Nhân sự là chìa khóa cho những vấn đề mang tính tổ chức và lâu dài. Để có thể hoạt động hiệu quả, doanh nghiệp cần xây dựng một đội ngũ nhân sự tốt, tìm kiếm những nhân tài làm nồng cốt cho từng lĩnh vực của công ty. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi, mình đã thực sự quản lý tốt những nhân tài dưới trướng. Nếu chưa thể đưa ra ngay câu trả lời, hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h đọc ngay 3 cách quản lý nhân tài sai lầm mà hầu hết mọi công ty đều mắc phải trong bài viết bên dưới.
Bật mí 3 cách quản lý nhân tài sai lầm mà hầu hết mọi công ty đều mắc phải
1. Môi trường kiểm soát – Khả năng sáng tạo bó hẹp
Tài sản quý nhất của các doanh nghiệp chính là con người (Matsushita Konosuke – Ông tổ của phương thức kinh doanh kiểu Nhật). Câu nói này hẳn không hề xa lạ với thế hệ chúng ta. Từ khi còn là sinh viên cho đến khi ra ngoài làm việc, chúng ta đã được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần, nhân sự là thứ quý giá nhất của mỗi doanh nghiệp, là điều kiện cốt lõi giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong tương lai.
Rất nhiều nhà quản lý đã cố gắng kiểm soát nhân viên của mình bằng những quy tắc làm việc nội bộ. Với mong muốn bộ máy hành chính được vận hành xuyên suốt, họ sẵn sàng rập khuôn tất cả nhân viên bằng hàng loạt quy tắc và điều lệ. Càng ít ngoại lệ xảy ra càng ít rủi ro có thể gặp phải.
Điều này đem đến một lợi mà trăm hại. Về mặt hình thức, có thể các quản lý sẽ dễ dàng kiểm soát nhân viên của mình. Song lại khiến nhân viên cảm thấy bị chèn ép và trói buộc. Các quy tắc như sợi dây trói vô hình, khiến họ không thể xoay chuyển ứng biến và làm giảm hoàn toàn khả năng sáng tạo. Bên cạnh đó, khi bị quản lý quá chặt trong thời gian dài dễ khiến các nhân viên cảm thấy chán nản và bỏ việc. Mà đó là chuyện không ai muốn xảy ra.
Google nổi tiếng bởi cách thức chiêu mộ và quản lý nhân tài với châm ngôn: “Tối đa hóa không gian hoạt động, tối thiểu hóa sự can thiệp, tạo mọi điều kiện cho những ý tưởng cá nhân được hình thành và phát triển”. Chính sách “thả rông” nhân viên ấy không những làm tăng số lượng các ứng dụng tuyệt vời được phát hành mà còn thu hút một số lượng không nhỏ những nhân tài đến từ khắp nơi trên thế giới.
Xem thêm: 7 cách hiệu quả giúp bạn trở thành sếp tốt trong mắt nhân viên
2. Không tôn trọng thành quả của mỗi cá nhân
Mỗi một sản phẩm được hình thành được đánh đổi bằng mồ hôi, xương máu và nước mắt của một cá nhân hoặc tập thể. Để có thể tạo ra thành phẩm hoàn hảo nhất, những con người ấy đã bỏ ra rất nhiều thời gian và chất xám. Đó là những đêm làm việc xuyên đêm, những cuộc tranh luận nảy lửa như trên chiến trường, là tâm huyết của những con người có chung đam mê và mục tiêu phấn đấu. Nếu bạn không tôn trọng những gì họ làm càng có nghĩa rằng bạn không công nhận những thành quả mà chính công sức họ mang lại.
Chính vì lẽ đó, mỗi sản phẩm được tạo ra cần nhận được sự tôn trọng tối thiểu. Có thể, sản phẩm không thực sự phù hợp với hình ảnh công ty, hoặc ý nghĩa kinh tế nó đem lại không được khả quan như các cấp quản lý mong đợi. Song, trước khi thẳng tay gạt bỏ những sản phẩm đó, nhà quản lý cần phải công nhận những nỗ lực mà cá nhân hoặc tập thể đó đã bỏ ra. Hãy làm điều đó trước khi mỗi thứ trở nên quá trễ.
Xem thêm: Tại sao không nên so sánh nhân viên với nhau? Đâu là kỹ năng quản lý giỏi nên có
3. Lạm dụng mệnh lệnh: Cách quản lý nhân tài sai lầm thường khiến nhân viên cảm thấy không được trân trọng
Theo học thuyết tính huống của Hersey và Blanchard, tùy theo tính sẵn sàng của nhân viên mà chia hình thức lãnh đạo thành 4 loại: Chỉ đạo, Hướng dẫn, Tham gia, Ủy quyền. Theo thời gian, cùng với sự hoàn thiện khả năng của các nhân viên mà nhà quản lý cũng phải thay đổi phong cách lãnh đạo của chính mình.
Với môi trường làm việc năng động và thay đổi đến chóng mặt như hiện nay. Các nhà quản lý dễ dàng phạm sai lầm trong việc nhận định độ sẵn sàng của nhân viên và đưa ra những hình thức lãnh đạo không phù hợp. Sai lầm lớn nhất chính là chỉ đạo ra mệnh lệnh.
Nhân tài là những kẻ điên chê tiền. Họ sẵn sàng làm việc không công nếu đó là vì lý tưởng, đam mê nhưng lại có thể kêu giá trên trời nếu họ cảm thấy xứng đáng được nhận. Và nếu chỉ vì một mệnh lệnh từ cấp trên khiến họ cảm thấy vô lý. Việc dứt áo ra đi là việc làm có thể xảy ra.
Thật khó để đào tạo ra một nhân tài, tìm kiếm họ là điều không dễ và quản lý họ để họ làm việc cho công ty còn khó khăn hơn. Nếu bạn đang có trong tay những nhân tài thế này, hãy trân trọng và đừng mắc những cách quản lý nhân tài sai lầm thường gặp trên. Đừng để cho bản thân hối tiếc vì những chuyện có thể phòng tránh được. Nếu bạn đang có nhu cầu đăng tuyển tìm kiếm nguồn nhân sự uy tín, chất lượng, hãy truy cập ngay vào Việc Làm 24h ngay nhé!
Xem thêm: Cách tính bậc lương công chức có thay đổi gì khi tăng lương cơ sở?