Hội chứng Monophobia: Khi người trẻ luôn sợ cô đơn

Ai mà chẳng sợ bị bỏ rơi, sợ bị cô đơn. Thế nhưng khi nỗi sợ ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tinh thần thì đó không còn là cảm giác bình thường. Nó được gọi là Monophobia – hội chứng sợ cô đơn . Cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu kỹ hơn hội chứng sợ cô đơn là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách để vượt qua những cơn cô đơn này. 

Hội chứng Monophobia là gì?

Monophobia (hay Eremophobia, hay Autophobia) là thuật ngữ dùng để chỉ hội chứng sợ hãi khi phải ở một mình hoặc ở trong tình trạng đơn độc, cô đơn, bị bỏ rơi.

Một số khái niệm gần với Monophobia khác gồm: autophobia (chứng ám ảnh, sợ cô đơn); eremophobia (nỗi ám ảnh bởi sự cô đơn); isolophobia (chứng sợ bị cô lập). 

Đây không đơn thuần là cảm giác cô đơn trong thoáng chốc mà là nỗi sợ hãi và lo lắng đến tột độ, bất an thậm chí suy giảm sức khoẻ khi bạn rơi vào một trong các hoàn cảnh: 

  • Xa rời người thân
  • Ở một mình 
  • Cảm thấy bị phớt lờ, bị cô lập
  • Một mình trải qua cảnh nguy hiểm
  • Sống cô độc
monophobia
Hội chứng sợ cô đơn là cảm giác sợ hãi, lo lắng tột độ khi nghĩ tới việc ở một mình hoặc bị bỏ rơi.

Đây là một trong những hội chứng ám ảnh thuộc nhóm các rối loạn lo âu, có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm và dẫn tới nhiều vấn đề tâm lý khác. Người mắc hội chứng sợ cô đơn thường đi kèm với nhiều vấn đề về rối loạn lo âu như:

  • Rối loạn lo âu xã hội
  • Rối loạn lo âu chia ly
  • Rối loạn lo âu lan tỏa
  • PTSD – rối loạn căng thẳng sau khi bị chấn thương 

Thực tế, việc sợ cô đơn khác với những nỗi sợ thông thường như sợ gián, sợ nhện, sợ độ cao, sợ không gian kín… 

Đôi khi chỉ nghĩ tới việc phải ở một mình cũng khiến người mắc Monophobia bị kích động và rơi vào lo âu, hoảng loạn. Người mắc hội chứng này thường phải trải qua những kinh nghiệm đáng sợ về việc bị bỏ rơi, cô đơn trong quá khứ. 

Xem thêm: Hội chứng trầm cảm cười: Môi mỉm cười nhưng lòng có thực sự đang vui?

monophobia
Đôi khi chỉ nghĩ thôi cũng đã khiến người mắc hội chứng sợ cô đơn phát hoảng lên rồi.

Dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp phải Monophobia

Hầu như ai cũng có những nỗi sợ và lo lắng khi phải đảm nhận công việc mới, khi đối mặt với việc bị từ chối, khi phải xử lý những việc khó khăn một mình, khi bị người yêu chia tay… Khi lo lắng hoặc cô đơn, bạn sẽ có cảm giác hồi hộp, đổ mồ hôi, tim đập nhanh, bồn chồn, tâm lý kích động hoặc trống trải, buồn đến nôn nao cả cõi lòng…

Tuy nhiên, với người mắc hội chứng sợ cô đơn, đó không chỉ đơn thuần là những cảm giác sẽ mất đi qua thời gian. Biểu hiện của hội chứng này có thể khó chịu và dữ dội hơn nhiều:

monophobia
Khi thăm khám, bác sĩ cần tìm hiểu cả tiền sử lẫn thể chất để xác định rõ triệu chứng.
  • Chóng mặt, buồn nôn thậm chí ngất xỉu khi ở một mình.
  • Lo lắng dữ dội quá mức so với bình thường.
  • Bị ám ảnh khi nghĩ tới việc phải ở một mình.
  • Nhạy cảm với việc bị thờ ơ dù quá mức.
  • Cảm giác bị phớt lờ/tách biệt ngay cả khi ở trong nhóm.
  • Luôn cố nỗ lực để không bị cô lập/phớt lờ.
  • Tức ngực, khó thở, nhịp tim tăng khi phải đối mặt với việc 1 mình, cô đơn hoặc bị bỏ rơi.
  • Gặp khó khăn với các khía cạnh khác của cuộc sống
  • Khó khăn ngay cả trong những mối quan hệ lành mạnh.
  • Luôn có niềm tin rằng luôn có điều gì đó cực tệ xảy ra nếu bị bỏ lại một mình.

Thông thường, sẽ tương đối khó nhận biết hội chứng sợ cô đơn, bởi không có dấu hiệu rõ ràng. 

Tuy nhiên, khi cảm thấy mình không thể vượt qua cảm giác khó chịu hoặc cuộc sống hàng ngày đang bị ảnh hưởng, nhất là trong 3 đến 6 tháng gần đây, bạn cần nhanh chóng thăm khám tâm lý. 

Hậu quả của Monophobia

monophobia
Hội chứng sợ cô đơn tác động tới cuộc sống nhiều hơn ta vẫn tưởng.

Hội chứng sợ cô đơn khiến người mắc gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống và sinh hoạt, đặc biệt là đời sống tình cảm; thậm chí có thể để lại hậu quả lâu dài trong tâm lý:

  • Đẩy bản thân vào căng thẳng, mệt mỏi.
  • Lo âu, phiền muộn và thường bị gắn mác “overthinking”.
  • Mất đi hứng thú trong cuộc sống, công việc, học tập.
  • Giảm năng suất khi làm việc hay học tập.
  • Giảm khả năng tập trung.
  • Thường phải từ chối những công việc độc lập hoặc làm 1 mình.
  • Thường phụ thuộc về cảm xúc trong các mối quan hệ và vướng vào những mối quan hệ độc hại.
  • Gặp khó khăn trong tạo dựng và duy trì các mối quan hệ: điều này khiến họ lại càng bị cuốn vào vòng luẩn quẩn: khó duy trì mối quan hệ – đánh mất mối quan hệ – càng trở nên lo âu, bất an – càng khó duy trì mối quan hệ…
  • Tăng nguy cơ trầm cảm. 
  • Dễ gặp các vấn đề khác liên quan về tâm lý
  • Thường đau đầu, thiếu máu não, suy nhược cơ thể, rối loạn giấc ngủ…

Xem thêm: Bóng ma trầm cảm gây hoảng sợ cho dân văn phòng: Làm sao để vượt qua?

Nguyên nhân nào khiến người ta lao đao vì Monophobia

Nguyên nhân thường gặp dẫn đến hội chứng sợ cô đơn là do người mắc phải trải qua những kinh nghiệm đau thương trong quá khứ; hoặc sang chấn tâm lý liên quan tới việc bị bỏ rơi.

Điều đó khiến não bộ luôn ghi nhớ những cảm xúc tệ, thậm chí rất tệ và kích hoạt lại nỗi sợ này như một cơ chế bảo vệ mỗi khi họ tiếp xúc với một tác nhân kích thích nào đó gợi kỷ niệm về việc ở một mình hoặc bị bỏ rơi. 

Sang chấn 

Nỗi sợ này có thể hình thành từ cú sốc lớn về biến động cuộc sống (mất đi người thân, bạn đời; bị bỏ rơi hoặc phản bội bởi người thân yêu tin cậy nhất…). Hoặc đôi khi, nỗi sợ phát triển từ những nghịch cảnh suốt quãng thời gian thơ ấu, những bạo hành về tâm lý suốt quãng đời tuổi dậy thì; hay những trải nghiệm đau thương ơkhông được chữa lành. 

Cụ thể, một vài trải nghiệm xấu có thể dẫn đến hội chứng sợ cô đơn như:

  • Bị lạm dụng
  • Cái chết của người thân
  • Cha mẹ ly hôn
  • Bạo lực gia đình
  • Bị bắt cóc 
  • Bị tai nạn/ chấn thương đau đớn khi ở một mình
  • Sang chấn tâm lý
  • Bị bỏ mặc/ bỏ rơi
  • Cha mẹ bị tâm thần hoặc lạm dụng chất kích thích

Di truyền

Bên cạnh các nguyên nhân trên, Monophobia đôi khi đến từ di truyền. Nhiều bệnh nhân sau khi thăm khám thì phát hiện ra trong gia đình cũng từng có người mắc những chứng sợ hãi giống như họ.

Có những em bé sơ sinh biểu hiện hoảng sợ hoặc bấn loạn ngay khi vừa rời xa mẹ thời gian ngắn trong khi nhiều em bé khác thì không.

Các nhà khoa học đã tìm ra có một loại gen gọi là gen lo lắng: RB FOX1. Gen này được tìm thấy trong cơ thể người mắc hội chứng sợ bỏ rơi hoặc các nỗi sợ khác. 

monophobia
Có những đứa trẻ sinh ra đã dễ sợ hãi việc bị bỏ rơi hơn những đứa trẻ khác.

Tác động của não bộ

Bộ phận kiểm soát nỗi sợ tại hạt hạnh nhân ở người mắc các chứng sợ hãi thường nhỏ hơn nhiều so với người bình thường. Do đó, những người này thường có xu hướng dễ hoảng sợ hơn người khác, nhất là khi ở một mình. Chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ của họ cũng không cân bằng hay ổn định và dẫn đến sự căng thẳng, lo âu hơn. 

Ngoài ra, khi con người ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, lạm dụng quá nhiều chất kích thích cũng sẽ khiến não bộ bị ảnh hưởng, thiếu dinh dưỡng để hoạt động bình thường là làm gia tăng sự kích động. 

Do người khác tác động

monophobia
Thậm chí việc bắt chước người khác rồi cường điệu hoá hoàn cảnh cũng có thể khiến bạn vô thức rơi vào nỗi sợ cô đơn.

Một vài trường hợp khác, có người chưa hề trải qua sang chấn hay có vấn đề về não bộ nhưng khi bị tác động bởi người xung quanh hoặc ngoại cảnh, tâm trí họ cũng trở nên rối ren và bị ám ảnh.

Họ có thể chỉ nghe kể hoặc bắt chước sự ám ảnh của người khác một cách vô thức. Điều này khiến họ tưởng tượng và đẩy mức độ kinh khủng của tình huống phải ở một mình lên cao. 

Xem thêm: Body Shaming là gì? Đừng để lời nói trở thành vũ khí sát thương nơi công sở

5 giải pháp để đi qua Monophobia bình an

Như vậy, bẳn bạn đã hiểu Monophobia là gì, những dấu hiệu cũng như nguyên nhân dẫn đến hội chứng này. Vậy làm sao để vượt qua hội chứng này để lấy lại cảm giác bình an? 

Điều trị bằng thuốc

Bác sĩ có thể cung cấp một vài đơn thuốc giúp bạn kiểm soát cảm giác lo lắng khi đối mặt với nỗi cô đơn như: beta-blockers, benzodiazepine, thuốc ức chế trầm cảm và tái hấp thu serotonin chọn lọc SSRI…

Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác động ngắn hạn giúp bạn đối phó với cơn lo lắng ập đến bất chợt. Để thực sự vượt qua cơn sợ hãi cô đơn lâu dài, bạn cần sử dụng kết hợp các phương pháp khác. 

Tâm lý trị liệu

Đây là giải pháp thiết yếu trong quá trình điều trị dứt điểm chứng sợ cô đơn. Bạn có thể trị liệu theo:

monophobia
Người mắc hội chứng sợ lo âu có thể điều trị bằng thuốc kết hợp điều trị tâm lý.
  • CBT – liệu pháp về nhận thức hành vi: học cách ý thức có chủ đích với những suy nghĩ liên quan đến chứng ám ảnh sợ hãi, giúp bạn xác định được khi rơi vào trạng thái lo lắng thái quá so với hoàn cảnh thực tế, từ đó bạn có thể tự trấn an bản thân. 
  • Desensitization – giảm nhạy: đây là quá trình thực hành kỹ thuật giữ bình tĩnh khi bản thân tiếp xúc với các “tác nhân kích thích” gây lo lắng. Kỹ thuật này giúp bạn có thể xoa dịu bản thân mỗi khi phát hiện cơn lo lắng thái quá về việc cô đơn.
  • Liệu pháp tiếp xúc: luyện tập cho bệnh nhân cách tiếp xúc với những hoàn cảnh gây ra nỗi sợ ở mức độ từ thấp đến cao cho đến khi họ vượt qua được cảm giác lo lắng quá độ và không còn bị ám ảnh quá mức. Tuy nhiên, liệu pháp này chỉ phù hợp cho một số trường hợp với nguyên nhân cụ thể (với những ai phải đi qua sang chấn tâm lý hoặc cú sốc lớn, việc phải đối mặt với hoàn cảnh cũ có thể gây tác dụng ngược).

Xem thêm: Mental health là gì? 4 cách chăm sóc sức khỏe tinh thần hiệu quả cho nhân viên

Xây dựng thói quen

Bên cạnh những điều trị trên, bạn có thể thực hiện các kỹ thuật sau để bổ trợ thêm khả năng ổn định tinh thần:

  • Thở sâu
  • Thiền định
  • Bài tập giãn cơ
  • Yoga
  • Visualization (hình dung)

Nhận diện và đối mặt 

Một trong những giải pháp để bạn vượt qua hoàn toàn khỏi nỗi sợ cô đơn là đối mặt để nhận diện tác nhân kích hoạt nỗi sợ. 

Ví dụ, nếu bạn thấy tiếng ồn xung quanh khiến bạn có cảm giác cô lập khi ở giữa đám đông, hãy mang theo những đồ có thể tạo ra thú vui riêng (sách, máy tính bảng…) để tập trung vào chính mình, quên đi cảm giác của đám đông.

Nếu bạn có cảm giác không an toàn khi ở nhà một mình, hãy đảm bảo mọi giải pháp an ninh (lắp đặt thiết bị an ninh, camera, sẵn sàng điện thoại liên hệ trợ giúp khi cần…). Hoặc không lựa chọn ở đơn độc tại những địa điểm tiềm ẩn nguy hiểm…

Nếu có cảm giác cô đơn do ở xa nhà, thay vì bơi trong đống cảm xúc hỗn độn do cơn lo lắng gây ra, hãy gọi điện hoặc nhắn tin trực tuyến với người thân quen. Sự kết nối với người thân, bạn bè thường xuyên sẽ giúp bạn vơi đi nỗi sợ. 

Điều quan trọng nhất để nhận diện và đối mặt là bạn cần thừa nhận chính bản thân đang gặp các vấn đề về nỗi sợ, tìm ra nguyên nhân hoặc hoàn cảnh kích hoạt nỗi sợ, tiếp đó là bày tỏ cảm xúc (một cách thẳng thắn nhưng đừng làm quá lên) và nhờ tới sự giúp đỡ của người thân khi cần. 

monophobia
Biện pháp hữu ích nhất để vượt qua nỗi sợ cô đơn là nhận diện tác nhân và đối mặt với chúng theo cách đúng đắn.

Xây dựng nội lực

Một nội lực vững vàng sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi vượt qua những vết thương về tâm lý, đối phó với nỗi sợ bị bỏ rơi và tận hưởng sự cô đơn thay vì lo sợ nó. Một số cách tự rèn luyện và xây dựng nội lực cho bản thân:

  • Tạo ra thói quen làm những việc lành mạnh cần sự 1 mình (đọc sách 1 mình, viết nhật ký, thực hành biết ơn, tập thở…)
  • Tự tạo và tuân thủ kỷ luật thép của bản thân (chạy bộ 30 phút, đọc 21 trang sách mỗi ngày, học ngoại ngữ 30 phút mỗi tối…)
  • Học cách nhận diện nỗi sợ, đối mặt và kiểm soát những cảm xúc tệ khi cơn lo âu ập đến (nhận diện các dấu hiệu thể lý khi bạn bắt đầu lo âu và thực hành bài tập kiểm soát).

Lời kết

Trên đây, Vieclam24h.vn đã giới thiệu ngắn gọn về Monophobia – một hội chứng tương đối phổ biến trong đời sống hiện đại. Mong rằng bài viết cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu hơn về hội chứng này để có thể giúp đỡ bản thân hoặc người thân vượt qua Monophobia hiệu quả, lấy lại sự bình an để sống trọn vẹn hơn.  

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Bên cạnh đó, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

Xem thêm: Bare Minimum Mondays: Chọn thứ hai thảnh thơi, cả tuần có làm việc hiệu quả?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục