Nguyên nhân chính khiến nhân viên nhảy việc liên tục

nguyen-nhan-chinh-khien-nhan-vien-nhay-viec-lien-tuc-hinh-anh-1
Nhân viên liên tục nhảy việc, vì sao?

1. Không tìm hiểu về luật lao động

Thông thường, đối với những bạn sinh viên mới ra trường thì nhu cầu tìm kiếm công việc cao, họ thường không có nhiều kiến thức về luật lao động hay chưa có quan tâm nhiều đến luật lao động. Nhiều nhà tuyển dụng đã tha hồ đưa ra các yêu cầu về lương, hợp đồng có lợi cho phía nhà tuyển dụng mà đôi khi chưa nghĩ đến ứng viên.
Nhà tuyển dụng có thể đưa ra yêu cầu thử việc trong vòng 1 – 3 tháng không lương mà trong khi đó, luật lao động quy định mức lương thử việc thường bằng 80% lương chính thức. Điều này có thể nhân viên chấp nhận ở lúc ban đầu mới nhận việc, tuy nhiên sau một thời gian làm việc hăng hái nhưng lương thì không có, dễ sinh ra chán nản và từ bỏ công việc ở công ty này.

Vừa mới ra trường nên có thể từ sức ép phải kiếm được việc làm, lương tương đối để tự lo cho bản thân, phụ giúp cho gia đình nên họ thường tìm việc ở nhiều nơi hơn là một nơi cố định.

2. Không hòa nhập được với văn hóa, tập tục công ty

nguyen-nhan-chinh-khien-nhan-vien-nhay-viec-lien-tuc-hinh-anh-2
Không phải nhân viên mới nào cũng có thể thích nghi được với tập tục, văn hóa công ty

Những nhân viên mới gia nhập vào công ty, ai cũng là những lính mới, chưa quen với những nhân viên cũ ở công ty đừng nói chi là văn hóa của công ty này. Việc hòa nhập với văn hóa của công ty khi mình là nhân viên mới, đó là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, với mỗi người có những tính cách khác nhau, họ sẽ có thể chấp nhận hòa mình vào những văn hóa mà tính cách họ vẫn cảm thấy thoải mái làm việc. Ví dụ nếu như vừa được nhận vào làm ở một công ty điện tử, lương thử việc chỉ chưa đầy 2 triệu, mà chiều nào cũng phải đi nhậu với anh em đồng nghiệp và luôn là người trả tiền. Thử hỏi, nhân viên mới nào có thể chịu đựng được điều này.

3. Bị bắt nạt

nguyen-nhan-chinh-khien-nhan-vien-nhay-viec-lien-tuc-hinh-anh-3
Nhân viên mới thường bị những “ma cũ” bắt nạt

Nhiều nhân viên mới thường đau đầu về vấn đề này. Một số công ty thường có tình trạng “ma cũ bắt nạt ma mới”, nếu mới vào có ấn tượng tốt, “hợp cạ” với nhân viên cũ thì không sao, nhưng lỡ không may làm phật lòng, gây ác cảm với “tiền bối”, sẽ gặp những khó khăn trong công việc sớm thôi. Đi trễ vài phút cũng sẽ bị nhắc nhở, giao nhiều công việc mà không hướng dẫn gì, phân biệt người mới, không sự giúp đỡ…Chính những điều này sớm muộn gì nhân viên mới sẽ không chịu được tình trạng “cô lập” và “dứt áo” ra đi.

Trên đây là 3 nguyên nhân chính khiến cho các nhân viên nhảy việc liên tục, nhà tuyển dụng nên lưu ý và có những biện pháp phù hợp để những nhân viên tài năng mới tuyển không phải lại vì thế mà tiếp tục nhảy việc.

Bài viết liên quan

Cùng chuyên mục