10 sai lầm thường gặp của những quản lý non kinh nghiệm

 

1. Cho rằng mình biết mọi thứ

Nếu bạn vừa được đề bạt để làm quản lý của một bộ phận sản xuất, bạn có thể nghĩ rằng mình đã biết mọi kiến thức chuyên môn về bộ phận đó. Đừng vội chủ quan. Vói lượng kinh nghiệm còn hạn chế,  bạn chắc chắn sẽ còn phải đối mặt với rất nhiều thách thức đến từ một công việc quản lý phức tạp khác – quản lý con người.  Hãy chịu khí lắng nghe những người xung quanh và hỏi ý kiến họ khi cần thiết. Hãy luôn cởi mở và sẵn sàng tiếp thu những điều mới cũng như những ý kiến góp ý chân thành.

2. Cho mọi người thấy rằng mình mới là lãnh đạo

Tin tôi đi, tất cả mọi người làm việc với bạn biết ai là người lãnh đạo. Bạn không cần phải khoe khoang về việc mình đang làm sếp. Tuy nhiên, những hành động của bạn phải chứng minh được với mọi người rằng với tư cách là nhà lãnh đạo, bạn đang tạo nên những thay đổi tích cực cho tập thể.

3. Luôn thay đổi mọi thứ

Đừng cố thay đổi mọi thứ theo ý mình khi kinh nghiệm của bạn còn hạn chế, bởi bạn rất dễ làm loạn mọi thứ. Nếu mọi việc chỉ đơn giản diễn ra không theo cách bạn muốn và trái với thường lệ thì không có nghĩa là nó sai. Hãy học cách phân biệt 2 từ “khác biệt” và “sai”.

4. Sợ hãi khi làm bất cứ việc gì

Có thể bạn không tự yêu cầu được lên chức. Có thể bạn không tự tin rằng mình có thể đảm đương được vị trí mới.  Nhưng đừng để những suy nghĩ tiêu cực đó làm ảnh hưởng đến công việc của bạn. Những vị lãnh đạo cấp cao sẽ không bao giờ cho phép bạn ngồi vào chiếc ghế đó nếu họ không chắc rằng bạn đủ khả năng.

5. Không dành thời gian để tìm hiểu mọi người

Có thể bạn đã làm việc với những người này rất lâu rồi, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn hiểu hết họ. Hãy tìm hiểu xem điều gì khiến họ thích thú, làm thế nào để thúc đẩy họ, điều gì làm họ sợ hãi và lo lắng. Cố gắng tìm và hiểu họ từng người một, vì đó là cách duy nhất bạn có thể quản lý họ 1 cách hiệu quả. Những nhân viên dưới quyền có thể là những trợ thủ đắc lực giúp đỡ vươn đến thành công. Nhưng họ cũng chính là những người có thể hất văng bạn trên con đường trở thành một nhà quản lý tuyệt vời. Hãy quan tâm và dành thời gian cho họ!

6. Không dành thời gian cho sếp

Vì sếp vừa mới thăng chức cho bạn, chắc chắn là họ hiểu rằng bạn sẽ bận rộn thế nào và không cần dành thời gian cho họ nữa, đúng vậy không? Nếu có suy nghĩ như vậy thì bạn đã nhầm rồi. Công việc của bạn vẫn như trước kia, khi bạn vẫn còn là một nhân viên quèn, đó là giúp đỡ sếp của bạn. Hãy dành một  quỹ thời gian nhất định để gặp sếp vừa để thông báo tình hình vừa để nhận sự giúp đỡ và hướng dẫn.

7. Không chú ý tới những vấn đề hoặc nhân viên gây rối

Bạn sẽ không bao giờ tránh được những rắc rối, cũng đừng hi vọng rằng một ngày tự chúng sẽ biến đi. Khi rắc rối xảy ra, bạn phải có trách nhiệm tìm ra giải pháp tốt nhất và thực hiện nó. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn không thể yêu cầu thông tin hay sự giúp đỡ từ người khác, nhưng nó có nghĩa là bạn phải chú tâm tới chúng.

8. Quá chú trọng xây dựng hình ảnh lãnh đạo chuẩn mực

Việc bạn là một nhà quản lý không có nghĩa là bạn không có tình người, rằng bạn không được cười, không được bộc lộ cảm xúc hay thỉnh thoảng mắc lỗi.

9. Không bảo vệ nhân viên của bạn

Những người trong nhóm của bạn sẽ gặp sức ép từ mọi phía. Những bộ phận khác có thể đổ lỗi cho bộ phận của bạn vì giao diện có vấn đề. Sếp có thể đổ hết những công việc khó nhằn sang bộ phận của bạn. Phòng nhân sự có thể đưa ra quyết định rằng mức lương trong bộ phận của bạn quá cao. Đó là lúc bạn phải đấu tranh cho cấp dưới và đảm bảo rằng họ được đối xử càng công bằng càng tốt. Có như vậy, họ sẽ đáp lại bạn bằng sự trung thành.

10.Tránh nhận trách nhiệm về bất cứ việc gì

Cho dù bạn có thích hay không, với cương vị là một nhà quản lý, bạn phải chịu trách nhiệm 100% về mọi thứ xảy ra trong bộ phận của bạn. Bất kì điều gì mà ai đó trong bộ phận của bạn làm là tấm gương phản ánh của bạn. Bạn phải xây dựng các kênh giao tiếp hiệu quả để đảm bảo rằng mọi chuyện xảy ra sẽ không khiến bạn ngỡ ngàng. Tuy nhiên, bạn vẫn phải chuẩn bị để gánh vác trách nhiệm. Hãy nhớ, trách nhiệm và quyền hạn luôn đi kèm với nhau.

Sưu tầm

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục