Làm việc với sếp áp lực một phần thì với sếp khó ưa sẽ áp lực ngàn phần. Một vị sếp “hắc ám” không những khiến bạn “sức cùng lực kiệt”, giảm động lực làm việc, mà còn có thể khiến bạn chịu đựng những tổn thương về sức khỏe. Bài viết dưới đây Việc Làm 24h chia sẻ những cách đối phó với một sếp khó tính trong khi vẫn chuyên nghiệp.
Tại sao tìm cách làm việc với sếp khó tính lại quan trọng?
Một vị sếp khó ưa có thể đưa ra nhiều thách thức ở nơi làm việc. Trên thực tế, mối quan hệ với cấp trên của bạn là mối quan hệ quan trọng nhất trong môi trường làm việc. Và mối quan hệ tiêu cực với sếp của bạn có thể tác động tiêu cực đến công việc của bạn. Mặc dù điều đầu tiên bạn nghĩ đến khi bị sếp đối xử khó chịu có thể là từ chức và đổi việc. Nhưng “khéo léo” đối phó với sếp khó tính thường là lựa chọn tốt và hiệu quả nhất. Bởi những lợi ích sau:
- Giảm căng thẳng liên quan đến công việc;
- Giảm khả năng mắc bệnh về tâm lý và thể chất;
- Tăng sự hài lòng trong công việc;
- Cải thiện các mối quan hệ tại nơi làm việc;
- Tăng năng suất công việc;
- Tăng khả năng thăng tiến trong công việc.
Bật mí 8 bí quyết đối phó sếp khó tính
Đôi khi, việc đối mặt với sếp khó chịu khiến nhân viên chọn nghỉ việc và tìm một công việc khác. Tuy nhiên, điều quan trọng là trong nhiều trường hợp, bạn có thể ở lại tiếp tục làm việc và học cách đối phó với một “ông chủ” khó tính. Sau đây là những mẹo có thể giúp bạn “sống sót” khi làm việc với một vị sếp khó tính:
1. Xác định động cơ của sếp
Đầu tiên, hãy cố gắng hiểu rõ hơn tại sao cấp trên của bạn lại hành động khó ưa như vậy. Điều này giúp bạn xác định liệu người này cố ý hành động tiêu cực hay chỉ đơn giản là do sếp đang đối phó với công việc áp lực cao. Nếu cấp trên đang phải chịu nhiều áp lực và từ đó gây thêm áp lực cho nhân viên, bạn có thể trình bày những ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc của bạn với sếp. Dành thời gian để thấu hiểu hơn về các hành vi và động cơ của sếp có thể cho phép bạn nhìn mọi thứ từ góc độ của sếp và biết cách ứng xử phù hợp.
2. Khéo léo lựa chọn từ ngữ
Trung thực và cởi mở khi đi làm rất quan trọng. Nhưng điều quan trọng hơn là bạn phải tế nhị và lựa chọn từ ngữ một cách cẩn thận nếu không muốn bị sếp khó ưa “ghim”. Nói sai, không đúng lúc, hoặc thiếu tôn trọng sẽ khiến căng thẳng giữa bạn và sếp gia tăng. Hãy chuyển sự tập trung của câu chuyện vào những chủ đề liên quan đến công việc và luôn chú ý vào kết quả thay vì nói lan man, dài dòng. Và hãy lấy lòng sếp khó tính một cách văn minh và tinh tế nhé!
Xem thêm: Khám phá loạt phương pháp cải thiện kỹ năng giao tiếp ứng xử thành công
3. Đưa ra yêu cầu cụ thể
Với những vị sếp “hắc xì dầu”, họ sẽ không thích nghe bạn phản hồi hay nhận xét về những thất bại của họ. Thay vào đó, bạn nên đưa ra những yêu cầu chi tiết và rõ ràng về những nguồn lực và hỗ trợ mà bạn cần để thực hiện công việc và đạt được kết quả cao nhất. Đồng thời, bạn nên giải thích lý do và nói rõ cho sếp biết những điều đó sẽ đem lại lợi ích gì cho công ty. Đặc biệt lưu ý, bạn cần lựa chọn thời điểm và không gian thích hợp, khi sếp vui vẻ và bình tĩnh để trình bày.
4. Đồng cảm với sếp
Trước những tình huống khó khăn, hãy đặt mình vào vị trí của sếp để hiểu rõ hơn những gì người này có thể phải trải qua. Sếp của bạn có thể phải đối phó với những người đứng đầu tổ chức. Cá nhân họ có thể đang trải qua một thời gian đầy thử thách. Tất cả những điều này có thể ảnh hưởng đến hành vi của sếp và hiểu được vị trí của họ có thể giúp bạn có cái nhìn mới về hành vi của họ. Quan trọng hơn, những điều này có thể giúp bạn chấp nhận và đương đầu tốt hơn với những tình huống khó khăn khi bạn hiểu rằng bạn không phải là vấn đề.
5. Không “nói sau lưng” sếp
Nói chuyện với ai đó về mối quan hệ khó khăn của bạn với sếp có thể giúp bạn trút bỏ phần nào nỗi thất vọng. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn nên hạn chế trò chuyện về sếp, cố tình hay lỡ lời “nói xấu sau lưng” sếp với đồng nghiệp. Bởi không những sẽ khiến không khí văn phòng trở nên tiêu cực, mà “lời nói gió bay” chẳng may đến tai sếp. Thay vào đó, hãy thử nói chuyện với một người bạn hoặc thành viên gia đình đáng tin cậy mà bạn tôn trọng ý kiến của họ. Và bạn có thể xin một ít lời khuyên bổ ích để làm việc hiệu quả với cấp trên.
6. Dự đoán kỳ vọng của sếp
Dành thời gian để làm quen với thói quen, yêu cầu và kỳ vọng của sếp. Để đoán trước yêu cầu của sếp và tránh trầm trọng hóa những vấn đề trong mối quan hệ của bạn. Hơn thế nữa, sếp có thể cung cấp cho bạn nhiều “không gian” tự do để bạn làm việc và không yêu cầu kiểm tra chặt chẽ công việc của bạn. Một điều cần ghi nhớ là bạn đừng đợi đến khi sếp nhắc nhở, hãy chủ động cập nhật thường xuyên tình trạng công việc cho sếp. Việc đáp ứng và vượt quá mong đợi của cấp trên có thể cho họ thấy rằng bạn tôn trọng và nghiêm túc với những yêu cầu của họ.
7. Học cách giao tiếp của sếp
Dành thời gian để xác định phong cách giao tiếp ưa thích của sếp. Ví dụ, nếu sếp của bạn thích giao tiếp chủ yếu qua email, hãy tạo thói quen gửi email cho họ trước khi đối mặt trực tiếp với họ về một vấn đề liên quan đến công việc. Bạn càng hiểu rõ cách giao tiếp với người quản lý của mình, thì mối quan hệ của bạn càng có nhiều khả năng được cải thiện.
Xem thêm: Vai trò nghệ thuật giao tiếp quan trọng như thế nào trong cuộc sống hiện đại?
8. Tìm kiếm cơ hội mới
Nếu đã cố gắng thực hiện tất cả những cách trên bạn vẫn không thể “ưa nổi” sếp, thì đã đến lúc bạn cần cân nhắc lại việc tìm kiếm cho mình cơ hội công việc mới. Bạn có thể tìm những cơ hội công việc trong công ty hoặc một công ty mới hoàn toàn. Tuy nhiên dù thế nào, thì bạn vẫn phải luôn tỏ ra chuyên nghiệp và lịch sự. Trước khi nghỉ việc, hãy báo trước theo quy định công ty, bàn giao công việc và tuyệt đối không nói xấu hay chỉ trích cấp trên trong và sau quá trình xin nghỉ. Ứng tuyển việc làm mới trên Việc Làm 24h, bạn nhé!
Xem thêm: Tổng hợp lý do xin nghỉ việc thuyết phục, khéo léo khiến cấp trên không thể từ chối
Kết luận:
Xung đột, mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi. Đừng vì sếp khó chịu, cáu kỉnh hay “bắt nạt” bạn mà vội vàng nghỉ việc. Dành thời gian nhìn nhận bản thân trong mối quan hệ với sếp và cố gắng thay đổi để thích nghi là điều bạn cần làm. Sau tất cả, nếu bạn không thể tiếp tục công việc cũ, hãy cho mình cơ hội khám phá những công việc mới trên Nghề Nghiệp Việc Làm 24h nhé!
Xem thêm: Bật mí 4 bí quyết thu phục cấp dưới khó bảo, người quản lý nào cũng nên biết