Những điều Sếp cần làm với nhân viên mới

1. Giới thiệu về công ty

Đầu tiên, nhân viên cần phải biết rõ công ty kinh doanh về lĩnh vực gì, những giá trị nào mà công ty đang hướng đến, quy trình làm việc ra sao để hình dung rõ hơn về công việc. Bạn cần giải thích để nhân viên mới hiểu được công việc của họ trực tiếp tạo nên giá trị, cũng như trực tiếp giúp doanh nghiệp phát triển và duy trì lợi thế cạnh tranh như thế nào. Cần có sự kết nối giữa nỗ lực của nhân viên và mục tiêu của công ty.

nhung-dieu-sep-can-lam-voi-nhan-vien-moi-hinh-anh-1
Nhân viên phải nắm được toàn bộ thông tin để hiểu hơn về nhiệm vụ và vai trò của mình

Là một nhân viên mới, chắc chắn họ sẽ biết họ cần làm gì nhưng quan trọng hơn họ phải biết tại sao họ nên làm như thế. Phải cho họ biết được mục đích thì họ mới có thể làm tốt công việc của họ.

2. Hòa nhập nội bộ

Đừng cho rằng nhân viên mới sẽ tự tìm hiểu cách để  xây dựng tốt quan hệ nội bộ và thích nghi nhanh chóng với văn hóa công ty. Hãy dành thời gian để giải thích cho họ hiểu rõ hơn về những những điều cơ bản trong văn hóa công ty. Nếu có thể, hãy giới thiệu họ với cả bộ phận, việc này sẽ giúp họ dễ dàng tiếp xúc với các đồng nghiệp khác và tiện cho việc trao đổi công việc hơn. Đôi khi, một bữa ăn cũng có thể giúp các nhân viên của bạn “xích lại gần nhau” hơn.

3. Giúp nhân viên bắt tay vào làm việc ngay từ ngày đầu

Các doanh nghiệp thành công luôn luôn giúp nhân viên hành động ngay khi bước chân vào công ty. Hãy bảo đảm rằng tất cả nhân viên mới sẽ hoàn thành ít nhất một nhiệm vụ liên quan đến công việc của họ vào ngày làm việc đầu tiên. Như thế, họ sẽ cảm nhận được những thành quả họ đã làm trong hôm đó và có tinh thần làm việc cho những ngày tiếp theo. Vì vậy, hãy sự kết hợp giữa huấn luyện và thực hiện nhiệm vụ với kết quả cụ thể ngay từ những ngày đầu tiên.

nhung-dieu-sep-can-lam-voi-nhan-vien-moi-hinh-anh-2
Hãy bảo đảm nhân viên mới sẽ hoàn thành ít nhất một nhiệm vụ liên quan đến công việc của họ vào ngày làm việc đầu tiên

Nên chia các quy trình lớn thành những phần có thể kiểm soát được. Bạn có thể đưa ra các phản hồi mang tính xây dựng một cách nhanh chóng. Và qua đó, nhân viên mới cũng có thể ngay lập tức thấy được vai trò của họ với việc tạo nên giá trị cho công ty. Điều này sẽ giúp họ hào hứng và làm tốt công việc của họ hơn.

4. Tầm quan trọng của nhân viên mới

Hãy nói rõ với nhân viên mới không chỉ về công việc mà họ sắp đảm nhận, mà cả lý do vì sao bạn lại chọn họ vào vị trí đó. Hãy để họ nhìn thấy được điều gì làm họ khác biệt. Họ có những phẩm chất gì mà những ứng viên khác không có được. Khen ngợi kỹ năng và kinh nghiệm của họ, lời khen của cấp trên sẽ là động lực lớn để nhân viên làm việc chăm chỉ.

Hầu hết các nhân viên mới cảm thấy lo lắng khi mới bước vào công ty, họ đặt ra nhiều tình huống khác nhau cho những ngày đi làm đầu tiên với hy vọng nhanh chóng gây được ấn tượng, xây dựng mối quan hệ tốt và làm quen với công việc mới. Vì thế, bạn hãy tạo những cơ hội giúp nhân viên mới dễ dàng hòa nhập với công ty nhưng mọi thứ phải nằm trong tầm kiểm soát của bạn.

Bài viết liên quan

Cùng chuyên mục