Để giữ vững vị thế trên thị trường đầy cạnh tranh, ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp cũng cần có một phương pháp quản lý khoa học, hiệu quả. Một trong những giải pháp quản lý doanh nghiệp tối ưu nhất hiện nay là mô hình 5M. Trong bài viết dưới đây, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ giúp bạn tìm hiểu 5M là gì và vai trò của mô hình này trong quản lý nhân sự.
Tổng quan về mô hình 5M
Mô hình 5M là gì?
Mô hình 5M là hệ thống phân tích và quản lý sự tương tác giữa 5 yếu tố chính tạo nên một quy trình cụ thể, bao gồm:
- Man: Con người.
- Machine: Máy móc.
- Material: Vật liệu.
- Method: Phương pháp.
- Money: Tiền bạc.
Thông qua mô hình 5M, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn toàn diện và chi tiết hơn về các yếu tố quan trọng. Từ đó, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về cách các yếu tố tương tác, chi phối đến hiệu suất và chất lượng của quy trình hoặc dự án.
5M 1E là gì?
“5M 1E” là cụm từ được sử dụng để mô tả 6 yếu tố quan trọng trong quá trình quản lý và kiểm soát chất lượng sản xuất, vận hành. Cụ thể, “5M” đại diện cho 5 yếu tố và “1E” đại diện cho một yếu tố bổ sung khác.
5M:
- Manpower (Con người): Đại diện cho những người tham gia vào quá trình sản xuất hoặc quản lý, bao gồm: kỹ sư, công nhân, nhân viên quản lý,…
- Machine (Máy móc): Bao gồm các thiết bị, máy móc và công cụ sử dụng trong quá trình sản xuất hoặc quản lý.
- Material (Vật liệu): Đại diện cho các nguyên vật liệu, thành phẩm hoặc thành phần được sử dụng trong quá trình sản xuất.
- Method (Phương pháp): Đề cập đến quy trình sản xuất, cách thức thực hiện công việc, quy trình kiểm tra và quản lý.
- Money (Kinh phí): Liên quan đến việc quản lý nguồn tài chính của doanh nghiệp để đầu tư vào quy trình phát triển, sản xuất.
1E:
Environment (Môi trường): Đây là yếu tố bổ sung trong mô hình 5M, đại diện cho môi trường tổ chức, văn hóa làm việc, các yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, chất lượng thành phẩm.
Cụm từ “5M 1E” thường được sử dụng để nhấn mạnh việc quản lý và kiểm soát các yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Mô hình này được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm: sản xuất công nghiệp, dịch vụ và quản lý dự án.
Điểm đặc trưng của các nguồn lực 5M là gì?
1. Man (Con người)
Man trong 5M là gì? Trong mô hình 5M, Man hay “Con người” là yếu tố quan trọng nhất trong mô hình 5M. Để có thể phát triển bền vững, doanh nghiệp cần sở hữu nguồn nhân lực tài năng, giàu kiến thức chuyên môn và kinh nghiệp. Không chỉ là những người tham gia vào quy trình sản xuất, yếu tố con người còn bao gồm các nhà lãnh đạo và người đưa ra quyết định.
- Kỹ năng và kiến thức: Sự hiểu biết và kỹ năng mềm của nhân sự là “chiếc chìa khóa” cải thiện hiệu suất, chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Nhân sự cần có kiến thức chuyên môn, được đào tạo và trau dồi kỹ năng để thực hiện công việc hiệu quả.
- Động viên và cam kết: Để môi trường làm việc luôn tích cực, nhiệt huyết, nhân sự nên được động viên và thúc đẩy sự cam kết với công việc. Những người được động viên và nhận thấy giá trị công việc thường có tinh thần làm việc hăng hái hơn.
2. Machine (Máy móc) trong mô hình 5M là gì?
Máy móc và thiết bị được ví như những “bàn tay cơ học” trong quy trình sản xuất hoặc quản lý. Hiệu suất và khả năng thích ứng với môi trường của các thiết bị, máy móc cũng ảnh hưởng đến sự thành công cho doanh nghiệp.
- Hiệu suất và tính hiệu quả: Máy móc phải hoạt động với hiệu suất cao, đảm bảo quy trình được thực hiện trơn tru, không gặp trục trặc.
- Tự động hoá và công nghệ tân tiến: Tích hợp với các tính năng tự động, công nghệ thông minh giúp máy móc vận hành hiệu quả, thích nghi với những biến đổi trong quy trình.
3. Material (Vật liệu)
Nguyên, vật liệu chính là hạt nhân của sản phẩm/dịch vụ. Nghĩa là để tạo ra sản phẩm, doanh nghiệp bắt buộc phải có nguyên, vật liệu. Chất lượng của các nguyên, vật liệu sẽ tác động trực tiếp đến thành phẩm cuối cùng. Có thể nói, đây là một trong những yếu tố hàng đầu cần được ưu tiên để đảm bảo thành phẩm được tạo ra như mong muốn.
- Chất lượng: Chất lượng của vật liệu phải được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về chất lượng sản phẩm.
- Khả dụng: Đảm bảo các nguyên, vật liệu đáp ứng yêu cầu và khả dụng trong quá trình sản xuất.
4. Method (Phương pháp)
Phương pháp thực hiện là cách thức để doanh nghiệp hoàn thiện sản phẩm. Đây cũng là yếu tố góp phần đảm bảo chất lượng và số lượng theo yêu cầu. Yếu tố phương pháp đề cập đến những tiêu chuẩn, quy định cần có. Dựa vào đó, doanh nghiệp sẽ khắc phục được những sai sót, hạn chế rủi ro trong quá trình sản xuất, vận hành.
- Tối ưu và tiêu chuẩn hoá: Để đạt được hiệu suất cao, quy trình cần được tối ưu hoá dựa trên những tiêu chuẩn, quy định tốt nhất.
- Kiểm tra và đánh giá: Quy trình kiểm tra và đánh giá giúp đảm bảo sản phẩm/dịch vụ đáp ứng đúng các tiêu chuẩn về chất lượng.
5. Money (Kinh phí) trong mô hình 5M là gì?
Kinh phí là yếu tố tạo nên nguồn lực về tài chính cần thiết cho doanh nghiệp. Yếu tố này góp phần thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào sự phát triển, thực hiện quy trình hiệu quả.
- Quản lý tài chính: Quản lý tài chính thận trọng giúp doanh nghiệp đảm bảo quy trình hoạt động không vượt ngoài phạm vi ngân sách.
- Đầu tư và bền vững: Nguồn kinh phí dồi dào là cơ hội để doanh nghiệp đầu tư vào sự phát triển lâu dài, bền vững của tổ chức.
Vì sao nên áp dụng mô hình 5M trong quản lý nhân sự?
Khi hiểu rõ 5M là gì, bạn có thể áp dụng mô hình này vào thực tiễn, trong đó có quản lý nhân sự.
Tối ưu hoá hiệu suất nhân sự
Mô hình 5M giúp người quản lý tập trung vào cải thiện hiệu suất của nhân viên bằng cách tối ưu hoá các yếu tố chính. Khi áp dụng quy trình, phương pháp đúng cách, hiệu suất làm việc của nhân sự sẽ được cải thiện. Đồng thời, mô hình này cũng giúp doanh nghiệp “chọn mặt gửi vàng”, tìm được nguồn nhân sự chất lượng và phù hợp với yêu cầu công việc.
Xây dựng môi trường làm việc tích cực
Mô hình 5M là giải pháp hữu hiệu để doanh nghiệp tạo ra một môi trường làm việc tích cực. Quản lý nhân sự bằng mô hình 5M giúp mỗi cá nhân tự tin phát huy kỹ năng, tư duy sáng tạo và có động lực làm việc. Khi nguồn nhân sự nhiệt huyết, tận tâm, vị thế của doanh nghiệp sẽ vững mạnh hơn trên thương trường. Đồng thời, khách hàng cũng sẽ hài lòng hơn về chất lượng dịch vụ và phong cách làm việc của doanh nghiệp.
Xem thêm: 5 mẹo đơn giản giúp nhân viên mới hòa nhập với môi trường làm việc nhanh chóng
Tăng khả năng thích ứng
Thị trường là một “bản đồ sao” không ngừng thay đổi. Mô hình 5M giúp doanh nghiệp đảm bảo nguồn nhân lực có thể thích nghi trước những thay đổi trong kinh doanh và nhu cầu thị trường. Trong quá trình áp dụng mô hình, doanh nghiệp sẽ cân nhắc kỹ lưỡng về cách các yếu tố tương tác với nhau. Thông quá đó, doanh nghiệp có thể điều chỉnh quy trình làm việc, cập nhật công nghệ mới, thậm chí là cải tạo nguồn nhân lực để theo kịp xu hướng.
Quản lý tài chính hiệu quả
Mô hình 5M giúp người quản lý nhân sự quản lý tài chính hiệu quả hơn. Khi theo dõi về sự tương tác giữa yếu tố “Money” với những yếu tố khác, bạn có thể đảm bảo nguồn lực tài chính được sử dụng hợp lý khi quản lý nhân sự, từ việc tuyển dụng đến phát triển và giữ chân nhân viên.
Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của mô hình 5M là gì?
1. Lãnh đạo và quản lý
Lãnh đạo và quản lý có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình áp dụng mô hình 5M. Sự cam kết của ban lãnh đạo đối với việc thực hiện và duy trì các yếu tố 5M ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của mô hình này.
2. Đào tạo và phát triển
Khi áp dụng mô hình 5M, doanh nghiệp cần đảm bảo nhân viên được đào tạo và phát triển đúng cách. Để làm việc hiệu quả trong khung mô hình 5M, mỗi cá nhân cần được đào tạo, hướng dẫn kỹ lưỡng. Nếu nhân sự thiếu hiểu biết về mô hình hoặc không có khả năng áp dụng các nguyên tắc vào công việc, mô hình sẽ kém hiệu quả hơn.
3. Văn hoá tổ chức
Mô hình 5M có thể khó triển khai nếu văn hoá làm việc của doanh nghiệp còn cứng nhắc, chưa thoát ly khỏi quy trình vận hành cũ. Vậy nên, trước khi áp dụng mô hình này, doanh nghiệp cần điều chỉnh văn hoá công ty, sẵn sàng thay đổi trước phong cách làm việc mới.
4. Hiện đại hoá
Thành công của mô hình 5M còn phụ thuộc vào khả năng tích hợp công nghệ mới vào hệ thống sản xuất và quản lý. Công nghệ hỗ trợ, phần mềm quản lý và thiết bị hiện đại cần được cập nhật, tích hợp tối ưu để đảm bảo mô hình 5M có thể triển khai hiệu quả.
Trên đây là toàn bộ thông tin về mô hình 5M cũng như điểm đặc trưng của mô hình này. Việc Làm 24h hy vọng bạn đã hiểu rõ mô hình 5M là gì. Hãy tiếp tục đồng hành cùng chúng tôi để khám phá thêm nhiều bài viết thú vị và hữu ích khác nhé!
Xem thêm: 10 cách xây dựng chiến lược tuyển dụng tối ưu, giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp