Tại sao đi làm 5 năm nhưng lương chỉ bằng người mới ra trường vài tháng?

Có những người đã có kinh nghiệm làm việc 5 năm nhưng lương chỉ bằng một số bạn sinh viên ra trường. Một việc nghe tưởng chừng khi khó tin nhưng nó vẫn xảy ra trên thực tế. Cùng Việc Làm 24h tìm hiểu nguyên nhân vì sao thu nhập của bạn chỉ bằng lương mới ra trường dù đã làm việc lâu.

Năng lực của bạn chưa thật sự “tỏa sáng”?

Bạn được đồng nghiệp đánh giá là một nhân viên chăm chỉ và khiêm tốn trong công ty. Tuy đây là một đức tính tốt nhưng bạn cần khéo léo, tìm cơ hội để bản thân “tỏa sáng”. Bạn có thể tham gia đóng góp ý kiến khi làm việc nhóm, đề xuất phương án với cấp trên để chứng tỏ cho sếp thấy năng lực của mình.

Đặc biệt, khi làm việc bạn không nên dừng lại ở việc hoàn thành việc được giao, bạn cần phải nỗ lực chủ động đảm nhiệm thêm nhiều việc trong khả năng của mình. Nếu chỉ “cần cù như chú ong” thì có thể mãi mãi công sức của bạn chẳng được công nhận đâu.

lương mới ra trường
Bạn vẫn chưa biết cách khéo léo thể hiện cho sếp thấy năng lực thực sự của bạn

Bạn luôn cảm thấy “hài lòng và thỏa mãn”?

Việc luôn cảm thấy hài lòng và thỏa mãn với bản thân chính là rào cản lớn trong con đường sự nghiệp của bạn. Mặc dù, bạn được sếp và đồng nghiệp đánh giá cao nhưng sếp luôn mong muốn nhân viên của mình luôn trau dồi kỹ năng chuyên môn thật tốt có thể đảm nhiệm nhiều việc hiệu quả hơn. Nên việc bạn thường xuyên học tập và rèn luyện kỹ năng làm việc thì điều này sẽ là “bàn đạp” giúp bạn tăng sức bật và cạnh tranh trong một môi trường làm việc.

Vì vậy, hãy dành thời gian để tham gia các khóa học uy tín để nâng cao năng lực bản thân, tránh việc “ngủ quên trong chiến thắng” để rồi ở mãi mức lương mới ra trường. Hiện nay, có rất nhiều nhà quản lý cũng cân nhắc đến các chứng chỉ và bằng cấp nghiệp vụ bên ngoài để đưa ra quyết định thăng chức và tăng lương cho nhân viên.

Xem thêm: Tự mãn – Căn bệnh ngầm âm thầm giết chết sự nghiệp của bạn

Những lỗi sai trong công việc nhưng bạn vẫn chưa khắc phục

lương mới ra trường
Đừng để những lỗi lầm nhỏ nhưng ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn

Bạn thường xuyên mắc sai lầm không đáng có trong suốt nhiều năm làm việc. Bạn hay gặp vấn đề trong việc nhầm tiêu đề mail, sai chính tả trong báo cáo, sai thông tin về khách hàng… dù đó là những lỗi lầm tuy nhỏ và được hướng dẫn nhiều lần nhưng bạn vẫn thường xuyên vấp lỗi. Bên cạnh đó, nếu bạn đi làm muộn hoặc nghỉ phép quá nhiều, dù sếp không nói nhưng điều này không đồng nghĩa với việc sếp không biết.

Chính những “con sâu nhỏ” này sẽ khiến sếp đánh giá thái độ làm việc của bạn và mãi khiến bạn giậm chân ở mức lương mới ra trường.

Xem thêm: Tiết lộ 7 thiếu sót trong công việc thường gặp sẽ cản bước thành công của bạn

Bạn chưa thật sự tự tin để tăng lương?

lương mới ra trường
Bạn có sẵn sàng đề nghị tăng lương?

Nếu bạn luôn hoàn thành tốt trong công việc và có những đóng góp nhất định nhưng tại sao sếp chưa nghĩ đến việc tăng lương cho bạn? Phải chăng bạn chưa bao giờ chủ động đòi hỏi quyền lợi cho cá nhân mình. Trong tình huống này, bạn nên xem lại những thỏa thuận trong hợp đồng về thời gian đánh giá năng lực làm việc và xét tăng lương của bạn.

Xem thêm: Tham khảo 7 tuyệt chiêu đề xuất tăng lương không vị sếp nào có thể chối từ

Nếu không có xác định rõ ràng, hãy thẳng thắn đề nghị vì bạn xứng đáng được quyền lợi này. Ngay cả khi sếp nói lời từ chối bạn, đây cũng là cơ hội lí tưởng để bạn chia sẻ với sếp và có được những lời nhận xét mình cần phải làm gì để được tăng lương trong tương lai.

Tuy những việc này chỉ là lỗi nhỏ nhưng sẽ khiến sếp đánh giá về thái độ của bạn trong quá trình làm việc. Do đó, cơ hội tăng lương và thăng tiến trong công việc của bạn sẽ giảm đi rất nhiều, khiến thu nhập của bạn dừng lại ở con số lương mới ra trường dù đã cống hiến nhiều năm.

Tuy nhiên, nếu đã làm hết mọi cách và cố gắng thật nhiều mà lương không cải thiện, hãy suy nghĩ đến phương án tìm kiếm công việc mới sớm nhất có thể nhé.

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục