, Bộ Luật lao động năm 2012 quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm phải hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ BHXH cũng như các giấy tờ quan trọng khác khi người lao động nghỉ việc. Bên cạnh đó, Khoản 5, Điều 21, Luật BHXH năm 2014 cũng quy định, đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm phải phối hợp với cơ quan BHXH tiến hành xác nhận thời gian đóng BHXH cho người lao động. 

Do đó, tùy vào đơn vị sử dụng lao động còn hoạt động hay không mà người lao động có thể thực hiện 1 trong 3 cách lấy lại sổ bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc như sau:

1. Cách lấy sổ BHXH khi đơn vị sử dụng lao động còn hoạt động

cách lấy sổ bảo hiểm xã hội
Cách lấy lại sổ bảo hiểm xã hội nào đơn giản và nhanh chóng nhất?

Nếu đơn vị sử dụng lao động còn hoạt động, người lao động có thể thực hiện thủ tục lấy sổ bảo hiểm như sau:

Bước 1: Người lao động yêu cầu chốt sổ BHXH

Trước 1 tháng tính từ thời điểm nghỉ việc, người lao động cần yêu cầu đơn vị sử dụng lao động hoàn thành các khoản đóng BHXH còn thiếu và chuẩn bị thủ tục chốt sổ BHXH.

Bước 2: Chờ đơn vị sử dụng lao động chốt sổ BHXH

Trong vòng 7 ngày kể từ ngày người lao động thôi việc (chậm nhất là 30 ngày), đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm báo giảm lao động và nộp hồ sơ chốt sổ BHXH lên cơ quan BHXH. 

Lưu ý: 

  • Nếu doanh nghiệp báo giảm lao động và báo chốt sổ BHXH trễ hơn so với thời gian nghỉ thực tế thì sẽ bị truy thu lãi suất chậm nộp hồ sơ theo quy định của BHXH. 
  • Nếu thực hiện đồng thời báo giảm lao động và báo chốt sổ BHXH cho người lao động, đơn vị sử dụng lao động chỉ cần nộp 2 hồ sơ này 1 lần. Cơ quan BHXH sẽ tiến hành giải quyết nếu hồ sơ hợp lệ và đã thanh toán tất cả tiền đóng BHXH cho người lao động đó.

Xem thêm: Tờ rời bảo hiểm xã hội là gì? Mất tờ rời BHXH có xin cấp lại được không?

Bước 3: Người lao động nhận lại sổ BHXH tại đơn vị cũ

Người lao động đến đơn vị sử dụng lao động cũ để nhận lại sổ BHXH. Thời gian nhận sổ BHXH được người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận trước. 

2. Cách lấy lại sổ BHXH khi đơn vị sử dụng lao động không còn hoạt động, tuyên bố phá sản

cách lấy sổ bảo hiểm xã hội
Có 2 cách lấy sổ bảo hiểm xã hội đúng chuẩn hiện nay 

Nếu đơn vị sử dụng lao động không hoạt động và tuyên bố phá sản không chốt sổ BHXH, người lao động có thể thực hiện các thủ tục sau để lấy lại sổ BHXH. 

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ tùy thân để chứng minh nhân thân như CMND/CCCD/Hộ chiếu,…

Bước 2: Đến cơ quan BHXH nơi quản lý BHXH đề nghị xác nhận thời gian đóng BHXH cho đến thời điểm đơn vị sử dụng lao động không hoạt động và tuyên bố phá sản.

Lưu ý: 

  • Trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động (BHTNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN). 
  • Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị sử dụng lao động còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.

Kết luận

Việc giữ gìn sổ bảo hiểm xã hội là nhiệm vụ rất quan trọng của mỗi người để bảo vệ quyền lợi cũng như sự an toàn trong tương lai. Nếu bạn đang quan tâm cách lấy lại sổ bảo hiểm xã hội, hãy áp dụng quy trình lấy sổ bảo hiểm xã hội chia sẻ trên để giải quyết vấn đề nhanh chóng và chính xác. Hy vọng những thông tin hữu ích mà Nghề Nghiệp Việc Làm 24h chia sẻ về cách lấy sổ bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc sẽ giúp ích cho các bạn. Đừng quên theo dõi các bài viết mới nhất của Việc Làm 24h để cập nhật 

Xem thêm: Đối phó với mốt nói tục chửi thề trong môi trường công sở bằng cách nào? 

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục