Hiện nay, tại nhiều quốc gia trên thế giới đang áp dụng một mô hình làm việc mới có tên là xu hướng làm việc 4 ngày 1 tuần. Đặc biệt là khi nghiên cứu cho thấy giảm giờ làm không chỉ giúp tăng năng suất lao động mà còn giúp tăng cường sức khỏe tinh thần của nhân viên. Vậy thực hư ra sao? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc làm 24h tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Xu hướng làm việc 4 ngày 1 tuần bắt nguồn từ đâu?
Từ trước đến nay, chúng ta đã quen với cụm từ làm việc 7 ngày 1 tuần với hiệu suất 8 tiếng 1 ngày. Đây được cho là chuẩn mực và hầu như được áp dụng trên toàn thế giới. Như Lenin quan niệm chia 1 ngày 24 giờ ra 3 mốc thời gian: 8 tiếng để ngủ, 8 tiếng để làm việc và 8 tiếng để giải trí là một sự ‘cân xứng hoàn hảo’.
Vậy điều gì đã phá đi cấu trúc làm việc đã ổn định và được sử dụng hơn 100 năm qua? Theo như tâm lý học, đa số các nhân viên đều nhận định rằng thứ 2 là ngày ‘tồi tệ nhất’. Vì đa phần nhiều người phải làm việc cả một tuần dài, chỉ có duy nhất 1 ngày nghỉ.
Thường thì khi ngày thứ 2 bắt đầu, nhiều người sẽ có xu hướng luyến tiếc ngày nghỉ trước đó, khiến tâm trí họ không hoàn toàn tập trung vào công việc.
Từ đó, mô làm việc 4 ngày/tuần, được tổ chức 4 Day Week Global kết hợp thực hiện với đơn vị tư vấn Autonomy (London, Anh) cùng với nhiều nhà nghiên cứu từ 3 trường ĐH Cambridge, ĐH Oxford và ĐH Boston, với quy mô lớn nhất thế giới
Hiện tại, đã có nhiều quốc gia thí điểm thử nghiệm mô hình này như: Mỹ, Canada, Iceland,… nhưng thí điểm có quy mô lớn và đáng chú ý nhất là tại nước Anh. Theo như kết quả, cuộc thử nghiệm đã thành công rực rỡ. Sau thời gian áp dụng mô hình 4 ngày làm việc 1 tuần, tình trạng sức khỏe của nhân viên được cải thiện đáng kể, năng suất làm việc được duy trì và thậm chí cải thiện tốt hơn.
Theo kết quả thử nghiệm cuối cùng, làm việc 4 ngày/tuần có nhiều lợi ích, chẳng hạn như: gia tăng cân bằng giữa công việc và cuộc sống, ít căng thẳng và kiệt sức, dành nhiều thời gian hơn cho gia đình và con cái, hiệu quả công việc cao hơn và giảm thiểu thời gian họp vô ích do các công ty điều chỉnh quy trình làm việc…
Những lợi ích không ngờ từ xu hướng làm việc 4 ngày 1 tuần
Tạo động lực
Khi các doanh nghiệp cân nhắc chuyển sang làm việc 4 ngày 1 tuần, hoặc giảm số giờ làm việc, điều này có thể tạo động lực mạnh mẽ cho nhân viên. Được xem như một loại phúc lợi, giảm số ngày làm việc được coi là cách doanh nghiệp có thể hỗ trợ nhân viên. Tính giá trị hiếm có của chính sách này có thể thúc đẩy nhân viên làm việc chăm chỉ để duy trì lợi ích.
Tiết kiệm chi phí
Thống kê cho thấy rằng, ngay cả khi người sử dụng lao động cho phép nhân viên làm việc từ xa chỉ 50% thời gian, họ đã có thể tiết kiệm được khoảng 11.000 USD cho mỗi nhân viên mỗi năm. Các chi phí này bao gồm cơ sở vật chất và tiện ích khác.
Mặc dù chi phí tiết kiệm được trong thời gian thử nghiệm tuần làm việc bốn ngày có thể không mang lại hiệu quả lớn đến như vậy, nhưng vẫn có thể đạt được những hiệu ứng tương tự.
Người lao động tiết kiệm thời gian và tiền bạc do không phải di chuyển đến văn phòng, trong khi nhà tuyển dụng tiết kiệm bằng cách sử dụng ít điện và ít tiện ích hơn. Các nguồn lực khác như giấy tờ và dịch vụ bảo trì cũng giảm khi nhân viên không đến văn phòng.
Xem thêm: Bật mí từ A – Z bộ kỹ năng quản lý thời gian giúp tối ưu hiệu quả công việc
Ít giờ làm hơn, năng suất tăng hơn, hạnh phúc hơn
Nhắc tới lý do tăng năng suất lao động, có lẽ nhiều người sẽ cảm thấy khó hiểu, đây đích thị là một ‘nghịch lý’ vì thực chất nếu làm việc nhiều hơn thì sản lượng của cải, vật chất hay giá trị làm ra phải nhiều hơn? Trên thực tế, các quốc gia làm việc ít giờ nhất thường có năng suất cao nhất tính theo giờ.
Xu hướng làm việc 4 ngày 1 tuần cho phép nhân viên có nhiều thời gian hơn để cải thiện cuộc sống cá nhân và từ đó trở nên hạnh phúc hơn.
Bạn có thể nghĩ rằng giảm 20% thời gian làm việc sẽ phản ánh năng suất giảm 20%. Thay vào đó, vào năm 2019, Microsoft Nhật Bản nhận thấy rằng chuyển sang tuần làm việc 4 ngày đã tăng năng suất lên 40%. Họ cũng tiết kiệm được hơn 20% chi phí tiền điện so với năm trước. Họ cũng giảm gần 60% số trang được in.
Đây đều là những con số ‘biết nói’, điều này cũng chứng minh rằng việc giảm thời gian lao động không dẫn đến giảm năng suất, mà thực tế có khi ngược lại.
Khi doanh nghiệp rút ngắn thời gian làm việc, nhân viên hiểu được tầm quan trọng của thời gian nên buộc phải tập trung hơn vào công việc và thay đổi quy trình làm việc để nâng cao hiệu quả, năng suất làm việc. Từ đó, họ có nhiều thời gian dành cho bản thân và gia đình, họ hạnh phúc trong cuộc sống hơn.
Có thể kể đến các quốc gia như Đan Mạch, Na Uy và Hà Lan, luôn dẫn đầu trong bảng xếp hạng những quốc gia hạnh phúc nhất. Tất cả đều làm việc trung bình dưới 1.400 giờ/năm, so với mức trung bình khoảng 1.800 giờ của Mỹ và Anh.
Ít thời gian chết hơn
Bên cạnh đó, cuộc thăm dò tương tự cho thấy các nhà lãnh đạo doanh nghiệp báo cáo 62% sử dụng ít ngày nghỉ ốm hơn. Khi nhân viên có thêm ngày nghỉ trong giờ làm việc truyền thống, họ có thể sắp xếp các nhu cầu cá nhân tốt hơn.
Họ có thể đặt lịch hẹn với bác sĩ và các cuộc hẹn khác vào ngày nghỉ bình thường mà không mất thời gian rời bỏ công việc. Vì thế, ngoài lợi ích tăng năng suất lao động, việc giảm thời gian làm việc cũng làm cho nhân viên có nhiều thời gian trống sắp xếp lịch trình cá nhân, qua đó giảm thiểu thời gian chết khi phải chờ đợi sử dụng các dịch vụ trong thời gian cao điểm.
Thu hút nhân tài, nhất là thế hệ Gen Z
Theo ZipRecruiter, các tin tuyển dụng liệt kê một tuần làm việc 4 ngày đã tăng gấp ba lần trong 5 năm qua. Những thách thức tuyển dụng sau đại dịch có thể làm cho xu hướng đó tăng lên. Khi sự cạnh tranh về nhân tài gia tăng, những người tìm việc hàng đầu đang tìm kiếm cơ hội tốt nhất có thể.
Chìa khóa để giữ chân nhân viên là tránh để họ bị kiệt sức và tập trung vào sức khỏe. Khảo sát của Đại học Henley (Anh) cho thấy khi giảm số giờ làm việc mỗi tuần, 70% nhân viên cảm thấy bớt căng thẳng hơn và 78% cảm thấy hạnh phúc hơn.
Xem thêm: Khám phá TOP 9 việc làm bán thời gian giúp tăng thu nhập cực hot hiện nay
Quyền tự chủ được đảm bảo
Mọi nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều muốn nhân viên làm chủ công việc của họ. Điều đó cho thấy rằng các công ty quan tâm đến hạnh phúc của nhân viên và trong cuộc chiến tranh giành nhân tài chất lượng ngày càng khốc liệt hiện nay, một chiến lược quản trị nhân sự bền vững có thể khiến các công ty trở nên nổi bật.
Nhân viên sẽ cảm thấy nhận được sự tin tưởng từ người quản lý khi công ty của họ áp dụng xu hướng làm việc 4 ngày một tuần
Nếu doanh nghiệp của bạn chuyển sang chế độ tuần làm việc 4 ngày, thông điệp rất rõ ràng: bạn được tin cậy để hoàn thành công việc của mình. Cùng với đó, việc cho phép nhân viên lựa chọn cách thức, thời gian và địa điểm họ làm việc chắc chắn là một lợi thế lớn để thu hút nhân tài tiềm năng.
Nếu theo tâm lý học dựa trên tháp nhu cầu của Maslow, việc để bản thân được khẳng định và tôn trọng chính là hai yếu tố được xếp cao nhất. Vì thế, việc phải dành ít thời gian làm việc hơn cũng giúp mỗi người phải phấn đấu nhiều hơn.
Lợi ích về mặt môi trường
Bạn ít đến văn phòng hơn có nghĩa là bạn sẽ ít sử dụng phương tiện đi lại và những thiết bị điện tại công ty.
Ngoài ra, nếu bạn muốn giảm lượng khí thải carbon, việc giảm thiểu thời gian nhân viên ra đường và tắt đèn thêm 20% thời gian có thể mang lại lợi ích to lớn cho môi trường.
Xem thêm: Cơ sở vật chất là gì, cần thiết như thế nào đối với doanh nghiệp?
Góc nhìn từ phía doanh nghiệp
Đứng ở góc độ của chủ doanh nghiệp, bên cạnh việc đảm bảo chế độ phúc lợi và sức khỏe cho người lao động theo quy định của pháp luật, điều kiện để giảm số ngày làm việc trong tuần và giữ nguyên lương là năng suất lao động vẫn phải đáp ứng được nhu cầu hoạt động kinh doanh bình thường, đảm bảo doanh thu và chi phí.
Nhìn chung, năng suất lao động của một người trước hết phụ thuộc độ hiệu quả của việc sử dụng sức lao động kết hợp với các yếu tố khác như máy móc, công nghệ. Tại Việt Nam, năng suất lao động nhìn chung chưa cao bởi vì nền kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào các ngành nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, lực lượng lao động dồi dào và cơ cấu trẻ nhưng chất lượng còn yếu nếu so với nhiều nước trong khu vực Châu Á ví dụ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore.
Do đó, góc nhìn từ phía doanh nghiệp cho đề xuất giảm giờ lao động còn 4 ngày/tuần mà vẫn giữ nguyên lương sẽ gặp nhiều bất cập. Những vấn đề đến từ giảm năng suất và hiệu quả kinh doanh của công ty sẽ phát sinh thêm chi phí không cần thiết.
Đề xuất
Không thể phủ nhận việc chuyển đổi giờ làm việc sẽ gây ra nhiều vấn đề nếu như chủ doanh nghiệp không thể quản lý tốt những việc phát sinh, dẫn đến kết quả kinh doanh không như mong đợi.
Tuy nhiên, công ty cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi quyết định rút ngắn giờ làm trong một tuần.
Tuy nhiên, sự thay đổi này sẽ có tác động lớn hơn nếu người sử dụng lao động biết cách tận dụng. Để các bên cùng đạt được lợi ích từ mô hình làm việc mới theo xu thế của thế giới này, khi người sử dụng lao động áp dụng thời gian làm việc 4 ngày/tuần, người lao động cũng cần thể hiện những hiệu quả tích cực ví dụ như tối ưu hóa thời gian làm việc, đảm bảo hiệu suất làm việc và hiệu quả công việc.
Xem thêm: Bật mí 5 tuyệt chiêu nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên hiệu quả
Một phương án cũng nên được xem xét để giải quyết nỗi lo giảm số ngày làm việc sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chính là việc người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận tuần làm việc 4 ngày, trong đó mỗi ngày làm việc sẽ gồm 8 giờ làm việc tại văn phòng và 2 giờ làm việc ở nhà hoặc 6 giờ làm việc tại văn phòng và 4 giờ làm việc ở nhà.
Doanh nghiệp vẫn có thể áp dụng giảm giờ làm ngay từ bây giờ. Bạn có thể thử nghiệm với một nhóm/bộ phận nhỏ năng suất cao, rồi đo lường hiệu quả/ năng suất để so sánh giữa tuần làm việc 4 ngày và 5 ngày, nếu kết quả khả quan có thể mở rộng sang các bộ phận khác.
Doanh nghiệp cũng cần lường trước một số khó khăn. Đầu tiên, mô hình này có thể không phù hợp với một số ngành nghề. Có những ngành không thể giảm ngày công như sản xuất, kỹ thuật, xây dựng và dịch vụ, bởi vì chúng đòi hỏi sự duy trì liên tục và sẵn sàng có mặt của người lao động. Nhóm ngành nghề đặc thù như giáo dục, y tế,… cũng sẽ khiến doanh nghiệp cần cân nhắc nếu có ý định triển khai mô hình làm việc này.
Thứ hai, giảm ngày công có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng đối với dịch vụ, đòi hỏi khả năng quản lý công việc của nhân viên phải được tối ưu hóa để hoàn thành khối lượng công việc trước đây trong 32 giờ/tuần.
Ngoài ra, phân bố ngày nghỉ sao cho phù hợp cũng là một vấn đề đau đầu cho doanh nghiệp khi chín người mười ý, có người sẽ muốn nghỉ vào thứ hai, người thì thứ sáu hay giữa tuần.
Để bắt đầu, doanh nghiệp có thể áp dụng xu hướng làm việc 4 ngày 1 tuần ở một số phòng ban nhất định.
Nếu xu hướng này được áp dụng rộng rãi, đây sẽ trở thành sự thay đổi mang tính cách mạng nhất kể từ khi khái niệm ngày làm việc 8 giờ được hình thành hơn 100 năm trước.
Tổng kết
Trên đây là tất tần tật những gì bạn nên biết về xu hướng làm việc 4 ngày 1 tuần. Hy vọng qua bài viết của Việc Làm 24h này bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hơn về mô hình làm việc mới này và có sự cân nhắc áp dụng cho doanh nghiệp mình trong tương lai.
Ngoài ra, đừng quên follow trang LinkedIn của Việc Làm 24h để có thể học hỏi thêm những kỹ năng tuyển dụng và cập nhật các thông tin mới nhất về thị trường lao động nhé!
Xem thêm: 5 tuyệt chiêu giúp nhân viên vượt qua áp lực công việc mùa lễ hội