Thiếu sự tin tưởng
Việc tuyển một nhân viên cho thấy rằng nhà tuyển dụng đã có niềm tin nhất định với khả năng của họ. Nếu sếp cứ luôn can thiệp vào công việc của nhân viên và thắc mắc đến cả những việc nhỏ nhặt nhất, nhân viên sẽ rất khó chịu và không có cơ hội thể hiện giá trị bản thân và sự đóng góp cho công ty.
Những lãnh đạo mạnh mẽ nên trao quyền cho nhân viên để họ tự lực và tận tâm vì lợi ích tốt hơn của doanh nghiệp. Tranh giành quyền lực không chỉ mâu thuẫn với mục đích chung và góp phần làm cho môi trường làm việc thêm độc hại. Nhân viên sẽ bỏ việc khi họ cảm thấy không được tin tưởng.
Không có cơ hội phát triển nghề nghiệp
Người ta không còn muốn làm mãi một công việc hết ngày này qua ngày khác suốt cuộc đời mình. Họ muốn giống như đang được học tập, đang tiến bộ trong nghề nghiệp. Nhân viên nào cũng mong muốn được đào tạo, được giáo dục để họ có thể phát triển các kỹ năng và kinh nghiệm của mình. Họ muốn phát triển trong tổ chức mà mình làm việc và có thứ gì đó để công nhận cho những năm tháng làm việc vất vả của mình.
Nếu một công việc không có cơ hội phát triển nghề nghiệp, sự đa dạng và hứng thú, được thử thách những điều mới mẻ thì nhiều khả năng là nhân viên sẽ nghỉ việc và tìm kiếm những cánh đồng xanh tươi hơn với những cơ hội tốt hơn.
Bóc lột sức lao động của nhân viên
Làm việc quá 50 giờ một tuần sẽ không có hiệu quả. Không nhân viên nào muốn bị vắt kiệt sức. Nhân viên có giỏi đến mức nào đi chăng nữa cũng không thể đạt được hiệu quả công việc tốt nếu công việc cứ chồng chất. Nếu nhân viên phải đảm nhiệm nhiều công việc hơn, sếp phải tưởng thưởng xứng đáng bằng việc thăng chức, tăng lương, hoặc môi trường làm việc tốt hơn. Nếu không, nhân viên sẽ luôn có cảm giác mình giống như “nô lệ” và việc ra đi là tất yếu.
Không công nhận, không khen thưởng
Nhân viên không phải lúc nào cũng mong đợi thăng chức ngay lập tức khi họ có đóng góp cho công ty. Đôi khi chỉ cần một câu cảm ơn hay sự công nhận những nỗ lực mà học đã bỏ ra. Không cần phải là một chiếc cúp vàng hay một khoản tiền thưởng hậu hĩnh, tuy nhiên việc này có thể có ích cho một chặng đường dài để tạo động lực cho nhân viên. Nếu bạn không bao giờ được cảm ơn hay được công nhận trong công việc, bạn có thể cảm thấy mình vô hình và vô giá trị. Quyết định bỏ việc có thể là quyết định dễ dàng nhất.
Đề bạt sai người
Một số công sở có văn hóa đề bạt sai người. Có một câu nói: Những ông chủ giỏi sẽ không thuê những người thông minh hơn họ. Trường hợp này sẽ xảy ra khi ông chủ có một cái tôi lớn và cảm thấy bị đe dọa bởi bất cứ ai thông minh và có năng lực hơn mình. Và một thực tế sẽ xảy ra là những người thể hiện sự phục tùng nhiều hơn là sáng tạo sẽ được khuyến khích và khen thưởng. Điều này nhằm mục đích bảo vệ hệ thống quyền lực hơn là phát triển một hệ thống nhân viên làm việc hiệu quả, có năng lực và chuyên nghiệp. Điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã tự lót đường cho nhân viên giỏi ra đi.
Hãy là một nhà quản lý giỏi trước khi muốn quản lý nhân viên giỏi!