Có rất nhiều nguyên nhân khiến nhân viên của bạn nghỉ việc. Là một nhà lãnh đạo, bạn cần hiểu nhân viên của bạn cần gì, muốn gì và đang không hài lòng với điều gì. Từ đó điều chỉnh và tạo môi trường làm việc thoải mái cho nhân viên. Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu ngay 5 sai lầm trong cách quản lý có thể trở thành lý do khiến nhân viên nhân viên nghỉ việc hàng loạt mà nhà quản lý cần lưu ý ngay trong bài viết bên dưới nhé!
Bật mí 5 lý do khiến nhân viên nghỉ việc hàng loạt mà quản lý cần lưu ý
1. Không có cơ hội thăng tiến
Ngoài tiền lương, đa số nhân viên đều quan tâm đến yếu tố thăng tiến nghề nghiệp khi làm việc tại một công ty mình đang làm việc. Thăng tiến nghề nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng với họ, giúp họ khẳng định bản thân. Dù là nhân viên giỏi hay dở họ đều mong muốn đuợc học hỏi, rèn luyện và phát triển thêm những kỹ năng và kinh nghiệm của họ.
Đa số nhân viên muốn nhìn thấy triển vọng phát triển trong tương lai và muốn có cái gì đó để họ cố gắng đạt được. Những nhân viên giỏi luôn muốn có những thử thách trong quá trình làm việc để tạo ấn tượng tốt với cấp trên. Không ai muốn bị coi là không quan trọng trong công ty hoặc có thể thay thế bất cứ lúc nào. Sẽ thật tốt nếu họ được thăng tiến tại chính nơi họ đang làm việc.
Nếu công ty không có kế hoạch đào tạo và phát triển chuyên môn lẫn kỹ năng cho nhân viên thì điều này cũng góp phần tạo nên tình trạng nhân viên rời bỏ. Do vậy, bạn nên xây dựng hệ thống đánh giá năng lực dựa trên hiệu quả công việc để làm cơ sở cho việc cất nhắc nhân viên. Nếu nhân viên của bạn biết họ cần cải thiện bản thân ở chỗ nào và như thế nào, nhiều khả năng họ sẽ ở lại và tìm kiếm cơ hội được thăng chức.
Xem thêm: Mật mã thành công: 6 bí quyết giúp bạn thăng tiến trong công việc nhanh chóng
2. Không được công nhận là lý do phổ biến khiến nhân viên nghỉ việc hàng loạt
Bất kì nhân viên nào cũng muốn được cấp trên công nhận khả năng của mình. Đặc biệt là khi họ đã cố gắng rất nhiều để hoàn thành nhiệm vụ. Vì thế, hãy ghi nhận công khai những nhân viên có công với mọi người. Đừng dùng những lời khen sáo rỗng hay nghĩ rằng đó là việc hiển nhiên mà họ phải làm. Điều đó sẽ làm họ mất động lực làm việc và ngày càng chống đối bạn.
3. Sếp không công bằng
Không ai muốn làm việc trong một môi trường có một sự phân biệt nào đó. Hoặc sếp luôn đánh giá không công bằng giữa các nhân viên. Khi môi trường làm việc tồn tại sự bất bình đẳng thì việc giữ các nhân viên ở lại rất khó. Các nhân viên sẽ cảm thấy công sức của mình xem như là vô nghĩa và công ty không tôn trọng mình. Từ đó tạo cho họ sự bất mãn và họ sẽ nghỉ việc sớm.
Xem thêm: Tại sao không nên so sánh nhân viên với nhau? Đâu là kỹ năng quản lý giỏi nên có
4. Không giữ đúng cam kết khiến nhân viên nghỉ việc hàng loạt vì bị mất lòng tin
Lãnh đạo là người có uy tín, được mọi người tin tưởng và nghe theo. Vì thế, việc cấp trên không giữ đúng cam kết trở thành điều tối kỵ trong quán trình quản lý. Lời cam kết minh chứng cho sự tin tưởng của bạn và nhân viên. Nếu nhân viên đã hoàn thành được những gì bạn yêu cầu thì bạn phải thực hiện đúng lời hứa.
5. Đặt mục tiêu “quá xa vời”
Mục tiêu là động lực giúp nhân viên cố gắng làm việc. Nhưng nếu mục tiêu quá cao sẽ làm cho nhân viên cảm thấy áp lực vì lo sợ sẽ không hoàn thành công việc. Vì thế, bạn phải biết phân chia mục tiêu công việc phù hợp cho từng người, từng nhóm để họ có thể thực hiện được. Tuy nhiên, đó cũng không phải là những mục tiêu quá đơn giản. Đôi khi bạn cần phải tạo ra những thử thách cho nhân viên. Vì đa số các nhân viên giỏi đều muốn làm việc trong môi trường đầy thử thách, điều đó khiến họ phải nỗ lực hết khả năng để giải quyết.
Là lãnh đạo, đừng để nhân viên nghỉ việc hàng loạt. Những sai lầm trong cách quản lý của bạn sẽ làm nhân viên mất dần năng lượng làm việc và bạn ngày càng mất dần nhân lực. Với 5 lý do trên hy vọng có thể giúp ích cho bạn trong việc kiểm soát nguồn nhân lực của mình.
Đừng quên theo dõi Việc Làm 24h thường xuyên để không bỏ lỡ bất kỳ kỹ năng mềm và thông tin cần thiết liên quan đến ngành nghề nhé!
Xem thêm: Làm việc 4 ngày 1 tuần: Liệu có thành xu hướng tương lai hay chỉ sớm nở chóng tàn?