Tổng hợp 4+ phương pháp phỏng vấn hiệu quả nhất

Phỏng vấn chính là yếu tố quan trọng để kết nối giữa nhà tuyển dụng và ứng viên nhằm đánh giá năng lực toàn diện cũng như đứa ra quyết định tuyển dụng chính xác. Đối với mỗi ứng viên khi tìm việc, đây chính là hội để bạn thể hiện bản thân, lựa chọn công việc phù hợp và học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm. Cùng khám phá ngay 4+ phương pháp phỏng vấn phổ biến nhất của các nhà tuyển dụng hiện nay ngay nhé!

Tìm hiểu phương pháp phỏng vấn là gì?

Phương pháp phỏng vấn là quá trình giao tiếp theo hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp giữa nhà tuyển dụng và ứng viên nhằm mục tiêu hướng đến việc đánh giá năng lực, kinh nghiệm và vị trí phù hợp trong công việc của mỗi ứng viên.

Phương pháp phỏng vấn phổ biến hiện nay.
Phương pháp phỏng vấn phổ biến hiện nay.

Phỏng vấn nhằm mục đích gì?

Dù phỏng vấn trực tiếp hay gián tiếp thì mục đích chung vẫn là đáp ứng tốt được các tiêu chí mà công ty hướng đến. Cụ thể là:

  • Chọn ra được ứng viên có khả năng đáp ứng tốt về mặt trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và kiến thức để đảm nhận vai trò dẫn dắt và xử lý trong từng đầu việc nhất định của vị trí ứng tuyển.
  • Nắm được chi tiết các định hướng ngắn và dài hạn của ứng viên mong muốn hiện tại. Từ đó, đưa ra mức độ phù hợp và xem xét có nên hợp tác lâu dài cũng như nhìn nhận rõ hơn về nhu cầu gắn bó của ứng viên đó đối với doanh nghiệp.
  • Mục đích còn lại là dựa trên phương pháp phỏng vấn thì các nhà tuyển dụng sẽ có thông tin chi tiết về tính cách cũng như các điểm mạnh, ưu điểm và ngoại hình để đánh giá về sự thích hợp đối với doanh nghiệp đề ra hay không.

>>> Tham khảo: Mẫu thư mời phỏng vấn qua email chuyên nghiệp giúp chiêu mộ nhân tài hiệu quả.

Các phương pháp phỏng vấn thông dụng, hiệu quả

Hiện nay, hình thức phỏng vấn trở nên đa dạng hơn bao giờ hết. Nhìn chung, mỗi phương pháp đều phát huy tốt nhiều hiệu quả tiền biệt. Vì vậy, nhà tuyển dụng cần căn cứ vào mục đích cụ thể để chọn ra cho mình phương pháp phỏng vấn hiệu quả nhất

Trong đó, sẽ có các phương pháp phổ biến bao gồm:

Phương pháp phỏng vấn theo nội dung

Xét về phỏng vấn theo nội dung thì sẽ được chia làm 4 phương pháp phỏng vấn cụ thể như sau:

Phỏng vấn theo hành vi 

Trong cẩm nang tuyển dụng, chúng ta không thể không nhắc đến phương pháp phỏng vấn hành vi. Phương pháp này thường ứng dụng cho những công việc không đòi hỏi kinh nghiệm. Nhà tuyển dụng sẽ quan sát năng lực, hành vi của ứng viên dựa trên việc đặt câu hỏi theo mô hình STAR, cụ thể:

● S (Situation – Tình huống): Kể về tình huống khó khăn từng gặp phải và cách xử lý

● T (Task – Nhiệm vụ) : Các công việc mà bạn đã từng được yêu cầu thực hiện

● A (Activity – Hành động): Các công việc từng làm

● R (Result – Kết quả): Kết quả của những công việc đó như thế nào? Thành công hay thất bại?

Đây là một trong những kỹ thuật phỏng vấn tuyển dụng được các chuyên gia nhân sự ưa chuộng nhất và là sự lựa chọn hàng đầu trong cẩm nang tuyển dụng.

Một ví dụ điển hình cho phương pháp phỏng vấn này:

Trong một buổi phỏng vấn tuyển dụng IT, nhân sự có thể đặt những câu hỏi cho ứng viên của mình như: “Công việc cụ thể mà bạn đã làm ở công ty cũ là gì?”, “Hãy cho biết những dự án mà bạn đã hoàn thành?.”, “Đâu là tình huống khó khăn mà bạn đã gặp phải khi làm việc trong bộ phận IT và cách bạn xử lý chúng như thế nào?”…

Một nghiên cứu đã khảo sát hơn 9000 nhà lãnh đạo và nhà tuyển dụng trên toàn cầu cho thấy:

“Phỏng vấn hành vi đứng thứ hai trong một cuộc cạnh tranh chặt chẽ. Kỹ thuật phỏng vấn này đang được 73% chuyên gia nhân sự trên thế giới sử dụng.”

Phỏng vấn tình huống 

Nếu như kỹ thuật phỏng vấn hành vi là những câu hỏi mà ứng viên có thể chuẩn bị từ trước thì phương pháp phỏng vấn tình huống luôn bất ngờ và đòi hỏi phản xạ nhanh chóng. Mô phỏng thực tế trong phỏng vấn là cung cấp cho ứng viên một tình huống hoặc sự kiện giả định. Nó tập trung vào kinh nghiệm, hành vi, kiến thức, kỹ năng mềm và khả năng trong quá khứ của ứng viên thông qua cách họ xử lý tình huống.

Xem thêm: 3 câu hỏi độc đáo nhận diện kỹ năng giải quyết vấn đề của ứng viên

Phương pháp phỏng vấn tình huống.
Phương pháp phỏng vấn tình huống.

Để dễ hiểu hơn, có thể tìm hiểu tình huống sau!

“Một tập đoàn  thuê bạn làm giám đốc quản trị nhân sự với quy mô 1000 nhân viên và đang gặp khó khăn với công tác hành chính nhân sự cần thiết. Trong khi đó, cấp trên, giám đốc điều hành yêu cầu bạn cần phải có chiến lược rõ ràng để xử lý công việc linh hoạt. Bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào?”

Phỏng vấn gây áp lực

Đối với việc áp dụng phương pháp phỏng vấn này thì nhà tuyển dụng sẽ liên tục đưa đến những câu hỏi về khả năng của ứng viên, cắt ngang, hỏi khó và sẽ có thể yêu cầu thêm việc xác minh số liệu cụ thể đã đạt được.

Phương pháp phỏng vấn sâu gây áp lực.
Phương pháp phỏng vấn sâu gây áp lực.

Phương pháp này mục đích là nhằm thúc đẩy ứng viên phát huy được tối đa năng lực thật sự và bộc lộ tính cách của bản thân trước các vấn đề xảy ra. Từ đó, các nhà tuyển dụng cũng sẽ nhận diện được những điểm yếu của ứng viên, để chọn lọc phù hợp những người có tiềm năng phù hợp để đáp ứng cho nhu cầu công ty .

Đây là phương pháp thường được áp dụng cho các vị trí như: quản lý, giám đốc, giám sát, trưởng phòng,…hoặc những công việc đòi hỏi sự nhạy bén và chịu áp lực cao như ngành thiết kế, quay chụp, sáng tạo,…

>>> Xem thêm: Bài viết “Phương pháp phỏng vấn sâu là gì? Đặc điểm, cách thực hiện hiệu quả nhất.”

Phỏng vấn mẹo

 phương pháp phỏng vấn mẹo này, nhà tuyển dụng sẽ thay những câu hỏi đơn giản bằng những câu hỏi mang tính thách thức và cần suy nghĩ cẩn thận trước khi trả lời . Đây đang là phương pháp được dùng phổ biến để đánh giá về mức độ hiểu ngữ nghĩa và cách thức xử lý vấn đề trước một câu hỏi của ứng viên.

Phương pháp phỏng vấn mẹo.
Phương pháp phỏng vấn mẹo.

Phỏng vấn theo hình thức

Ngoài phương pháp phỏng vấn theo nội dung thì còn có 3 phương pháp theo hình thức bao gồm như sau:

Phỏng vấn trực tiếp

Đây là hình thức được rất nhiều nhà tuyển dụng áp dụng khá hiệu quả hiện nay. sự trao đổi trực tiếp giúp nhà tuyển dụng có cơ hội dễ dàng để đánh giá được thái độ và kỹ năng làm việc khi giao tiếp với ứng viên.

Phương pháp phỏng vấn trực tiếp.
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp.

Hình thức này phù hợp với những ứng viên đáp ứng đúng với yêu cầu công ty đề ra, gần trụ sở làm việc của công ty. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ có hạn chế là tốn khá nhiều thời gian và công sức đống thời cần rất nhiều vòng phỏng vấn dễ gây bất tiện cho ứng viên.

Phỏng vấn qua điện thoại

Trái ngược với việc phỏng vấn trực tiếp thì hình thức gọi điện thoại cũng khá phổ biến ở thời điểm hiện nay. Không như phỏng vấn trực tiếp, hình thức phỏng vấn này sẽ có ưu điểm đó là tiết kiệm thời gian hơn cho cả nhà tuyển dụng và ứng viên.

Phương pháp phỏng vấn qua điện thoại.
Phương pháp phỏng vấn qua điện thoại.

Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của phương pháp này chính là nhà tuyển dụng không thể đánh giá một cách chính xác nhất về trình độ chuyên môn, thái độ và biểu cảm cũng như tính xác thực về thông tin vị trí làm việc và kinh nghiệm đã làm của ứng viên.

Phỏng vấn qua Internet

Đi đôi với sự phát triển của mạng 5G và hành vi của ứng viên trên các ứng dụng mạng xã hội, các doanh nghiệp đã tối ưu hóa việc phỏng vấn online qua nhiều nền tảng uy tín như Zalo hay Google Meet,…Hơn thế nữa, chúng còn cho phép tạo cuộc gọi video để nhà tuyển dụng có thể cải thiện chất lượng phỏng vấn ứng viên được chính xác hơn.

Phương pháp phỏng vấn qua Internet.
Phương pháp phỏng vấn qua Internet.

Hình thức này sẽ có ưu điểm là tiết kiệm được thời gian cũng như cách thức khi phỏng vấn. Tuy nhiên, cũng sẽ bị hạn chế vấn đề xác thực thông tin về trình độ ứng viên . Nhìn chung, hình thức này vẫn được đánh giá là không hiệu quả bằng phỏng vấn trực tiếp.

Phỏng vấn theo số lượng

Xét về phương pháp phỏng vấn theo số lượng sẽ có 2 kiểu phổ biến sau:

Phỏng vấn cá nhân

Từ trước đến nay, đây là hình thức phổ biến nhất. Các ứng viên sẽ trao đổi 1:1 với nhà tuyển dụng về vị trí ứng tuyển. Phương pháp này sẽ giúp ứng viên không bị áp lực với việc phải đối mặt với nhiều người cũng đang phỏng vấn cùng vị trí như mình.

Phương pháp phỏng vấn chuyên gia cá nhân.
Phương pháp phỏng vấn chuyên gia cá nhân.

Hơn nữa, nhà tuyển dùng cũng sẽ dành thời gian lâu hơn để dễ dàng đánh giá và lựa chọn ra ứng viên phù hợp với tiêu chí công ty.

Phỏng vấn nhóm

Phỏng vấn tuyển dụng nhóm có hai loại chính, bao gồm một nhóm ứng viên và một nhóm hội đồng. Nó là  phương pháp phỏng vấn tiết kiệm thời gian và sàng lọc ứng viên chất lượng thông qua đánh giá năng lực, thái độ của từng người.

Phương pháp phỏng vấn nhóm sẽ xếp những ứng viên cùng ứng tuyển chung một vị trí vào một phòng để giải quyết vấn đề trong khoảng thời gian đưa ra. Nhiệm vụ của nhà tuyển dụng là quan sát và đánh giá chọn ra các ứng viên tiềm năng phù hợp.

Phương pháp phỏng vấn nhóm.
Phương pháp phỏng vấn nhóm.

Trong quá trình xử lý vấn đề các ứng viên sẽ thể hiện được khả năng phân tích, đọc hiểu vấn đề và đưa ra giải pháp thuyết phục cho nhà tuyển dụng.Phương pháp này sẽ được dùng nhiều cho các vị trí tuyển dụng mà đăc biệt trong đó, là những công việc cần khả năng giao tiếp hoặc lãnh đạo cấp cao.

Phỏng vấn theo cấu trúc

Phương pháp thứ 4 chính là phỏng vấn theo cấu trúc để chọn được ứng viên phù hợp, trong đó sẽ có hai kiểu chính sau:

Phỏng vấn theo mẫu

Ở hình thức này, phỏng vấn theo bảng câu hỏi sẽ giúp đảm bảo tính khách quan và công bằng trong quá trình tuyển chọn đối với các ứng viên.

Phương pháp phỏng vấn theo mẫu.
Phương pháp phỏng vấn theo mẫu.

Thông quá quá trình chuẩn bị sẵn bộ câu hỏi và thang điểm đánh giá, nhà tuyển dụng có thể so sánh trực tiếp năng lực của các ứng viên dựa trên thang điểm chung.

Phỏng vấn tự do

phương pháp phỏng vấn này, các nhà tuyển dụng sẽ cần chuẩn bị nhiều câu hỏi đa dạng với nhiều mức độ từ dễ đến khó khác nhau. Sau đó, tùy thuộc vào tình hình và câu trả lời của ứng viên thì nhà tuyển dụng có thể ứng biến để chọn ra mẫu câu hỏi phù hợp tiếp theo.

Phương pháp phỏng vấn tự do.
Phương pháp phỏng vấn tự do.

Với phỏng vấn tự do, ưu điểm chính là có thể giúp nhà tuyển dụng dùng được phương pháp phỏng vấn sâu để khai thác đa chiều hơn thế mạnh mỗi ứng viên, từ đó giúp đánh giá được chính xácg năng lực mỗi ứng viên.

Ưu điểm – Hạn chế của từng phương pháp phỏng vấn

Phương pháp phỏng vấnƯu điểmNhược điểm
Theo hành vi ứng viên– Đơn giản, phổ biến thường hay được dùng nhiều.– Bị hạn chế về việc xác thực thông tin.
Phỏng vấn tình huống– Đánh giá nhanh được tính thực chiến và khả năng xử lý vấn đề của ứng viên– Chỉ có thể đánh giá chủ yếu về trình độ làm việc, còn đi sâu hơn về tâm lý, tính cách khi làm việc chưa thể khai thác hết
Gây áp lực– Giúp khám phá được các tiềm năng đi kèm kỹ năng mềm từ ứng viên, đặc biệt trong môi trường chịu áp lực cao.– Dễ khiến ứng viên có cái nhìn sai lệch về doanh nghiệp
Phỏng vấn mẹo– Dễ dàng đánh giá sâu hơn về khía cạnh tư duy, quan điểm và khả năng ứng biến của ứng viên trong các tình huống công việc– Cảm tính, câu hỏi mở và dựa trên quan điểm cá nhân mỗi người, nên sẽ dễ dẫn đến đánh giá sai lệch
Trực tiếp– Giúp nhà tuyển dụng nắm rõ hơn về thái độ, trình độ chuyên môn, điểm mạnh, điểm yếu và mục tiêu định hướng trong công việc của ứng viên– Tốn thời gian, công sức. – Chi phí cao
Qua điện thoại– Tiết kiệm thời gian, chi phí. – Dễ dàng sắp xếp lịch để phỏng vấn – Có thể Phỏng vấn nhiều ứng viên cùng lúc– Không quan sát thái độ và tính xác thực về thông tin – Dễ bị ảnh hưởng nếu chất lượng đường truyền không tốt
Qua video– Phương pháp này nhanh chóng và tiện lợi, dễ dàng gặp mặt trực tuyến mà không tốn thời gian di chuyển– bị hạn chế bởi chất lượng đường truyền mạng – Không hiệu quả bằng phỏng vấn trực tiếp
Nhóm– Nhà tuyển dụng có quyền được lựa chọn nhiều ứng viên một lúc, nên sẽ có thể dễ dàng so sánh hơn.– Bị hạn chế việc khai thác chuyên sâu điểm mạnh của mỗi ứng viên riêng biệt
Phỏng vấn cá nhân– Tìm hiểu kỹ hơn về tính cách, mong muốn và động lực làm việc của ứng viên thông qua một cuộc trò chuyện 1:1– Mất nhiều thời gian
Theo bảng câu hỏi– Đảm bảo tính khách quan, công bằng
– Dễ dàng so sánh kết quả với nhau
– Thiếu sự linh hoạt, cứng nhắc trong việc đánh giá ứng viên

Bí quyết để buổi phỏng vấn đạt hiệu quả cao

Để đảm bảo hiệu suất buổi phỏng vấn cao hơn, việc thu hút được nhiều ứng viên chất lượng đăng ký cũng vô cùng quan trọng. Trong đó, việc lựa chọn các nền tảng uy tín Việc Làm 24h để đăng thông tin công việc sẽ giúp doanh nghiệpn sở hữu nhiều hồ sơ đa dạng để buổi phỏng vấn diễn ra tốt đẹp hơn.

Trên đây chính là tổng hợp 4+ phương pháp phỏng vấn giúp hỗ trợ các nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về ưu và nhược điểm của mỗi hình thức, phương pháp phỏng vấn khác nhau. từ đó, nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn đánh giá riêng để lựa chọn loại phỏng vấn ứng viên phù hợp hơn, khai thác được tối đa tiềm năng và điểm mạnh của mỗi ứng viên tùy theo vị trí công việc phù hợp.

Bài viết liên quan

Cùng chuyên mục