Với sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp giải trí, vai trò của các VJ ngày càng trở nên quan trọng. Bạn đã từng nghe đến thuật ngữ VJ nhưng không biết nghề VJ là gì, làm VJ là gì? Bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ giải đáp những thắc mắc trên và điểm qua các tố chất cần thiết để giúp bạn trở thành một VJ chuyên nghiệp. Nếu bạn đang quan tâm về nghề VJ, chắc chắn không thể bỏ qua bài viết này!
VJ là gì?
VJ là Video Jocker, thuật ngữ dùng để chỉ người dẫn chương trình âm nhạc trên các nền tảng truyền thông như truyền hình, đài phát thanh,… VJ là một nhánh nhỏ thuộc lĩnh vực MC – người dẫn chương trình.
Thuật ngữ VJ được du nhập lần đầu vào Việt Nam vào năm 1981 trên kênh truyền hình âm nhạc MTV (Music Television). Tuy nhiên, thuật ngữ này dần trở nên phổ biến hơn vào năm 2012, khi kênh truyền hình âm nhạc và giải trí dành riêng cho giới trẻ – YanTV được thành lập.
Ban đầu, VJ thường chỉ đóng vai trò là người giới thiệu các MV ca nhạc trên các kênh truyền hình. Tuy nhiên, vai trò của VJ dần trở nên đa dạng hơn, họ đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau, bao gồm biên tập, sáng tạo nội dung và trở thành gương mặt đại diện cho các chương trình được thực hiện.
Làm VJ là gì? Công việc cụ thể ra sao?
Không chỉ đơn thuần là việc dẫn chương trình, công việc của các VJ ngày càng phát triển và đa dạng qua nhiều năm dựa vào hạng mục công việc khác nhau của mỗi dự án, chương trình.
1. Xây dựng kịch bản chương trình
VJ thường là người đảm nhận kịch bản các chương trình nhỏ, đồng thời hỗ trợ đội ngũ biên tập hoàn thiện kịch bản chương trình. Để thực hiện công việc này, Các VJ cần phải nghiên cứu thông tin, trao đổi và phối hợp với các bộ phận liên quan để mang đến sự hấp dẫn, thú vị cho kịch bản.
2. Truyền tải thông điệp cốt lõi của chương trình đến khán giả
Nhiệm vụ quan trọng nhất của một VJ là truyền tải nội dung chương trình đến khán giả một cách chính xác, sáng tạo nhưng vẫn đầy tinh tế, cuốn hút. Họ không chỉ đơn thuần là người dẫn chương trình, mà còn là những người nắm giữ trái tim khán giả và trao đi thông điệp cốt lõi một cách chân thành, đầy hiệu quả.
3. Giao tiếp với khách mời
Giao tiếp và phỏng vấn khách mời là một phần không thể thiếu trong bất kỳ chương trình nào. Vai trò của VJ không chỉ là tương tác trực tiếp với các khách mời, mà họ còn là nhân tố quan trọng để tạo ra không khí giao tiếp thoải mái, gần gũi để khán giả có thể cảm nhận sự gần gũi và chân thành từ phía khách mời.
Để làm được điều này, VJ cần là người chủ động dẫn dắt cuộc trò chuyện tự nhiên, thông minh và đầy khéo léo qua các câu hỏi phỏng vấn sâu sắc, dí dỏm và đặc biệt là giải đáp những thắc mắc của khán giả. Với không khí thoải mái đầy tự nhiên, khách mời cảm thấy tự tin và dễ dàng chia sẻ những câu chuyện và thông tin thú vị.
Những tố chất cần thiết để thành công trong nghề VJ là gì?
Am hiểu kiến thức chuyên môn
Khác với trước đó, vai trò của VJ chỉ gói gọn trong các chương trình âm nhạc thì hiện nay, công việc của VJ đã trở nên đa dạng hơn bao giờ hết với những lĩnh vực khác nhau. Chính vì thế, để thành công trong lĩnh vực này, VJ thường là những người am hiểu sâu rộng về văn hoá, âm nhạc, sự kiện thể thao, giải trí, theo dòng sự kiện,….
Bên cạnh nền tảng kiến thức sâu rộng, các VJ cần liên tục cập nhật các xu hướng mới nhất để dẫn dắt, khơi gợi những chủ đề hấp dẫn và lôi cuốn khán giả theo mục đích của chương trình. Nhờ đó, VJ trở thành người truyền cảm hứng và mang đến những kiến thức, trải nghiệm mới mẻ cho nhiều đối tượng khán giả khác nhau, tạo được ấn tượng mạnh mẽ cho chương trình.
Chất riêng tạo nên sự khác biệt
Kỹ năng dẫn dắt chương trình của VJ phải vượt xa việc chỉ đọc script – kịch bản. Họ cần biết cách kết hợp lời nói, cử chỉ và sự tương tác với khán giả để tạo ra một chương trình gần gũi nhưng lại vô cùng độc đáo. Từ cách diễn đạt, cách nắm bắt tâm lý khán giả cho đến cách thể hiện phong cách riêng, mỗi VJ mang đến một màu sắc và sự sáng tạo riêng, nhờ đó tạo nên sự khác biệt trong cách truyền tải nội dung chương trình.
Tư duy linh hoạt, nhạy bén
Một VJ chuyên nghiệp không chỉ truyền đạt thông tin theo kịch bản đã xây dựng, mà còn biết cách thích ứng và thể hiện sự linh hoạt trong mọi tình huống. Họ nhạy bén trong việc cảm nhận phản ứng của khán giả, từ đó tạo ra sự kết nối cảm xúc với nội dung chương trình.
Các kỹ năng khác của VJ là gì?
Thành thạo các kỹ năng cơ bản giúp VJ thực hiện công việc chuyên nghiệp và hiệu quả.
Kỹ năng giao tiếp: VJ cần tự tin, diễn đạt rõ ràng, ngôn từ dễ hiểu, điều chỉnh giọng điệu, tốc độ, sử dụng ngôn ngữ cơ thể,… để truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả. Nhờ đó, kỹ năng giao tiếp sẽ giúp VJ dẫn dắt, tương tác và tạo sự kết nối với khán giả cũng như khách mời một cách thu hút, lôi cuốn.
Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian: VJ cần biết lập lịch trình, chuẩn bị nội dung và cân nhắc thời gian để đảm bảo chương trình diễn ra suôn sẻ và không bị gián đoạn.
Xem thêm: Deadline là chuyện nhỏ với ma trận Eisenhower giúp quản lý thời gian hiệu quả
Kỹ năng xử lý sự cố: Trong quá trình trực tiếp dẫn chương trình, có thể xảy ra những sự cố không mong muốn. VJ cần có kỹ năng xử lý sự cố nhanh nhạy, bình tĩnh để giải quyết tình huống một cách chuyên nghiệp.
Kỹ năng đọc hiểu kịch bản: VJ thường phải làm việc với kịch bản chương trình, vì vậy ngoài khả năng đọc hiểu, VJ cần biến tấu kịch bản mượt mà, uyển chuyển mà vẫn đảm bảo truyền đạt đầy đủ thông tin theo đúng kịch bản đã được chuẩn bị trước.
…
Lợi thế đến từ sự kết hợp giữa ngoại hình và phẩm chất nghề nghiệp VJ là gì?
Do là người của công chúng, các VJ có ngoại hình thu hút và phong cách trẻ trung, năng động, gần gũi sẽ mang lại lợi thế lớn trong công việc. Ngoại hình chỉ là yếu tố ban đầu để gây ấn tượng, sự tận tâm, yêu nghề và phẩm chất nghề nghiệp sẽ là yếu tố quyết định sự thành công của một VJ.
Xây dựng thương hiệu cá nhân
Xây dựng thương hiệu cá nhân không chỉ giúp VJ nổi bật và tạo sự khác biệt trong lĩnh vực này, mà còn thu hút sự quan tâm và lòng tin từ khán giả cũng như đối tác. Vì là người công chúng nên các VJ có thể xây dựng một thương hiệu cá nhân và tận dụng sức ảnh hưởng của bản thân để quảng bá cho các chương trình mà mình đảm nhận. Do đó, việc tập trung xây dựng thương hiệu cá nhân sẽ đem lại lợi ích dài hạn, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển và thành công trong ngành này.
Để xây dựng thương hiệu cá nhân và tạo nên sức hút riêng, VJ cần phát triển nội dung về bản thân từ nhiều kênh truyền thông khác nhau như internet, báo chí, truyền hình, mạng xã hội,… Nhờ đó, VJ tạo ra các cơ hội tiếp cận đa dạng đối tượng hơn và gắn kết mạnh mẽ với khán giả.
Xem thêm: Bí quyết xây dựng thương hiệu cá nhân và những lưu ý dành cho người muốn tỏa sáng!
Kết luận
Hy vọng những thông tin hữu ích mà Việc Làm 24h chia sẻ qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ VJ là gì, làm VJ là gì và những tố chất giúp bạn tỏa sáng với công việc VJ. Nếu bạn ước mơ trở thành một VJ chuyên nghiệp, việc hiểu rõ VJ là gì và phát triển những tố chất cần thiết là điều vô cùng quan trọng. Hãy nâng cao kiến thức và rèn giũa kinh nghiệm để phấn đấu trở thành một VJ xuất sắc. Cùng với sự sáng tạo và niềm đam mê, bạn có thể là người sáng tạo những chương trình ấn tượng và đóng góp vào sự phát triển của ngành giải trí.
Xem thêm: Imposter syndrome là gì? Vì sao tôi luôn cảm thấy mình không xứng đáng?