Trở thành sếp giỏi đòi hỏi bạn làm việc chăm chỉ, có khả năng lãnh đạo, ra quyết định… Nhưng để trở thành sếp tốt thì phải biết lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhân viên và mềm dẻo trong giao tiếp là một trong những bí quyết để trở thành một người sếp lý tưởng. Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h khám phá 8 cách để trở thành người sếp trong mơ của nhân viên trong bài viết bên dưới nhé!
1.Luôn gương mẫu trước nhân viên
Là lãnh đạo, bạn phải luôn gương mẫu trong cả hành động và lời nói. Nhân viên trong công ty thường “soi” vào lãnh đạo để noi theo. Khi bạn gương mẫu, việc tạo đồng thuận giữa mọi người sẽ không mấy khó khăn.
2.Chỉ trích riêng tư
Không ai muốn nghe sếp quát tháo mình trước mặt những nhân viên khác trong công ty. Một người sếp lý tưởng là một người nên chỉ trích nhân viên một cách riêng tư. Thái độ điềm tĩnh, ngôn từ lịch thiệp, góp ý mang tính xây dựng giúp bạn ghi điểm trong mắt nhân viên. Điều này sẽ làm cho bạn nhận được sự tôn trọng từ nhân viên của mình.
Xem thêm: Bật mí 5 kỹ năng quản lý cần có để trở thành một nhà lãnh đạo thành công, trách nhiệm
3.Nhưng khen ngợi công khai
Khi được tuyên dương trước đồng nghiệp, lòng tự tin của nhân viên sẽ mạnh hơn rất nhiều. Lời khen cổ vũ nhân viên rất nhiều. Mỗi nhân viên, dù là người tệ nhất vẫn có mặt tốt. Và họ xứng đáng được khen ngợi và công nhận. Bạn cần đề xuất công ty tưởng thưởng xứng đáng cho nhân viên có thành tích làm việc tốt, và đề bạt thăng chức họ. Song song đó, một cái bắt tay thật chặt, một nụ cười động viên, một cái vỗ vai thân tình… còn là những hình thức động viên có giá trị hơn cả những phần thưởng vật chất.
Xem thêm: Tại sao không nên so sánh nhân viên với nhau? Đâu là kỹ năng quản lý giỏi nên có
4.Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu
Điều này giúp nhân viên thẳng thắn trao đổi và góp ý để đưa ra các giải pháp thích hợp để tháo gỡ khó khăn hoặc giải quyết công việc một cách hiệu quả. Lắng nghe ý kiến nhân viên sẽ giúp bạn gần gũi hơn và tạo điều kiện cho nhân viên trình bày ý tưởng cá nhân của họ. Những ý tưởng cá nhân hay những ý kiến đóng góp này luôn giúp bạn quản lý công việc của phòng ban hay đội nhóm một cách tốt nhất. Ngoài những vấn đề về công việc, sếp nên hỏi han những câu chuyện ngoài lề như gia đình, cá nhân của nhân viên. Lắng nghe tâm tư nguyện vọng của họ cũng là một cách để xóa nhòa khoảng cách giữa nhân viên và sếp.
5. Gợi mở sáng tạo cho nhân viên
Những nhân viên thích đưa ra những ý tưởng mới thường là những người có nhiệt huyết, yêu nghề. Sếp nên lắng nghe nhân viên trình bày ý tưởng của mình. Nếu không khả thi hoặc hiệu quả cũng đừng bác bỏ thẳng thừng. Hãy luôn khéo léo động viên họ để họ có thể phát triển các ý tưởng tốt hơn nữa. Ngoài ra, sếp cũng thường xuyên đặt ra các câu hỏi thông minh, thúc đẩy cấp dưới đi tìm câu trả lời cho vấn đề. Tìm những nhân viên nhiệt huyết, sáng tạo như “ mò kim đáy bể” . Sếp tốt không nên kìm hãm mà hãy để nhân viên sáng tạo hết công suất. Vậy bạn đừng quên thể hiện lòng trân trọng của mình đối với sự đóng góp nhiệt tình của nhân viên.
6.Môi trường công sở tốt, hiệu quả cao
Sếp phải tạo ra môi trường làm việc tốt, tạo điều kiện cho nhân viên phát huy tối đa khả năng của mình. Khuyến khích sự hợp tác đồng đội, tạo ra cơ hội để gắn kết nhân viên lại với nhau, đối xử công bằng với tất cả nhân viên. Ngăn trường hợp chia bè kết phái nơi công sở.
Xem thêm: Cơ sở vật chất là gì, cần thiết như thế nào đối với doanh nghiệp?
7. Vẽ ra tương lai.
Bất kỳ công việc nào cũng nên dẫn đến những điều có ý nghĩa và lớn lao. Người sếp lý tưởng dành thì giờ để đào tạo nhân viên, giúp họ tiến bộ hơn, giỏi giang hơn và đủ khả năng làm những công việc có yêu cầu cao hơn, dù là ở một công ty khác.
Hãy hỏi nhân viên về kỳ vọng của họ. Họ muốn trở thành ai trong tương lai? Bạn muốn nhân viên quan tâm đến công việc và công ty, thì hãy cho họ thấy bạn quan tâm đến họ ra sao. Một trong những cách tốt nhất là đặt niềm tin và hy vọng vào tương lai xán lạn của nhân viên
8.Tạo động lực để nhân viên làm việc tốt nhất
Công việc nhàm chán và quá dễ dàng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho nhân viên nghỉ việc. Vì vậy việc khích lệ tinh thần và tạo cơ hội để nhân viên thể hiện được hết khả năng của mình là vô cùng quan trọng! Hãy thiết kế công việc thật thú vị với mục tiêu vừa đủ thách thức để tạo sự hứng khởi và hướng nhân viên của bạn đạt đến mục tiêu này. Bạn cũng đừng quên gắn liền công việc với thế mạnh và lĩnh vực đam mê của từng nhân viên.
Xem thêm: Bỏ túi ngay 8 podcast hay ho truyền động lực cho dân văn phòng cùng Việc Làm 24h
Để quản lý hiệu quả, bạn còn cần hiểu rõ các tác nhân khiến cho nhân viên làm việc hết mình. Đó có thể là tiền lương thỏa đáng, điều kiện làm việc tốt, sự công nhận thành tích từ người quản lý, mối quan hệ tốt đẹp đối với đồng nghiệp, với sếp…. Ngoài ra hiểu rõ sự quan trọng của chỉ số xúc cảm (Emotional Intelligence), bạn sẽ làm cho nhân viên “tâm phục, khẩu phục” và cống hiến hết mình.
Làm một người sếp lý tưởng tưởng khó mà dễ, chỉ cần bạn để ý những điều trên. Sếp tốt sẽ biến sức mạnh cá nhân thành sức mạnh tập thể, giúp mọi người gắn kết với nhau hơn. Bạn cần cả chữ “tâm” và “tài” trong công tác quản lý. Vậy bạn hãy lãnh đạo nhân viên của mình với cái đầu lạnh và trái tim nóng bạn nhé! Nếu bạn đang tìm kiếm một việc làm thêm phù hợp với thời gian và năng lực bản thân để cải thiện thu nhập, hãy truy cập ngay vào website Việc Làm 24h bên dưới.
Xem thêm: 5 tuyệt chiêu giúp nhân viên vượt qua áp lực công việc mùa lễ hội