Silo working đã từng trở thành hình mẫu lao động tiêu biểu của mọi tổ chức. Tuy nhiên, thế giới không ngừng thay đổi với những cải tiến vượt trội hơn. Liệu đã đến lúc “những vách ngăn” này nên được xếp lại để nhường chỗ cho sự đổi mới? Silo working là gì? Liệu những “vách ngăn” này có thật sự khiến các công ty cải thiện được hiệu suất làm việc? Hay đây chỉ là rào cản nhân sự phát triển trong mọi tổ chức? Cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
1. Silo working: Gọi tên một hình mẫu “đèn nhà ai nấy sáng”
Silo working vốn được lấy cảm hứng từ chính hình ảnh của những buồng làm việc được phân cách bởi vách ngăn. Tương ứng với một silo là một phòng ban riêng biệt, chức vụ khác nhau và vị trí độc lập. Gọi là độc lập cũng bởi chính những silo này đã tạo nên một văn hoá “ai làm việc nấy”. Mỗi nhân sự chỉ tập trung vào tính chuyên môn hoá của từng công việc.
Đã có một thời gian, những chiếc “buồng làm việc” đã trở thành hình mẫu của mọi tổ chức cùng thời. Đối với những tổ chức lớn với quy mô lên đến hàng nghìn nhân sự, Silo working gần như được xem là “kim chỉ nam vận hành”. Điều này nhằm góp phần đưa công việc và nhân sự vào guồng một cách nhanh chóng. Quy mô tổ chức càng lớn, các silo càng nhiều. Mỗi một nhân sự chỉ cần tập trung làm “đúng việc cần giao”, “biết đúng việc cần làm” và thế là hết.
Xem thêm: Đổ lỗi khi đi làm: Ai cũng là nạn nhân trong câu chuyện của chính mình
2. Silo working: những “vết nứt” tiềm ẩn nơi tổ chức
Đại dịch COVID-19 xuất hiện tựa như một đòn chí mạng vào nhiều doanh nghiệp. Trong tình thế nguy nan, sự linh hoạt chính là chìa khóa giúp các tổ chức sống sót và vượt qua được giai đoạn đầy biến động. Lúc này, mô hình Silo working đã dần bộc lộ ra những “tử huyệt” quan trọng. Cụ thể, điểm yếu lớn nhất nằm ở sự cồng kềnh trong bộ máy quản lý của các tổ chức.
Thông tin không được truyền đạt kịp lúc dẫn đến những hành động chậm trễ
Vì mọi thứ đều được phân cấp theo ban bệ, mọi thông tin cũng bị truyền đạt “có quy trình”. Điều này dễ gây tình trạng “tắc nghẽn” thông tin, khiến vấn đề không được xử lý kịp thời.
Mọi tin tức không được chia sẻ công khai khiến mọi thông tin truyền đạt ít minh bạch
Silo working được vận hành với phương châm “việc ai nấy làm, đèn nhà ai nấy sáng”. Mọi thông tin liên quan đến công việc đều không được chia sẻ công khai giữa các cá nhân.
Chính vì điều này mà sẽ dễ gây nên sự hiểu lầm trong quan hệ công việc giữa các cá nhân trong tổ chức.
Việc ai nấy làm khiến mọi nỗ lực hợp tác không hiệu quả
Silo working thật sự khiến mọi người thiếu sự cập nhật cho nhau về tiến độ công việc chung. Việc hợp tác từ đây cũng trở nên kém hiệu quả hơn.
Không ai nắm được tiến độ & tình trạng công việc của nhau, nên cũng chẳng thể hỗ trợ nhau kịp lúc.
Không phải việc của tôi dẫn đến việc thiếu sự hỗ trợ – đồng hành cùng nhau trong công việc
Khi ai cũng chỉ tập trung vào công việc của mình, họ sẽ chẳng quan tâm đến việc của những người xung quanh.
Chẳng ai hỗ trợ được ai, khi vốn dĩ Silo working đã tạo ra hệ tư tưởng tách biệt.
Xem thêm: Lãnh đạo cần làm gì để đẩy hiệu suất nhóm lên đỉnh cao?
Mô hình làm việc cồng kềnh dẫn đến sự sụt giảm trong hiệu quả công việc
Theo một báo cáo từ Work Front về tình hình lao động, 84% nhân viên thừa nhận chán ghét mô hình Silo working. Họ cho rằng tổ chức đã bỏ qua rất nhiều “cơ hội vàng” chỉ vì không thay đổi mô hình làm việc thích ứng với tình thế. Điều này đã gây nên những sự “ức chế” của mỗi cá nhân. Vô hình trung, hiệu quả công việc về lâu dài cũng bị giảm sút.
3. Liệu 2023 có phải là dấu chấm hết cho văn hoá Silo working?
Sự thật, mô hình Silo working đã từng là một giải pháp cấp thiết và hình mẫu của thời đại. Đây là giải pháp tối ưu để đưa tổ chức “vào guồng” để vận hành một cách trơn tru. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần đổi mới trong một thời đại số hoá. Tốc độ và sự linh hoạt mới chính là chìa khoá để các doanh nghiệp bứt phá.
2023 đón chào sự ra đời của nhiều mô hình làm việc linh hoạt. Những cái tên như Hybrid working, Agile working ngày càng nhận được sự ủng hộ của người tìm việc. Đã đến lúc, chủ doanh nghiệp cần ngồi lại và đánh giá những chiếc vách ngăn này. Qua đó, những người quản lý sẽ có những biện pháp phù hợp để thay đổi tốt hơn và hiệu quả hơn.
4. Bên ngoài những vách ngăn luôn là những cơ hội mới đang đón chờ bạn
Đứng trước ngưỡng cửa của những sự thay đổi, người lao động luôn có 2 lựa chọn. Hoặc chúng ta tiếp tục “ngậm bồ hòn làm ngọt” sau những vách ngăn. Chúng ta bước ra 4 bức tường để tìm kiếm cho mình một công việc phù hợp hơn.
Tương lai của một nền kinh tế số nằm ở một thế hệ lao động với tư duy cởi mở. Chúng ta dám làm, dám thay đổi để góp phần tạo nên những giá trị tích cực cho xã hội. Chỉ cần mình dám bước ra khỏi vùng an toàn để vươn tới những cơ hội mới.
Việc Làm 24h mong rằng: Ai ai cũng dễ dàng có cho mình một công việc đáng mơ ước. Từ đó, sự nghiệp của bạn sẽ dễ dàng bứt phá, góp phần nâng cao vị thế của mình. Tất cả đều có tại website Việc Làm 24h.
Ngoài ra, đừng quên follow trang LinkedIn của Việc Làm 24h để có thể học hỏi thêm những kỹ năng tuyển dụng và cập nhật các thông tin mới nhất về thị trường lao động nhé!
Xem thêm: Giam lương là gì? Doanh nghiệp có được phép giam lương nhân viên không?