Trong cuộc sống hiện đại, khả năng thích nghi trước những thay đổi là yếu tố quan trọng để thành công. Tuy nhiên, tư tưởng bảo thủ vẫn là một rào cản lớn đối với nhiều người, ngăn họ chấp nhận những điều mới mẻ. Bảo thủ là gì, đâu là biểu hiện của người bảo thủ và làm thế nào để thoát khỏi tư duy bảo thủ? Cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h bàn luận về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Bảo thủ là gì?
Tư tưởng bảo thủ là kiểu tư duy theo lối mòn, cố định và không chấp nhận sự thay đổi. Tư tưởng bảo thủ không chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi hay trung niên mà còn hiện diện ở cả thế hệ trẻ. Nguyên nhân thường bắt nguồn từ giáo dục gia đình, với các giá trị và quan điểm được truyền thụ từ ông bà, cha mẹ,…
Đối với người bảo thủ, những quan điểm và giá trị đã được hình thành từ trước được coi là chân lý tuyệt đối và khó bị thay thế. Chính vì vậy, họ luôn sống và làm việc với thái độ, quan điểm và thói quen cũ, lạc hậu, chống lại hoặc chậm chạp chấp nhận những cái mới, khác biệt.
Người có tư tưởng bảo thủ luôn cho rằng mình đúng, họ không chịu tiếp thu và thường từ chối ý kiến, lời khuyên từ người khác. Thậm chí họ còn nóng nảy, cố chấp, bướng bỉnh, muốn tranh luận đến cùng.
Biểu hiện của tư tưởng bảo thủ là gì?
Khó chấp nhận thay đổi
Người có tư tưởng bảo thủ có xu hướng bảo vệ các giá trị truyền thống và cho rằng chúng cần được duy trì bất chấp sự tiến bộ xã hội. Họ thường xem những giá trị này là nền tảng không thể thay thế. Họ cảm thấy khó chịu, thậm chí phản đối mạnh mẽ khi đối mặt trước những thay đổi trong công việc. Họ có xu hướng bám víu vào các thói quen và phương pháp cũ, ngay cả khi chúng không còn hiệu quả.
Duy trì những giá trị cũ
Lo ngại rằng những thay đổi sẽ làm mất đi sự ổn định và an toàn hiện có khiến người có tư tưởng bảo thủ luôn tin rằng những gì đã tồn tại trước đó là đúng đắn và không cần phải thay đổi. Họ thường suy nghĩ gò bó theo khuôn mẫu cũ và thường duy trì các thói quen, cách tiếp cận đã quen thuộc do chính họ đặt ra.
Phản đối sự mới mẻ
Người bảo thủ thường có cái nhìn không mấy tích cực về những ý tưởng, quan điểm hay cách làm việc mới mẻ, đặc biệt là từ những người trẻ tuổi hoặc những người có phong cách làm việc khác biệt. Họ cho rằng những gì khác với quan điểm của mình đều là sai lầm và khó có thể chấp nhận.
Khi công ty hoặc nhóm làm việc đề xuất các ý tưởng mới hoặc cách làm việc mới, người có tư tưởng bảo thủ thường là những người phản đối đầu tiên. Họ có thể đưa ra lý do rằng phương pháp cũ vẫn hoạt động tốt và không cần phải thay đổi.
Tôn thờ chủ nghĩa cá nhân quá mức
Người bảo thủ tôn thờ chủ nghĩa cá nhân quá mức, thay vì mở lòng và chấp nhận những điều mới mẻ và khác biệt, họ cứng nhắc tin rằng quan điểm và giá trị cá nhân mới là chân lý tuyệt đối. Họ luôn đặt mình ở vị trí trung tâm, không những quyết định mọi việc dựa trên quan điểm cá nhân mà còn tìm cách áp đặt người khác. Thậm chí, họ có thể từ chối hoặc phản đối mọi sự thay đổi hay ý kiến mới.
Nguyên nhân xuất phát từ lối sống khép kín, thiếu tiếp xúc với thế giới bên ngoài, gây hạn chế tầm hiểu biết. Họ có xu hướng tự tạo ra các tiêu chuẩn và quy tắc riêng, gây ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu và chấp nhận những điều mới mẻ.
Xem thêm: Ái kỷ là gì? Phải làm gì khi làm việc cùng đồng nghiệp có chứng ái kỷ?
Nguyên nhân hình thành tư tưởng bảo thủ
Tư duy bảo thủ thường được hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như:
Giáo dục từ gia đình: Khi trẻ em được nuôi dạy trong môi trường gia đình có tư duy bảo thủ, chúng sẽ dễ dàng tiếp thu và duy trì những quan điểm và giá trị của ông bà, cha mẹ. Các giá trị truyền thống được truyền lại qua nhiều thế hệ tạo nên sự cố định trong tư duy.
Các chuẩn mực văn hóa, phong tục và truyền thống: Những xã hội đề cao giá trị truyền thống và không khuyến khích sự đổi mới thì xuất hiện tư duy bảo thủ là điều dĩ nhiên.
Những trải nghiệm tiêu cực của bản thân trong quá khứ trước: Nếu họ đã từng gặp thất bại khi thử nghiệm điều mới, họ sẽ cảm thấy e ngại và từ chối những thay đổi trong tương lai. Họ lo ngại rằng sự thay đổi sẽ làm mất đi sự ổn định và an toàn hiện có. Họ cảm thấy an toàn hơn khi duy trì những điều quen thuộc, vì điều đó mang lại cảm giác kiểm soát và phần nào dự đoán được.
Thiếu tiếp cận với các nguồn thông tin mới: Nếu một người chỉ tiếp cận với những thông tin và quan điểm tương đồng, họ khó có cơ hội mở rộng tầm nhìn và chấp nhận những ý tưởng mới.
Thiếu tự tin vào năng lực của bản thân: Nhiều người cảm thấy bản thân không có đủ kiến thức, khả năng để đối mặt, thử nghiệm và thích nghi với sự thay đổi.
Áp lực từ số đông: Nhiều người sẽ cảm thấy việc tuân thủ các chuẩn mực và quy tắc chung là điều đương nhiên để tránh bị cô lập.
Người bảo thủ phải đối mặt với những khó khăn nào trong công việc?
Tính bảo thủ ngăn cản sự sáng tạo và đổi mới, đặc biệt trong môi trường làm việc hiện đại, sự thay đổi diễn ra liên tục trước các công nghệ mới và phương pháp làm việc tiến bộ. Người bảo thủ thường gặp khó khăn khi phải thích nghi với những thay đổi này, gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và khả năng cạnh tranh.
Trong môi trường tập thể, tư tưởng bảo thủ khiến nhiều người tự kìm hãm bản thân và bỏ lỡ nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp. Họ khó mở lòng học hỏi và tiếp thu những kiến thức mới, làm hạn chế khả năng phát triển tư duy và kỹ năng cá nhân. Trường hợp người bảo thủ đang ở cương vị lãnh đạo thì lại càng nguy hiểm, khiến tập thể có tư tưởng sai lầm và bị tụt hậu.
Một phiền toái mà người bảo thủ thường gặp phải là trở ngại trong việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh. Tư tưởng này khiến quá trình giao tiếp, hợp tác với những không cùng quan điểm trở nên khó khăn. Họ thường xảy ra xung đột với người khác, khi nhất quyết áp đặt quan điểm cá nhân và không chấp nhận sự khác biệt.
Làm sao thoát khỏi tư tưởng bảo thủ?
Mở rộng kiến thức và tiếp cận những thông tin mới: Đọc sách, tham gia các khóa học trực tuyến, theo dõi và cập nhật các nguồn tin đáng tin cậy,… là những cách hữu ích giúp bạn cập nhật kiến thức và mở rộng hiểu biết.
Học cách lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác: Hãy tập lắng nghe ý kiến và quan điểm của người khác, đặc biệt là những ý kiến trái chiều. Tôn trọng và cân nhắc những ý tưởng dù là khác biệt sẽ giúp bạn có cái nhìn đa chiều và tránh cố chấp với vào những suy nghĩ cá nhân. Bạn có thể tự đánh giá lại bản thân dựa vào phản hồi mang tính xây dựng từ những người xung quanh.
Chấp nhận thay đổi và rủi ro: Những thay đổi có thể đi kèm với rủi ro, nhưng đó cũng là cơ hội để bạn học hỏi và phát triển. Hãy dũng cảm chấp nhận những thay đổi và rủi ro nhỏ để dần dần thích nghi và cảm thấy thoải mái hơn trước bất kỳ điều mới mẻ đến với bạn.
Thực hành tư duy phản biện: Hãy thường xuyên đặt câu hỏi về quan điểm và phương pháp làm việc của bản thân. Tư duy phản biện giúp bạn tìm ra những cách tiếp cận mới mẻ để giải quyết vấn đề.
Hình thành thói quen tư duy linh hoạt: Hãy thực hành tư duy linh hoạt bằng cách tìm kiếm các giải pháp khác nhau cho một vấn đề. Điều này giúp bạn trở nên sáng tạo hơn và không bị bó buộc trong một lối mòn cố định.
Thử thách bản thân: Mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, dự án mới chưa từng làm trước đây giúp bạn thay đổi thói quen cũ, mở rộng khả năng và cho phép bản thân được nâng cấp. Bên cạnh đó, việc giao lưu, gặp gỡ với nhiều người sẽ giúp bạn tiếp xúc với nhiều quan điểm và cách nhìn nhận khác nhau.
Kiên nhẫn: Thay đổi tư duy không thể diễn ra trong một sớm một chiều, mỗi bước tiến dù nhỏ cũng góp phần mang đến thay đổi lớn lao. Thoát khỏi tư tưởng bảo thủ là một quá trình đòi hỏi bạn phải thực sự kiên nhẫn, cố gắng và sẵn sàng chấp nhận thay đổi.
Kết luận
Tư tưởng bảo thủ là một hiện tượng không hiếm gặp trong công việc và cuộc sống. Hy vọng bài viết trên của Vieclam24h.vn đã giúp bạn nhận diện những biểu hiện của tư tưởng bảo thủ và áp dụng các biện pháp để vượt qua tư tưởng này cũng như phát triển bản thân hơn. Chúc bạn thành công.
Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.
Xem thêm: Tự ái là gì? Làm sao đối mặt và vượt qua cảm giác tự ái?