Tôn trọng chất lượng hơn số lượng, Steve Jobs luôn muốn tạo ra một nhóm các nhân viên tài giỏi nhất, ít nhưng lại đem lại hiệu suất cao. Chính vì vậy mà, dù có 20% những người tài thì sẽ có thể đem đến 80% lợi nhuận cho công ty. Nhỏ bé mà sắc bén mới chính là những thứ mà Jobs thích nhất. Ông cho rằng, việc đầu tư vào nhóm hạng A quy mô nhỏ nhưng sẽ đạt hiệu suất công việc cao hơn là đầu tư tràn lan vào những nhóm lớn nhưng năng lực chỉ ở mức bậc trung.
Điển hình là hãng phim Pixar của Jobs, cũng chỉ toàn là những nhóm hạng A. Một nhóm chỉ gồm những họa sĩ, tác giả và nhân viên kỹ thuật cực kì tốt chính là động lực để có thể đẩy bánh xe khổng lồ lên phíc trước, chỉ cần nhóm ít như vậy là đủ. Đầu tư chuyên sâu là đầu tư thông minh và tốt nhất.
Chính vì vậy mà Apple luôn hội tụ những nhân tài, đủ để công ty có thể có tiếng tăm lừng lẫy như bây giờ vì Jobs mất rất nhiều thời gian trong việc tuyển dụng và đào tạo những người ưu tú. Khi nghe bất cứ ai có khả năng và năng lực giỏi Jobs đều tìm mọi cách để thu phục họ về với Apple. Ví dụ như tình huống của Sculley đã chính thức gia nhập Apple ngay vào những thời gian mà công ty Apple đang đi vào tình trạng xuống dốc. Cũng chính khả năng khôn khéo trong thuyết phục nhân tài của Jobs.
Khi đó, Sculley là CEO của Pepsico. Để có thể đưa Sculley về với công ty, Apple đã phải đưa ra cái giá không hề nhỏ cùng với những ưu đãi vô cùng hấp dẫn. Mặc dù Jobs đã gặp Sculley bốn tháng liên tiếp, nhưng Sculley vẫn liên tục từ chối vì nhận ra rằng mình sẽ không thể làm gì được khi Apple đang thời kì xuống dốc như vậy. Đứng trước sự phân vân của Sculley, Jobs đã nói lớn tiếng hỏi: “Anh muốn tiếp tục bán nước đường trong nửa phần đời còn lại của mình hay muốn có một cơ hội thay đổi thế giới?”
Câu nói này đã tác động mạnh mẽ tới điểm nhạy cảm nhất của Sculley. Sau một hồi đấu tranh tư tưởng, Sculley quyết định rời PepsiCo với điều kiện ưu việt để tới làm việc cho Apple với nhiều áp lực to lớn.
Về việc thu thập nhân tài để lập nên “nhóm hạng A”, Jobs đã từng trả lời phỏng vấn của tạp chí Fortune năm 1998 như sau: “Thứ chúng tôi cần chỉ là bốn hệ thống sản phẩm lớn, nếu chúng tôi có thể xây dựng thành công những hệ thống này, chúng tôi có thể dùng “nhóm hạng A” để hoàn thành từng hạng mục, chứ không cần “nhóm hạng B” hay “nhóm hạng C”.
Cũng có nghĩa là, chúng tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ với hiệu suất cao hơn. Kết cấu tổ chức như vậy đơn giản, thực tế, phân công rõ ràng, tiện quản lí. Đây chính là phong cách của tôi – “tinh giản và chuyên tâm”.
Jobs tôn sùng sự tinh giản và hiệu suất. Do đó mà kết câu tổ chức của Apple vô cùng đơn giản. Một người phụ trách một bộ phận lập trình, một người phụ trách khai thách phần mềm, một người kiêm thiết kế, hoạt động của hàng hay marketing toàn cầu. Chính vì điều đó, ở Apple không bao giờ thấy tình trạng nhiều người lãnh đạo. Mỗi nhân viên đều biết mình làm gì, mình chịu dưới quyền của ai, và mình phải báo cáo công việc với ai. Mỗi lãnh đạo đều biết rõ họ cần quản lý và đào tạo những ai, đốc thúc và truyền động lực cho ai. Chính vì điều đó, đã khiến cho bộ máy nhân sự chưa bao giờ dễ dàng hơn trong việc quản lý.
Sự đơn giản và tinh tế, chú trọng vào sáng tạo càng tốt sẽ khiến hiệu quả mang lại càng cao. Chính vì việc đơn giản, nhưng lại tập trung đầu tư vào những thứ thiết yếu sẽ khiến cho khả năng chiến đấu của nhóm hạng A phát triển toàn lực và phát huy tốt nhất khả năng của họ. Tâm huyết của Jobs đã khiến ông trở thành người lãnh đạo đáng ngưỡng mộ trên khắp thể giới và Apple trở thành nơi làm việc lý tưởng mà ai cũng mong muốn được trải nghiệm. Đó chính là nhờ vào cách quản lý và tổ chức của một nhà quản chuyên nghiệp.