Thị trường biến động không ngừng đã tạo áp lực lớn đến việc quản lý các chiến lược kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Để đối mặt với những thách thức trong kinh doanh, các nhà lãnh đạo đã áp dụng một công cụ hữu ích với tên gọi là: “Mô hình 7S” – phát minh vĩ đại của McKinsey. Vậy chính xác mô hình 7S là gì? Đâu là điểm quan trọng trong mô hình 7S của McKinsey? Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về mô hình qua bài viết dưới đây nhé!
Mô hình 7S là gì?
Mô hình 7S là công cụ quản lý chiến lược do tập đoàn tư vấn McKinsey & Company phát triển- một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn chiến lược toàn cầu. Mô hình này ra đời vào những năm 1980, nhanh chóng trở thành một công cụ quan trọng và được sử dụng rộng rãi. Công cụ này được dùng để phân tích, cải thiện hiệu quả hoạt động của các tổ chức, công ty hay doanh nghiệp.
Mô hình 7S gồm 7 yếu tố cơ bản của một tổ chức, cụ thể như sau:
- Strategy (Chiến lược).
- Structure (Cơ cấu tổ chức).
- Systems (Hệ thống).
- Skills (Kỹ năng).
- Staff (Nhân sự).
- Style (Phong cách lãnh đạo).
- Share values (Giá trị chung).
Mô hình này sẽ đối chiếu các yếu tố để đảm bảo sự hài hoà và hiệu quả trong việc thực hiện chiến lược. Những yếu tố này được chia thành 2 nhóm chính: yếu tố “mềm” và yếu tố “cứng”.
Các yếu tố trong mô hình 7S của McKinsey
Yếu tố “mềm”
Strategy (Chiến lược): Strategy được xem là điểm quan trọng trong mô hình của McKinsey. Dựa vào yếu tố này, doanh nghiệp có thể xác định hướng đi, mục tiêu và kế hoạch hoạt động. Từ đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trên hành trình chinh phục mục tiêu. Strategy phản ánh sự tập trung vào cách tổ chức định vị, cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Đồng thời, yếu tố này cũng cân nhắc về tương lai và cách doanh nghiệp phát triển.
Structure (Cơ cấu tổ chức): Yếu tố này liên quan đến cách doanh nghiệp xây dựng và tổ chức các bộ phận, đơn vị hoạt động. Structure chính là lời giải đáp cho những câu hỏi:
- “Ai đứng đầu?”.
- “Ai đảm nhận trách nhiệm?”
- “Quyền hạn ở mỗi cấp bậc là gì?”.
Đồng thời, đây còn là yếu tố đảm bảo sự phối hợp và mối liên kết giữa các bộ phận trong doanh nghiệp.
System: bao gồm các quy trình, quy định, cơ chế hoạt động và những công cụ quản lý được áp dụng trong doanh nghiệp. Yếu tố này đảm bảo tính hiệu quả của chiến lược và tạo dựng nên khung cơ bản cho các hoạt động hằng ngày của doanh nghiệp.
Yếu tố “cứng”
Skills (Kỹ năng): Skills là yếu tố liên quan đến khả năng và năng lực của nhân sự trong doanh nghiệp. Từ lãnh đạo đến nhân viên của mỗi bộ phận, mỗi người đều sẽ đóng góp một phần kỹ năng chuyên môn để thực hiện chiến lược.
Staff (Nhân sự): Staff được dùng để mô tả nguồn nhân lực của tổ chức. Đối với một doanh nghiệp, nguồn nhân sự chính là “sức mạnh nội tại” để chinh phục mọi khó khăn, thách thức trên hành trình kinh doanh. Vì vậy, một doanh nghiệp cần đảm bảo đủ số lượng, chất lượng nhân viên với mỗi vị trí công việc, mục tiêu chiến lược của tổ chức.
Style (Phong cách lãnh đạo): Style biểu thị phong cách lãnh đạo và quản lý trong một tổ chức. Yếu tố này có thể ảnh hưởng đến phương thức làm việc, cách quyết định và thái độ của nhân viên trong quá trình đồng hành cùng doanh nghiệp.
Share values (Giá trị chung): Share values là yếu tố thể hiện những giá trị, tôn chỉ và văn hoá của tổ chức. Yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc điều hướng hành vi, quyết định trong tổ chức. Đồng thời, style còn thúc đẩy tính đoàn kết, đồng lòng và tập trung vào mục tiêu chung của tập thể.
3 đặc điểm quan trọng trong mô hình 7S của McKinsey
Một số điểm quan trọng bạn cần lưu ý khi áp dụng mô hình này là:
Tính toàn diện và khả năng tương tác
Mô hình 7S nhấn mạnh sự tương tác giữa các yếu tố. Do đó, để đạt được hiệu quả cao, doanh nghiệp cần xem xét và tập trung vào cả 7 yếu tố cùng lúc. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp không chỉ tập trung vào một hoặc một số yếu tố mà bỏ qua những yếu tố khác. Vì sự tương tác giữa các yếu tố có thể tạo ra một “làn sóng” lan truyền trong doanh nghiệp.
Chẳng hạn, một chiến lược hiệu quả sẽ yêu cầu doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức và phát triển nhân lực phù hợp.
Thay đổi liên tục
Mô hình 7S không phải là một công cụ tĩnh, tức là chỉ sử dụng một lần và dùng mãi mãi. Từng yếu tố có thể thay đổi theo thời gian và tình hình của doanh nghiệp.
Trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp thường phải đối mặt với sự biến đổi không ngừng từ môi trường ngoại vi và nội vi. Việc duy trì sự linh hoạt, sẵn sàng thích nghi với những biến đổi là điểm mấu chốt để doanh nghiệp tồn tại. Do đó, các nhà quản lý, lãnh đạo cần theo dõi, đánh giá và điều chỉnh mô hình 7S liên tục. Đây là cách giúp doanh nghiệp đảm bảo mô hình phản ánh đúng tình hình và đáp ứng được những yêu cầu thay đổi.
Ứng dụng trong cả kinh doanh và công việc hằng ngày
Mô hình 7S không chỉ dành cho cấp quản lý cấp cao mà còn được áp dụng trong nhiều mức quản lý khác và những nhiệm vụ công việc hằng ngày. Để mô hình này thực sự hiệu quả, các nhân viên cơ sở cần hiểu và đóng góp tích cực vào việc triển khai 7 yếu tố trong mô hình.
Các nhân viên có thể đánh giá và cung cấp thông tin cũng như mức độ tương tác giữa các yếu tố trong quá trình làm việc. Đồng thời, những phản hồi từ nhân viên cơ sở sẽ là nền tảng quan trọng trong việc điều chỉnh, tối ưu mô hình 7S. Từ đó, doanh nghiệp đáp ứng được sức mạnh trước những nhu cầu, thách thức của tổ chức.
Tầm quan trọng của mô hình 7S đối với doanh nghiệp
Đánh giá hiện trạng của doanh nghiệp
Mô hình 7S giúp doanh nghiệp đánh giá hiện trạng của 7 yếu tố cơ bản trong việc tổ chức, hoạt động. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể nhận ra những điểm mạnh và hạn chế của mình.
Phân tích chiến lược
Mô hình 7S mang lại phương thức tiếp cận toàn diện để phân tích chiến lược hiện tại của tổ chức. Doanh nghiệp có thể đánh giá khả năng thực hiện chiến lược trong tương lai bằng cách đối chiếu chiến lược với những yếu tố “mềm” và “cứng” khác nhau. Dựa vào đó, doanh nghiệp có thể đề xuất những điểm cần điều chỉnh để đạt được hiệu quả cao nhất.
Xem thêm: 10 cách xây dựng chiến lược tuyển dụng tối ưu, giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp
Thúc đẩy sự thay đổi của tổ chức
Mô hình 7S là công cụ mạnh mẽ để thúc đẩy sự thay đổi và cải tiến trong tổ chức. Công cụ này giúp doanh nghiệp xác định các yếu tố cần thay đổi và điều chỉnh. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng nhận ra những khó khăn, thách thức đang tồn tại và thích ứng nhanh với môi trường kinh doanh thay đổi liên tục.
Triển khai mô hình 7S đòi hỏi sự cam kết từ các nhà quản lý, lãnh đạo. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần tạo điều kiện thuận lợi để đào tạo nhân viên, tăng sự gắn kết giữa các bộ phận trong quá trình thay đổi.
Tối ưu hoá quy trình làm việc
Mô hình 7S mang lại cái nhìn tổng quan về tổ chức và giúp tối ưu hoá quy trình làm việc. Khi xem xét và tối ưu hoá quy trình làm việc, doanh nghiệp có thể cải thiện hiệu suất và năng suất lao động. Điều này giúp doanh nghiệp hạn chế sự lãng phí, tăng tính cạnh tranh và cải thiện khả năng thích ứng với sự biến đổi của môi trường kinh doanh.
Ưu điểm và hạn chế của mô hình 7S
Ưu điểm
So với mô hình truyền thống chỉ tập trung vào chiến lược và cấu trúc, mô hình 7S giúp doanh nghiệp đánh giá về phương thức hoạt động, cách tổ chức tổng quan hơn. Bên cạnh đó, mô hình này còn giúp sắp xếp quy trình, hệ thống, con người và giá trị của một tổ chức.
Mô hình 7S phân tích chi tiết 7 yếu tố và mối quan hệ giữa chúng. Công cụ này giúp doanh nghiệp không bỏ sót bất kỳ lỗ hổng nào trong quá trình thay đổi chiến lược.
Hạn chế
Mô hình 7S không đánh giá một số yếu tố quan trọng khác như quản lý rủi ro hay cơ hội trong quá trình so sánh, đối chiếu các hoạt động tổ chức. Các vấn đề về môi trường, văn hoá cũng không được đề cập trong mô hình 7S.
Khi áp dụng mô hình này, người quản lý cần phải có kiến thức chuyên sâu về thị trường kinh doanh và cách vận hành doanh nghiệp để triển khai đúng cách. Chỉ có như vậy, doanh nghiệp mới có thể dự đoán được mức độ thành bại của một chiến lược, kế hoạch sẽ thực thi trong tương lai.
Mô hình 7S của McKinsey trong thực tiễn
Mô hình 7S của McKinsey đã được áp dụng thành công trong nhiều doanh nghiệp và tổ chức trên toàn thế giới.
Mô hình 7S của Vinamilk
Tập đoàn Vinamilk – doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất sữa và thực phẩm liên quan đến sữa tại Việt Nam là ví dụ về mô hình 7S nổi bật. Thương hiệu đã áp dụng mô hình 7S để tái cơ cấu tổ chức và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Khi áp dụng giải pháp này, Vinamilk đã phân tích chi tiết từng yếu tố trong mô hình để định hướng lại chiến lược kinh doanh. Bên cạnh đó, Vinamilk còn sử dụng mô hình để tối ưu hóa cơ cấu tổ chức và cải thiện hệ thống quản lý. Kết quả là Vinamilk đã nhanh chóng thích ứng với sự biến đổi của thị trường, duy trì vị thế dẫn đầu trong ngành công nghiệp sữa.
Mô hình quản lý 7S của Nhật Bản
Các doanh nghiệp Nhật Bản thường sử dụng Mô hình để duy trì phong cách quản lý truyền thống và giữ vững giá trị cốt lõi trong quá trình phát triển. Những công ty lớn như Toyota, Sony và Panasonic đều áp dụng mô hình này để cải thiện mức độ chuyên nghiệp, khéo léo trong kinh doanh và củng cố uy tín trong lòng khách hàng. Phong cách quản lý đậm chất truyền thống, tập trung vào giá trị chung đã giúp các doanh nghiệp Nhật Bản vượt qua những khó khăn và nhanh chóng phát triển trên thị trường toàn cầu.
Mô hình 7S của công ty Honda
Honda – một trong những nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới – đã ứng dụng mô hình để tối ưu hóa cơ cấu tổ chức và phát triển nhân lực. Thông qua việc tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, Honda đã nâng cao kỹ năng, năng lực của đội ngũ, từ đó cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Mô hình 7S đã hỗ trợ Honda xây dựng nền tảng vững chắc, giúp họ duy trì vị thế hàng đầu trong ngành công nghiệp ô tô và tiếp tục đạt được thành công lớn trên thị trường toàn cầu.
Kết luận
Mô hình 7S của McKinsey là một công cụ quản lý chiến lược hiệu quả, đã được chứng minh hiệu quả qua việc áp dụng thành công tại nhiều doanh nghiệp và tổ chức hàng đầu thế giới.
Nghề Nghiệp Việc Làm 24h hy vọng bài viết sẽ là nguồn tham khảo hữu ích để bạn hiểu rõ hơn về mô hình 7S. Đừng quên theo dõi Việc Làm 24h để không bỏ lỡ những thông tin mới nhất nhé!
Xem thêm: Tăng lương cơ sở, các bậc lương trung cấp thay đổi như thế nào?