Một số mẫu nội quy công ty ngắn gọn đúng chuẩn mà doanh nghiệp nên biết

Nội quy công ty là văn bản quan trọng không thể thiếu để đảm bảo hoạt động nề nếp và kỷ luật. Vậy nội quy công ty là gì? Mục đích sử dụng của bảng nội quy công ty là gì? Làm cách nào để xây dựng nội quy đúng chuẩn? Mời mọi người cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tham khảo các mẫu nội quy công ty ngắn gọn mới nhất 2023 qua bài viết dưới đây nhé!

Nội quy công ty là gì?

nội quy công ty
Nội quy công ty là gì?

Nội quy công ty là văn bản kỷ luật được ban hành nhằm cụ thể hóa các quy định chưa được thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng lao động hoặc trong quy định của bộ luật lao động. Văn bản này có giá trị bắt buộc đối với người lao động và cả người sử dụng lao động. Mẫu nội quy công ty có thể sử dụng không giới hạn thời gian và thường được niêm yết tại một vài vị trí cụ thể tại doanh nghiệp.

Hiểu đơn giản thì nội quy làm việc công ty là những quy định về vấn đề kỷ luật mà người lao động bắt buộc phải tuân theo khi làm việc tại doanh nghiệp. Đồng thời, nội quy công ty chính là cơ sở quan trọng để người sử dụng lao động điều chỉnh hành vi của người lao động.

Xem thêm: Thế nào là một công ty tốt? Bật mí 7 yếu tố của môi trường làm việc lý tưởng

Mục đích của nội quy làm việc công ty là gì?

nội quy công ty
Mục đích của nội quy làm việc công ty là gì?

Nội quy công ty thể hiện kỳ vọng của công ty đối với người lao động, nhờ đó, người lao động có thể chuẩn hóa hành vi, ứng xử tại nơi làm việc. Đồng thời đây còn là nền tảng quan trọng giúp người sử dụng lao động quản lý nhân viên hiệu quả. Nội quy công ty giúp doanh nghiệp có cơ sở giải quyết các khiếu nại hoặc tranh chấp xảy ra.

Doanh nghiệp chỉ được quyền xử lý kỷ luật nếu người lao động có hành vi vi phạm được quy định cụ thể trong nội quy. Có 3 hình thức xử lý kỷ luật người lao động gồm:

  • Khiển trách (bằng miệng và/hoặc bằng văn bản)
  • Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng
  • Cách chức, sa thải

Bên cạnh đó, người lao động có trách nhiệm nghiên cứu kỹ nội quy làm việc công ty để tránh vi phạm nội quy. Người lao động có thể phản hồi trực tiếp với người sử dụng lao động khi cảm thấy nội quy không hợp lý nhằm giúp xây dựng nội quy hiệu quả cho cả hai phía. Đồng thời, người lao động đảm bảo được quyền lợi trong quá trình làm việc. 

Cách xây dựng mẫu nội quy công ty ngắn gọn đúng chuẩn

nội quy công ty
Cách xây dựng mẫu nội quy công ty ngắn gọn đúng chuẩn

Bước 1: Nội quy cần quy định những gì?

Nội quy phải được xây dựng dựa trên các tiêu chí và chuẩn mực riêng của công ty. Điều đầu tiên bạn cần làm đó là xác định nội quy cần gì? Để làm được điều này, hãy quan sát đội ngũ nhân viên cũng như đội ngũ quản lý và rút ra những thiếu sót còn tồn tại để đưa ra quy định tương ứng.

Bước 2: Xây dựng nội quy chi tiết

Nội quy doanh nghiệp nên được xây dựng chi tiết từng phần với các quy chế thưởng phạt rõ ràng khi nhân viên phạm lỗi. Nội quy công ty càng được xây dựng đầy đủ, hợp lý và chặt chẽ sẽ tránh trường hợp nhân viên tìm thấy sơ hở để “lách luật” hoặc đùn đẩy trách nhiệm. 

Bước 3: Thông báo nội quy

Doanh nghiệp cần phải ra thông báo về nội quy mới được ban hành đến toàn bộ nhân viên và đảm bảo mọi người đều phải nắm rõ. Nhằm hạn chế các xung đột không mong muốn, doanh nghiệp có thể yêu cầu nhân viên ký xác nhận vào văn bản thông báo áp dụng các quy định mới đó.

Bước 4: Cập nhật và sửa đổi nội quy khi cần thiết

Sau khi áp dụng nội quy, doanh nghiệp có thể điều chỉnh và cập nhật nội quy khi nhận được những khiếu nại hoặc phản hồi mang tính chất xây dựng hợp lý của nhân viên, đương nhiên phải đảm bảo phù hợp với nhu cầu của công ty.

Bảng nội quy gồm những nội dung chính gì?

nội quy công ty
Bảng nội quy công ty gồm những nội dung chính gì?

Thông thường các bảng nội quy công ty gồm những nội dung chính sau đây:

  1. Thái độ, tác phong: Về tác phong, nề nếp, thái độ làm việc, trang phục làm việc,…
  2. Thời gian làm việc: Về thời gian bắt đầu và kết thúc giờ làm việc, thời gian nghỉ trưa trong ngày làm việc, thời gian làm việc trong một tuần; các ngày nghỉ lễ, nghỉ tết hoặc nghỉ phép trong năm,…
  3. Vệ sinh và an toàn lao động: Những quy định về vệ sinh lao động tại nơi làm việc, bảo hộ lao động hoặc an toàn phòng cháy chữa cháy,… 
  4. Bảo vệ tài sản và bảo mật kinh doanh: Những cam kết liên quan đến bí mật kinh doanh – công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ,… nhằm tránh trục lợi cá nhân và giảm thiểu rủi ro gây thất thoát kinh tế cho doanh nghiệp.
  5. Phòng chống quấy rối tình dục: Những quy định liên quan đến các hành vi bị coi là quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
  6. Các hành vi vi phạm kỷ luật của người lao động: Về các hành vi được xem là vi phạm kỷ luật tại nơi làm việc với mức độ xử phạt tương ứng.
  7. Trách nhiệm quản lý tài sản công ty: Đề cập đến ý thức bảo vệ, tiết kiệm khi sử dụng tài sản chung của công ty; đồng thời nhân viên không được phép tự ý sử dụng tài sản của công ty khi chưa được phép.

Xem thêm: Các chế độ nghỉ phép và cách viết đơn xin nghỉ phép phổ biến hiện nay

Mẫu nội quy công ty ngắn gọn đúng chuẩn 2023

A – Thời gian làm việc và nghỉ ngơi

1/ Thời gian làm việc:

– Thời gian làm việc trong tuần:

+ Số giờ: 40 giờ/tuần

+ Số ngày: 05 ngày

+ Ngày cụ thể: Từ thứ Hai đến thứ Sáu

– Thời gian làm việc trong ngày:

+ Số giờ: 08 giờ/ngày

+ Sáng: Từ 8:30 đến 12:00

+ Chiều: Từ 13:00 đến 17:30

2/ Thời gian nghỉ ngơi:

– Nghỉ trưa: Từ 12:00 đến 13:00

– Nghỉ hàng tuần: Thứ Bảy và Chủ nhật.

Thời gian làm việc có thể điều chỉnh tuỳ vào yêu cầu công việc hoặc điều kiện thực tế. Việc điều chỉnh thời gian làm việc phải được thông báo để toàn bộ người lao động được nắm thông tin.

Đối với trường hợp người lao động phải làm việc trong những ngày nghỉ trong tuần và giờ nghỉ do tính chất công việc thì sẽ được bố trí thời gian nghỉ luân phiên thích hợp.

B – Nghỉ ngày lễ

Người lao động được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương 10 ngày lễ trong năm, cụ thể:

+ Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch)

+ Tết Nguyên đán: 05 ngày (ngày 1 tháng 1 âm lịch)

+ Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (mùng 10 tháng 3 âm lịch)

+ Ngày Chiến thắng: 01 ngày (30 tháng 4 dương lịch)

+ Ngày Quốc tế Lao động: 01 ngày (1 tháng 5 dương lịch)

+ Ngày Quốc Khánh: 01 ngày (2 tháng 9 dương lịch).

Người lao động được phép nghỉ bù vào các ngày làm việc tiếp theo hoặc dựa theo sự sắp xếp của Giám đốc Công ty nếu những ngày nghỉ trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần.

C – Nghỉ phép năm

1/ Người lao động phải có đủ 12 tháng làm việc tại công ty thì mới được nghỉ 12 ngày phép năm và được hưởng nguyên lương.

2/ Đối với trường hợp người lao động làm không đủ năm (dưới 12 tháng) thì Số ngày được nghỉ hàng năm = (Số ngày nghỉ hàng năm + Số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có) / 12 tháng) x  Số tháng làm việc thực tế trong năm để tính. Lấy kết quả làm tròn số hàng đơn vị, nếu phần thập phân lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì có thể làm tròn lên 01 đơn vị.

3/ Cứ 05 năm làm việc thì người lao động sẽ được tăng thêm 01 ngày nghỉ.

4/ Lịch nghỉ phép hàng năm:

– Mỗi tháng người lao động có 01 ngày nghỉ, nếu không nghỉ thì ngày phép đó sẽ được cộng dồn cho những tháng sau. Người lao động cũng có thể sử dụng 01 lần phép năm nếu không gây ảnh hưởng đến công việc.

– Người lao động muốn nghỉ phép phải có đơn xin phép và được sự đồng ý của người trực tiếp quản lý. Nếu có bất kỳ thay đổi nào gây ảnh hưởng đến lịch nghỉ phép, người lao động phải thông báo kịp thời cho quản lý. Mọi sự thay đổi liên quan đến số ngày phép đã được chấp nhận trước đó phải tuân thủ theo trình tự như lần xin phép ban đầu.

– Trong các trường hợp người lao động nghỉ từ 05 ngày trở lên phải làm đơn xin phép trước 02 tuần.

– Trong trường hợp khẩn cấp hoặc cần xin nghỉ trong ngày, người lao động có thể thông báo bằng điện thoại cho người quản lý trực tiếp trước thời gian làm việc sáng hôm đó.

5/ Khi nghỉ hàng năm, người lao động nếu đi bằng đường bộ, đường sắt hoặc đường thủy mà số ngày đi đường cho cả lượt đi và lượt về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi, người lao động sẽ được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hàng năm, tuy nhiên chỉ được tính 01 lần nghỉ trong năm.

6/ Giải quyết số ngày phép chưa sử dụng hết trong năm:

– Trường hợp người lao động chưa sử dụng hết thì ngày nghỉ còn lại sẽ được chuyển sang năm kế tiếp. Tuy nhiên, người lao động bắt buộc phải nghỉ hết ngày phép trước Quý I của năm sau, tức là trước ngày 31/3 của năm sau.

Xem thêm: Tìm hiểu cách tính ngày nghỉ phép năm chuẩn nhất người lao động cần biết

– Trường hợp người lao động do thôi việc, mất việc hoặc vì các lý do khác chưa thể nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm sẽ được thanh toán bằng tiền cho những ngày chưa nghỉ.

Hoặc bạn có thể download mẫu tại đây:

Mẫu 1: Nội quy công ty sản xuất

Mẫu 2: Nội quy công ty xây dựng

Mẫu 3: Nội quy công ty thương mại  

Có phải đăng ký nội quy công ty với cơ quan nhà nước không?

nội quy công ty
Nội quy công ty ngắn gọn, rõ ràng và hợp lý giúp công ty hoạt động kỷ luật

Khoản 1 Điều 119 Bộ Luật lao động 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 quy định: Nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì phải đăng ký nội quy lao động với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi mà người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh.

Kết luận

Nội quy là văn bản quan trọng để đảm bảo sự thống nhất trong toàn doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin hữu ích mà Việc Làm 24h chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu hơn về nội quy công ty. Hãy tham khảo và download mẫu ngắn gọn đúng chuẩn trên để xây dựng nội quy phù hợp nhất. Đừng quên theo dõi các bài viết mới nhất mà Nghề Nghiệp Việc Làm 24h để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác bạn nhé!

Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

Xem thêm: Hybrid Working là gì: Người lao động khao khát, doanh nghiệp chưa sẵn sàng

Bài viết liên quan

Cùng chuyên mục