Trigger là gì, ứng dụng trigger trong Marketing như thế nào?

Thu hút khách hàng đã khó, giữ chân họ càng khó hơn. Để tăng tỷ lệ chốt đơn, nhiều doanh nghiệp sử dụng trigger để đưa những thông điệp quan trọng, thúc đẩy khách hàng hành động. Bí quyết thành công của công cụ này có thể tóm gọn là: đúng người, đúng thời điểm. Trong bài viết này, hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu trigger là gì, tầm quan trọng của trigger và làm thế nào để ứng dụng trigger trong công việc của bạn.

trigger là gì
Trigger là một chiến lược marketing tự động.

Trigger là gì?

Trigger trong Marketing một hình thức sử dụng các tin nhắn, cảnh báo hoặc thông báo – gửi tới người dùng khi họ làm một hành động được xác định trước. Ví dụ như khi bạn sắp rời khỏi trang web, màn hình điện thoại của bạn có thể xuất hiện một thông báo có nội dung là “Còn 2 sản phẩm chưa thanh toán trong giỏ hàng,…”. Hoặc khi bạn click vào một sản phẩm A, trang web sẽ giới xuất hiện một sản phẩm B tương tự.

Tóm lại trigger là một chiến lược Marketing số. Trong đó, mỗi thông điệp gửi tới khách hàng được kích hoạt bởi một “sự kiện” cụ thể. Như vậy, bạn đã biết được trigger trong Marketing là gì. Nhưng trigger mang lại lợi ích gì cho công việc của bạn?

Tầm quan trọng của Trigger là gì?

Trigger Marketing cho phép các thương hiệu gửi thông điệp có liên quan đến khách hàng đúng người, đúng thời điểm. Có thể nói trigger marketing là chiến lược tiếp thị tự động, dựa trên phần mềm. Phần mềm này sẽ được kích hoạt khi một email được mở, một chatbot được sử dụng hoặc một giao dịch mua bán được thực hiện.

trigger là gì
Kịch bản trigger được thiết lập trước dựa trên hành động của khách hàng.

Để ứng dụng trigger trong công việc, bạn cần một nền tảng Marketing để tự động hóa chuỗi email, cập nhật hệ thống CRM (Quản lý quan hệ khách hàng), thêm khách hàng vào cơ sở dữ liệu,…

Khi sử dụng trigger để tự động hóa hoạt động tiếp thị, thương hiệu của bạn sẽ tập trung hơn vào con người. Bạn có thể khiến khách hàng cảm thấy đặc biệt bằng cách gửi những tin nhắn được cá nhân hóa vào thời điểm phù hợp. Hành động này giúp xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn với khách hàng.

trigger là gì
Trải nghiệm được cá nhân hóa giúp xây dựng quan hệ lâu dài với khách hàng.

Trigger Marketing tập trung vào những gì khách hàng muốn, thay đổi nội dung thông báo và các tác vụ liên quan để đáp ứng những nhu cầu đó. Dịch vụ khách hàng mượt mà hơn giúp khách hàng cảm thấy hạnh phúc hơn và gắn bó lâu dài với thương hiệu của bạn.

Ví dụ về trigger trong Marketing

Hãy xem qua một số ví dụ thường gặp về trigger trong Marketing.

Tin nhắn chào mừng, chúc mừng

trigger là gì
Gửi tin nhắn tự động là ví dụ đơn giản về trigger.

Tin nhắn chào mừng là một ví dụ tuyệt vời về trigger trong Marketing. Khi ai đó đăng ký dịch vụ, chọn nhận bản tin hoặc đăng ký tài khoản với bạn, hãy gửi cho họ một thông điệp chào mừng.

Đây là lúc hoàn toàn thích hợp để bạn gửi đến khách hàng lời cảm ơn vì hành động của họ và đưa ra những lời đề nghị hấp dẫn, thúc đẩy họ chuyển sang giai đoạn tiếp theo của hành trình mua hàng hoặc giữ khách hàng gắn bó với bạn hơn.

Các thông điệp này cần được tùy chỉnh theo hướng cá nhân hóa. Chúng thường đại diện cho sự tương tác trực tiếp đầu tiên của bạn với khách hàng, giúp bạn có cơ hội thiết lập mối quan hệ và giành được sự tin tưởng của họ.

Gửi email định kỳ

Bạn có thể thiết lập trigger theo cách gửi email cho khách hàng sau một thời gian cụ thể. Đây có thể là lời nhắc về giỏ hàng bị bỏ quên hoặc một email marketing kèm theo phiếu mua hàng ưu đãi, được gửi đến khách hàng đã không mua hàng trong sáu tháng.

trigger là gì
Đây có thể là lời nhắc về giỏ hàng bị bỏ quên hoặc một email kèm theo phiếu mua hàng ưu đãi

Những thông báo như thế này có thể thu hút khách hàng, thúc đẩy họ thực hiện hành động, chẳng hạn như mua hàng. Hãy làm cho những thông báo này thân thiện nhất có thể. Bạn cũng nên đính kèm một liên kết để thanh toán và làm nổi bật chính sách giao hàng hoặc ưu đãi giảm giá để khách hàng nhanh chóng ra quyết định.

Tin nhắn xác nhận mua hàng

Lần mua hàng trực tuyến đầu tiên của khách hàng là một thời điểm quan trọng. Họ đã đặt niềm tin vào bạn và đưa tiền cho bạn, vì vậy bạn cần xác nhận đơn đặt hàng, thanh toán và cảm ơn ngay lập tức.

Đây là lúc để xây dựng lòng tin bằng cách cung cấp thông tin về gói hàng, thời hạn đổi trả và các chính sách hậu mãi quan trọng.

Tin nhắn khách hàng thân thiết

trigger là gì
Trigger giúp khách hàng cảm thấy họ quan trọng với doanh nghiệp của bạn.

Bạn có thể đặt trigger cho các sự kiện quan trọng trong cuộc sống của khách hàng. Những thông điệp được được cá nhân hóa như thế này cho thấy bạn đánh giá cao khách hàng của mình. Bạn cũng có thể gửi cho họ các ưu đãi đặc biệt hoặc một tin nhắn đơn giản, được cá nhân hóa để chúc mừng sinh nhật của họ, lần mua hàng thứ ba (hoặc bất kỳ số nào), kỷ niệm 1 năm sau lần mua hàng đầu tiên,…

Những thông điệp này giúp cho khách hàng cảm thấy hạnh phúc và được đối xử đặc biệt.

Hy vọng những ví dụ đơn giản trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn trigger trong Marketing là gì? Nhưng làm thế nào để ứng dụng trigger trong thực tế? 

6 bước thực hiện Trigger là gì?

Trigger Marketing có thể thay đổi hoàn toàn chiến lược tiếp thị của bạn. Trigger có thể tăng doanh thu đồng thời cải thiện mối quan hệ khách hàng.Dưới đây là các bước ứng dụng trigger trong công việc.

Hiểu khách hàng của bạn

Trước hết, bạn phải xác định ai là khách hàng của mình. Hiểu rõ khách hàng mục tiêu là tiền đề cho mọi thành công trong kinh doanh. Sau đó, hãy cố gắng phách thảo hành trình mua hàng của họ. Trong hành trình này, họ sẽ có những hành động gì?

Xác định được nguyên nhân và hệ quả của mọi hoạt động

Để ứng dụng trigger hiệu quả bạn cần phán đoán được khách hàng của bạn sẽ làm gì, phản ứng hay mong muốn như thế nào với mỗi thao tác cụ thể. Trong đó:

  • Hành động của khách hàng là nguyên nhân.
  • Phản ứng của khách hàng là hiệu quả.

Trigger lúc này đóng vai trò như một chất xúc tác, thúc đẩy khách hàng hành động.

Mô tả các sự kiện

Tiếp đến, bạn cần mô tả cho hệ thống biết nó phải làm gì trong những tình huống cụ thể. Một số hành động của khách hàng mà bạn có thể theo dõi là:

  • Phản hồi email
  • Nhấp vào liên kết
  • Tương tác với chiến dịch quảng cáo,…

Với mỗi hành động của khách hàng (yếu tố kích hoạt), bạn thiết kế các sự kiện phản hồi phù hợp.

Xác định kịch bản tương tác

trigger là gì
Kịch bản trigger tốt giúp tăng tỉ lệ chốt đơn.

Như đã trình bày ở trên, mỗi một sự kiện đều phải dẫn tới một hành động phản hồi phù hợp. Sau khi bạn đã liệt kê hết các yếu tố kích hoạt, hãy viết ra bạn muốn thực hiện hành động nào. Ví dụ:

  • Gửi email
  • Kích hoạt chatbot
  • Phân nhóm khách hàng
  • Đưa vào cơ sở dữ liệu,…

Hãy đảm bảo các hành động này đều đáp ứng một mục tiêu tiếp thị nào đó. 

Cá nhân hóa thông điệp Trigger là gì?

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khi mọi người có xu hướng mua hàng nhiều hơn khi họ cảm thấy bản thân được đối xử đặt biệt. Vì vậy bạn phải thiết kế cho khách hàng các thông điệp được cá nhân hóa.

Nếu hành động Trigger Marketing là gửi email hoặc đăng ký tham gia chương trình khuyến mãi, hãy thiết kế sao cho mỗi thông điệp gửi tới khách hàng đều được cá nhân hóa. Ví dụ như chèn thêm tên riêng của khách hàng trong nội dung email, tạo cho khách hàng cảm giác được đối xử đặc biệt.

Tự động hóa hoạt động Marketing Trigger là gì?

Tự động hóa hoạt động Marketing giúp bạn không mất thời gian vào những tác vụ lặp đi lặp lại, dành thời gian cho những hoạt động quan trọng hơn. Ví dụ như thay vì soạn email cho từng khách hàng, nếu sử dụng các dịch vụ Email Marketing và tự động hóa tác vụ này, bạn có thể gửi rất nhiều email cho khách hàng cùng một lúc.

Bạn cũng có thể sử dụng hệ thống CRM để quản lý quan hệ khách hàng.

trigger là gì
Tự động hóa hoạt động Marketing giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực.

Như đã nói ở trên, tiền đề của một chiến dịch trigger thành công là gửi thông điệp đúng người, đúng thời điểm. Thấu hiểu từng khách hàng, phác thảo thành công lộ trình của họ sẽ giúp bạn xây dựng được kịch bản tương tác hiệu quả.

Như vậy bạn đã biết trigger là gì và cách để ứng dụng trigger trong công việc. Mục tiêu của trigger là khiến khách hàng quan tâm tới doanh nghiệp của bạn, thúc đẩy họ hành động ngay lập tức bằng những thông điệp phù hợp. Để thực hiện trigger hiệu quả, bạn cần hiểu khách hàng, xem cách họ tương tác và xây dựng một kịch bản phản hồi phù hợp. Đừng quên tìm kiếm các công việc Marketing phù hợp với Việc làm 24h.

Xem thêm: Các việc làm tại nhà thủ công: Giải pháp kiếm thêm thu nhập cho người lao động

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục