Bạn đã bao giờ cảm thấy xấu hổ về ngoại hình của mình khi nghe những lời phán xét, chê bai của người khác chưa? Sự tự ti về các khiếm khuyết trên cơ thể đã trở thành nỗi sợ ám ảnh bạn mỗi ngày? Những lời nói vô tình hoặc cố ý miệt thị về ngoại hình của người khác gọi chung là Body Shaming. Vậy chính xác Body Shaming là gì? Liệu Body Shaming có thật sự đáng sợ như nhiều người đã nói? Làm cách nào để vượt qua nỗi ám ảnh Body Shaming nơi công sở, cùng Việc Làm 24h tìm hiểu ngay nhé!
Body Shaming – khi lời nói trở thành “vũ khí sát thương”
Body Shaming là gì?
Có không ít người thắc mắc Body Shaming là gì mà lại thu hút nhiều sự quan tâm đến vậy. Hiểu đơn giản, Body Shaming là những lời nói hoặc cử chỉ nhận xét tiêu cực đến cơ thể của người khác. Thông thường, vấn đề cân nặng thường bị đưa ra đàm tiếu, những người thừa cân hoặc trông quá gầy chính là nạn nhân của thực trạng Body Shaming.
Trong cuộc sống hiện đại và phát triển như hiện nay, vấn nạn Body Shaming xuất hiện phổ biến. Hình thức, vẻ đẹp bên ngoài đang dần trở thành tiêu chuẩn chung để đánh giá con người. Body Shaming len lỏi trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, từ phim ảnh, tạp chí, báo chí – truyền hình, đến cuộc nói chuyện giữa bạn bè, Internet, mạng xã hội
Điển hình như các bộ phim sitcom hoặc hài kịch thường dùng cơ thể của nhân vật thừa cân để “thả miếng” gây cười. Body Shaming dường như đã trở thành “công cụ kết nối tình bạn” trong một cuộc trò chuyện. Trong lúc trò chuyện, nhiều người có xu hướng cùng nhau chỉ trích về ngoại hình của một hoặc nhiều nhân vật vắng mặt.
Dù vô tình hoặc cố ý, nhưng hậu quả của Body Shaming vẫn rất nghiêm trọng. Những lời nói miệt thị, chê bai ngoại hình của người khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của nạn nhân, cụ thể như: rối loạn lo âu, rối loạn ăn uống, tự ti, trầm cảm. Thậm chí, những nạn nhân của Body Shaming có thể rơi vào trạng thái ghét bản thân mình, dẫn đến những hành động tiêu cực.
Các hình thức Body Shaming thường gặp
Ngoài những thắc mắc về Body Shaming là gì, các hình thức của vấn nạn này cũng được rất nhiều người quan tâm. Trên thực tế, Body Shaming có thể chỉ đơn thuần là hành động vô tình, có ý nghĩa trêu chọc giữa bạn bè, đồng nghiệp hoặc người thân với nhau.
Thế nên, bạn cần xác định được hành động “chê” nào thật sự là Body Shaming, hành động nào chỉ là trêu chọc. Vậy yếu tố xác định hành động Body Shaming là gì?
- Tính chất và mục đích của việc chê bai là hành vi cố ý chế giễu, miệt thị tiêu cực đến ngoại hình, khiếm khuyết trên cơ thể của người khác.
- Cách chê bai biểu thị sự nghiêm trọng, khiến nạn nhân lâm vào tình trạng khủng hoảng tinh thần, suy sụp, tự ti, hoảng loạn,…
Trên thực tế, Body Shaming có hai hình thức phổ biến đó là:
- Miệt thị, chê bai người khác.
- Miệt thị, chê bai chính bản thân mình.
Miệt thị, chê bai người khác
Với hình thức này, Body Shaming người khác có thể xuất phát từ một câu nói bông đùa như: “Dạo này hơi béo rồi đấy!”, “Béo quá giảm cân đi”, “Người gì gầy còm như cò vậy?”,…
Không dừng lại ở đó, một số hành vi Body Shaming còn ẩn ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Dù chỉ sử dụng ngôn từ nhưng những câu nói này lại có khả năng gây tổn thương sâu sắc đến người tiếp nhận.
Miệt thị, chê bai chính bản thân mình
Bên cạnh thực trạng chê bai, miệt thị người khác, nhiều người còn tự Body Shaming chính bản thân mình. Họ thường là những người có khiếm khuyết về thân hình, cân nặng, vóc dáng,…, và cảm thấy tự ti, rụt rè, mặc cảm trước những khuyến khiếm của bản thân.
Sự tự ti này dần trở thành áp lực khiến họ tự Body Shaming chính mình. Trong nhiều trường hợp, thực trạng này có nguy cơ dẫn đến trầm cảm, tự kỷ. Họ thường xuyên so sánh bản thân mình với người khác. Sau đó, họ cảm thấy bất an, lo lắng vì những khuyết điểm của mình trước đám đông.
Mức độ nguy hiểm của Body Shaming là gì?
Trên thực tế, dù là xuất phát từ câu nói vui đùa nhưng người tiếp nhận lời Body Shaming không phải lúc nào cũng hào hứng đón nhận. Thậm chí, do đã quá quen với những lời miệt thị, chê bai nên họ cũng dần chấp nhận và xem đó là sự thật. Ranh giới Body Shaming và câu nói vui đùa rất mong manh. Những câu nói bông đùa của bạn có thể vô tình giết chết một con người, nhất là trong giai đoạn họ đang nhạy cảm.
Trong môi trường công sở, vì phép lịch sự, một số nạn nhân của Body Shaming sẽ không tỏ ra khó chịu ngay lúc bị miệt thị, chê bai. Nhưng khi một mình, họ có thể soi xét bản thân, dằn vặt về những khiếm khuyết của mình. Những cảm xúc tiêu cực ấy sẽ bị dồn nén, khiến họ cảm thấy tự ti, mặc cảm và xa lánh người xung quanh.
Thậm chí, Body Shaming còn khiến nạn nhân ngại giao tiếp, không muốn ra ngoài và rơi vào trạng thái trầm cảm. Nếu bị Body Shaming từ chính đồng nghiệp hay cấp trên, nạn nhân dần xuất hiện cảm giác chán nản trong công việc, sợ hãi môi trường tập thể, dẫn đến hiệu suất công việc giảm sút và dễ nghỉ việc đột ngột.
Xem thêm: Khám phá loạt phương pháp cải thiện kỹ năng giao tiếp ứng xử thành công
Một tác hại khác của Body Shaming là nạn nhân sẽ bất chấp mọi cách để làm đẹp. Họ thường tìm đến các phương pháp khiến bản thân đẹp và lấy lại tự tin, bất chấp đó là những cách phản khoa học và nguy hiểm.
Nguyên nhân và thực trạng Body Shaming tại Việt Nam
Nguyên nhân Body Shaming là gì?
Trước đây, việc chê ngoại hình, giọng nói thường xuất phát từ đồng nghiệp, bạn bè, người thân trêu đùa nhau. Đồng thời, mức độ ảnh hưởng đến người bị chê cũng không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển của các trang mạng xã hội, tình trạng Body Shaming ngày càng đáng báo động, nhất là đối với những bạn trẻ.
Ngày nay, phần lớn mọi người đều giao tiếp với nhau qua mạng xã hội. Việc tự do, thoải mái phát ngôn trên mạng xã hội đã trở thành điều bình thường. Vì vậy, nhiều người đã lợi dụng việc này để chê bai, đánh giá người khác, khiến cho thực trạng Body Shaming trở nên gay gắt hơn.
Rất khó để xác định nguyên nhân của Body Shaming là gì vì hiện chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Dù vậy, chúng ta có thể nhìn thấy rõ nhất, Body Shaming người khác hoặc chính bản thân thường xuất phát từ những quan điểm và tiêu chuẩn về cái đẹp của mình.
Nhiều người thường dựa vào cái nhìn của bản thân để phán xét ngoại hình, vẻ đẹp của người khác. Thậm chí, họ cũng chẳng quan tâm đến các phương diện khác của một người như học thức, tâm hồn, tính cách,… Một số người còn có xu hướng “trông mặt bắt hình dong”, nghĩa là soi xét vẻ ngoài của người khác để đánh giá tính cách, phẩm chất con người. Quan điểm này hoàn toàn sai lệch.
Thực trạng Body Shaming tại Việt Nam như thế nào?
Trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng, Body Shaming ngày càng trở nên phổ biến. Đặc biệt, trên mạng xã hội, tình trạng Body Shaming diễn ra rất nhiều và phức tạp.
Body Shaming có thể trở thành hiện tượng bạo lực mạng. Nhiều nạn nhân của Body Shaming phải hứng chịu không ít sự chỉ trích, miệt thị, phán xét,…, từ những người xa lạ.
Trên thực tế, bất kỳ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của Body Shaming dù họ có là diễn viên, ca sĩ hay người mẫu. Việc áp đặt tiêu chuẩn cái đẹp lên người khác đã trở thành thói quen cực kỳ xấu của nhiều người.
Đâu là cách vượt qua nỗi ám ảnh Body Shaming?
Đối với người có ý định miệt thị ngoại hình người khác
Có lẽ trong chúng ta, ai cũng ít nhất một lần vô tình hoặc cố ý tỏ thái độ chê bai, chế giễu ngoại hình của người khác. Vậy làm thế nào để tránh Body Shaming người khác?
Tốt nhất, trước khi phát ngôn, bạn cần thận trọng hơn trong từng cử chỉ, lời nói để không biến những lời đùa cợt của mình trở thành Body Shaming. Đồng thời, bạn cũng cần xem xét từng đối tượng giao tiếp cụ thể để đưa ra lời nói, vui đùa hoặc trêu ghẹo phù hợp.
Đặc biệt, khi giao tiếp với các đối tượng dễ nhạy cảm, tự ti, sống khép mình,…, bạn cần tạo cho họ sự thân thiện, tin tưởng thay vì chê bai, dùng lời lẽ tiêu cực.
Đối với “nạn nhân” Body Shaming
Là “nạn nhân” của những lời chê bai, miệt thị, bạn chắc chắn sẽ chịu rất nhiều tổn thương. Vì vậy, để vượt qua nỗi ánh ảnh mang tên Body Shaming, bạn cần rèn luyện một số kỹ năng nhất định.
Không kỳ vọng quá cao về bản thân
Xuất phát điểm của những nỗi thất vọng, tự ti chính là sự kỳ vọng quá lớn. Theo một số chuyên gia, cứ hai người sẽ có một người không hài lòng với ngoại hình của mình. Thực tế là không có ai gọi là hoàn hảo theo tiêu chuẩn về vẻ đẹp, ngoại hình. Thậm chí, những người thường xuyên miệt thị, chỉ trích ngoại hình của người khác cũng luôn cảm thấy tự ti về ngoại hình của họ. Vì vậy, họ chọn cách Body Shaming người khác để nâng bản thân mình lên.
Thế nên, thay vì để tâm đến những lời Body Shaming của người khác, bạn nên chấp nhận và tìm ra điểm tốt của bản thân. Mỗi người đều là một bông hoa và tỏa hương theo cách riêng của mình. Thậm chí, cỏ dại ven đường cũng có sức mạnh riêng của chúng. Do đó, bạn chỉ cần tập trung vào giá trị bản thân. Ngoài ra, bạn có thể tham gia các buổi luyện tập thể dục, thể thao, thiền hành, chăm sóc sắc đẹp,…, để trở thành phiên bản tốt nhất.
Xem thêm: Thực đơn giảm cân nhanh gọn, dễ chuẩn bị dành cho dân văn phòng
Đừng ngại bộc lộ cảm xúc
Body Shaming thực chất là những hành động xấu, tiêu cực nhưng được “núp bóng” dưới dạng lời nói trêu đùa. Vì vậy, bạn hoàn toàn có quyền lên tiếng và yêu cầu đối phương dừng lại hành động chê bai, miệt thị ngoại hình của mình nếu cảm thấy khó chịu. Và tất nhiên, đối với người yêu thương chúng ta, họ sẽ không lặp lại những lời trêu đùa thiếu tế nhị như vậy nữa.
Xem thêm: Tự do tài chính là gì? Đâu là bí quyết cho một cuộc sống an nhiên, vô lo vô nghĩ
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ về chủ đề Body Shaming của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h đến với độc giả. Qua bài viết, Việc Làm 24h hy vọng bạn đã hiểu Body Shaming là gì cũng như cách vượt qua nỗi ám ảnh về thực trạng này. Nhìn chung, Body Shaming là một hành động tiêu cực và nên được bài trừ. Tin tưởng, yêu thương và chấp nhận bản thân là cách giúp bạn đánh bại những lời chê bai, miệt thị.
Xem thêm: Dân văn phòng cần cẩn thận với 4 dấu hiệu của các bệnh tâm lý thường gặp