RECAP: Làm sao để quản lý nhân tài và phát triển doanh nghiệp bền vững?

Ngày 15/06/2023, chương trình hội thảo online “Quản lý nhân tài – đòn bẩy phát triển doanh nghiệp bền vững” do Việc Làm 24h và A&P Việt Nam phối hợp tổ chức đã diễn ra nhằm kết nối, lan tỏa giá trị và kinh nghiệm thực tiễn trong cộng đồng nhân sự.

Buổi hội thảo diễn ra sôi nổi dưới sự dẫn dắt của các diễn giả gồm chị Võ Thị Thanh Loan (Managing Director – A&P Việt Nam), chị Phạm Thu Hiền (Human Resource Director – TH Food Chain) và chị Trần Kim Trang (Head of Business Development – Siêu Việt Group). Nội dung hội thảo xoay quanh câu chuyện về chiến lược quản lý nhân tài: thu hút và phát triển nhân sự kế thừa cho các vị trí quan trọng của doanh nghiệp, đặc biệt, các diễn giả đã chia với các case-study thực tế hấp dẫn và lời khuyên giúp gây ảnh hưởng đến đối tác trong quá trình xây dựng chương trình quản lý nhân tài. 

Quản trị nhân tài – Yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh

Vì sao đây lại là yếu tố cốt lõi? Bởi bên cạnh một chiến lược tốt, con người mới là yếu tố quan trọng giúp thực thi chiến lược. Thiếu đi con con người chính là thiếu đi lực lượng quan trọng nhất để “nâng cao hiệu quả kinh doanh”. 

quản lý nhân tài
Quản trị nhân tài là một trong những yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả.

Chị Trần Kim Trang, Head of Business Development của Siêu Việt Group đã chia sẻ 2 bài học “xương máu” từ chính kinh nghiệm bản thân trong quá trình làm nghề. 

Thất bại đầu tiên chính là cố gắng để kết nối và mong mọi người trong đội nhóm trở thành ONE TEAM bằng cách đối xử với mọi người theo cùng một khung nguyên tắc trong khi chưa thực sự hiểu rõ tính cách và động lực của từng cá nhân.

Thất bại thứ 2 chính là để lọt mất nhân tài chỉ vì quá trình đào tạo khắt khe. Khó khăn lắm mới tìm được nhân tài, nhưng chính sự khắt khe quá mức trong khi đào tạo đã vô tình gây nên áp lực và khiến nhân tài rời đi, làm ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh ngắn hạn của doanh nghiệp.

Từ hai bài học này, chị nhận thấy rõ tầm quan trọng của xây dựng tư duy quản trị con người đối với doanh nghiệp. 

quản lý nhân tài
Hai yếu tố cốt lõi để lựa chọn nhân tài chính là thái độ và sự phù hợp.

Chị Trang chia sẻ: Muốn quản trị con người cần phải có sự “thấu hiểu”, song hành với việc “cá nhân hoá” động lực và kế hoạch nuôi dưỡng nhân tài nòng cốt trong đội ngũ. Đây cũng là cách làm mà Việc Làm 24h đang triển khai, thay đổi dần trong chính sách xây dựng đội ngũ và nhận diện nhân tài với giá trị cốt lõi là luôn đặt khách hàng ở vị trí trung tâm trong mọi hoạt động. 

Như vậy, việc quản trị nhân tài đóng vai trò then chốt trong câu chuyện kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Với nhân viên, quản trị nhân tài tốt giúp tạo động lực và giúp họ thấy rõ con đường phát triển sự nghiệp, tăng sự gắn bó với công ty.
  • Với nhân tài, chính sách quản trị tốt giúp tạo ra môi trường lý tưởng để giữ chân họ, đồng thời thu hút đội ngũ nhân tài mới về với doanh nghiệp.
  • Với công ty, quản trị nhân tài tốt sẽ đem tới nguồn nhân lực dồi dào, cho phép doanh nghiệp có kế hoạch sử dụng nhân sự linh hoạt, sẵn sàng phương án thay thế ở các vị trí quan trọng khi cần. Và quan trọng nhất là giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh thực tế.  

Xem thêm: Review lương là gì? Bí quyết giúp doanh nghiệp giữ chân nhân sự

quản lý nhân tài
Tầm quan trọng của quản trị nhân tài với câu chuyện kinh doanh

Những thách thức trong quản lý nhân tài

Hiểu được tầm quan trọng của việc quản trị nhân tài với doanh nghiệp là vậy, nhưng làm sao để quá trình này được diễn ra thuận lợi và hiệu quả thì không phải người làm nhân sự nào cũng biết cách thực hiện. Bởi có không ít thách thức trong quá trình quản lý nhân tài tại doanh nghiệp.

Chị Phạm Thu Hiền, Human Resource Director của TH Food Chain chia sẻ 5 thách thức lớn thường gặp nhất trong quá trình quản lý nhân tài bao gồm:

quản lý nhân tài
5 thách thức lớn trong quản lý nhân tài 

Những thách thức này đến từ cả bên ngoài và bên trong nội bộ doanh nghiệp, tiêu biểu như:

  • Mục tiêu: Nhiều doanh nghiệp đặt mục tiêu  tập trung và  đẩy mạnh kinh doanh thay vì phát triển đội ngũ nhân lực.
  • Năng lực chiến lược bên trong tổ chức: người lãnh đạo thiếu năng lực phát triển đội nhóm và cần được trang bị nâng cao thêm năng lực này.
  • Cuộc chiến về nhân tài ngay bên trong nội bộ doanh nghiệp:  người làm nhân sự và lãnh đạo doanh nghiệp cần tìm ra lời giải cân bằng giữa cuộc chiến nhân tài bên trong và bên ngoài tổ chức.

Làm sao để xây dựng chiến lược nhân tài hiệu quả?

Không có một định dạng chung về chiến lược nhân tài cho mọi doanh nghiệp. Bản thân mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp với những đặc thù khác nhau cần xây dựng chiến lược nhân tài của riêng mình. Vậy làm sao để xây dựng một chiến lược nhân tài hiệu quả? 

Giải đáp cho băn khoăn này, chị Võ Thị Thanh Loan (Managing Director – A&P Việt Nam) chia sẻ: Chiến lược không phải là câu chuyện có thể xây dựng hoàn hảo chỉ trong ngày 1, ngày 2, đó là sự trang bị kỹ năng đầy đủ từ người làm nhân sự tới người quản lý, người lãnh đạo cần đủ kỹ năng quản lý đội nhóm và đảm bảo hệ giá trị văn hoá của doanh nghiệp giống nhau. 

Cụ thể, một chiến lược nhân tài hiệu quả cần đáp ứng các điều sau:

  • Đảm bảo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
  • Đáp ứng nhu cầu kỹ năng trong tương lai của tổ chức, doanh nghiệp.
  • Phát triển nhân viên tiềm năng và các nhà lãnh đạo cấp cao.
  • Củng cố văn hoá và các giá trị của tổ chức. 

Chị Thu Hiền chia sẻ thêm Buy hay Build (tuyển dụng hay nuôi dưỡng) nhân tài là hai cách để doanh nghiệp có được nhân tài hiện nay. 

Buy giúp doanh nghiệp mang về nhân tài nhanh chóng, đáp ứng cho mục tiêu trước mắt. Nhưng nếu nhân tài của bạn đến vì rất nhiều tiền thì họ cũng rất có thể sẵn sàng ra đi khi đối thủ của bạn chi… nhiều tiền hơn. Do đó, nhiều người cho rằng chiến lược Build nhân tài mới là bền vững. 

Thực tế, Buy hay Build cần có sự cân bằng tùy thuộc vào định hướng phát triển của doanh nghiệp. Không có sự phân biệt quá rạch ròi giữa hai chiến lược này. Doanh nghiệp có thể vừa Build vừa sẵn sàng Buy bất cứ khi nào để bắt kịp được sự thay đổi liên tục của thị trường.

quản lý nhân tài
Chiến lược Build nhân tài

Tùy thuộc vào phân khúc và giá trị nhân tài, mỗi doanh nghiệp sẽ có chiến lược nuôi dưỡng nhân tài phù hợp. Ví dụ, với nhóm chiến lược, tổ chức cần có các chương trình Talent development (phát triển tài năng), Leadership development (phát triển năng lực lãnh đạo) để bồi dưỡng cho những nhân sự này khả năng quản lý, dẫn dắt đội nhóm.

Với nhóm cốt lõi (thường chiếm 35 – 40% nhân sự trong tổ chức), doanh nghiệp cần đưa ra các chính sách và chế độ đãi ngộ phù hợp để giữ chân, đồng thời tạo dựng họ thành nguồn kế cận cho nhóm chiến lược trong tương lai, cải thiện hiệu suất, giúp họ phát triển tối đa chuyên môn của mình.

Chị Thanh Loan cho rằng quản lý nhân tài không chỉ là câu chuyện của bộ phận nhân sự (HR) mà còn là câu chuyện chung của tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp.

Xem thêm: CHRO là gì? Tầm quan trọng của người đứng đầu bộ phận nhân sự

quản lý nhân tài
Các đối tác trong thực thi chiến lược nhân sự 

Bởi vậy, với những người làm nhân sự (HR), để xây dựng được chiến lược nhân tài phù hợp với doanh nghiệp, HR cần có phương pháp để gây ảnh hưởng đến các đối tác nội bộ lẫn đối tác bên ngoài.

Lời khuyên để HR có thể tạo được sức ảnh hưởng đến các đối tác chính là:

  • Biết được insight (vấn đề thực sự) của từng đối tác đang gặp phải?
  • Giúp các đối tác trả lời được các câu hỏi về chiến lược nhân tài của họ
  • Thuyết phục được các cổ đông để đạt được sự đồng thuận cao hơn.

Cụ thể, để làm được các điều trên, chị Loan đã gợi ý những câu hỏi mà HR cần trả lời:

  • WHY SHOULD WE DO OR SOLVE THIS? – Tại sao cần thực hiện hoặc giải quyết vấn đề này?
  • WHAT IS PROPOSAL OR SOLUTION? – Đề xuất hoặc giải pháp là gì?
  • WHAT IS IN IT FOR ME (WIIFM)? – Lợi ích, giá trị mang lại là gì?
  • WHAT’S NEXT? – Kế hoạch hành động là gì?

Tóm lại, quản trị nhân tài là yếu tố quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh. Chiến lược quản trị nhân tài tốt không chỉ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu ngắn hạn về kinh doanh mà còn hướng tới chặng đường dài hơi để phát triển và tăng trưởng bền vững.

Buổi hội thảo online khép lại với phần hỏi đáp và những chia sẻ về việc áp dụng trong tương lai những kiến thức hữu ích gặt hái được qua buổi hội thảo này từ người tham gia. Hy vọng những kiến thức từ hội thảo sẽ là hành trang vững chắc cho cộng đồng những người làm nhân sự trong tương lai. Đừng quên truy cập Nghề Nghiệp Việc Làm 24h để đón đọc những thông tin hữu ích trên hành trình chinh phục nghề nhân sự.

Tham gia Cộng đồng Zalo của Việc Làm 24h để được giải đáp các thắc mắc cũng như giao lưu với những người làm nhân sự chuyên nghiệp: Tại đây

Bên cạnh đó, theo dõi LinkedIn Việc Làm 24h để cập nhật các thông tin hấp dẫn về chương trình sắp tới.

Xem thêm: Bí quyết chọn đúng nhân tài với kịch bản phỏng vấn tuyển dụng chuyên nghiệp

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục