Brainstorm là gì? Dù đi làm ở đâu, ắt hẳn bạn cũng đã từng nghe đến từ này, ít nhất 1 lần. Có người gọi là “họp cho ra việc”. Người khác có thể gọi là “bão não”. Số ít khác thì xem brainstorm như một buổi “chém gió vui vẻ”. Dù định nghĩa ra sao, mục tiêu cuối cùng của brainstorm vẫn luôn là: Tìm ra giải pháp cho 1 vấn đề.
Vậy bạn đã biết làm thế nào để brainstorm hiệu quả? Có những kỹ thuật nào mà chúng ta cần lưu ý? Bài viết sau đây từ Việc Làm 24h sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi trên nhé!
1. Định nghĩa đúng về brainstorm là gì?
Brainstorm đề cập đến việc tư duy, phát triển các ý tưởng và minh hoạ chúng dưới dạng cụ thể, chẳng hạn như trên một tờ giấy hoặc trên một ứng dụng máy tính. Bạn có thể sử dụng phương pháp brainstorm nhằm ép buộc bộ não phải hoạt động. Điều này nhằm giúp bạn đưa ra các giải pháp mới cho các vấn đề. Đặc biệt, brainstorm là hoạt động bắt buộc khi cần tìm ý tưởng về một sản phẩm.
“Bão não” thường được xem như là hoạt động tập thể. Nguyên nhân vì ý tưởng của 1 người có thể sẽ là nguồn cảm hứng cho người khác. Ngoài việc tạo ra các ý tưởng, brainstorm có thể giúp bạn kết hợp các ý tưởng được kết nối với nhau để tạo nên một bức tranh hoàn thiện.
Tuy nhiên, không có một cách cụ thể nào để quy chuẩn hoá brainstorm. Một số người thích tự brainstorm một mình. Họ chỉ cần một tờ giấy và một cây bút trên tay và một tách cà phê. Họ thích đưa tự phác thảo ý tưởng trước khi thảo luận về chúng với những người khác.
2. Hiểu định nghĩa brainstorm là gì, liệu bạn đã biết lý do vì sao phải cần brainstorm khi làm việc?
Brainstorm là giải pháp hiệu quả nếu bạn có 1 vấn đề cần giải quyết. Ngoài ra, đây cũng là điều bắt buộc nếu hoặc nếu bạn sắp bắt tay vào một dự án mới. Việc brainstorm là cách tốt nhất để giúp bạn giải quyết vấn đề hiệu quả và có hệ thống. Ý tưởng sẽ được ra một cách nhanh chóng. Bạn cũng dễ dàng tìm ra giải pháp hoặc một sản phẩm hiệu quả hơn.
Bạn có thể lựa chọn giữa việc tự mình động não, hoặc brainstorm với mọi người. Tuy nhiên, việc tự mình động não cũng có những hạn chế nhất định. Vấn đề lớn nhất nằm ở việc bạn sẽ dễ bị mắc kẹt trong những giả định chủ quan bản thân. Đôi lúc, những giải thiết từ cá nhân chưa chắc giải quyết được vấn đề của số đông.
Chính vì thế, sẽ tốt hơn nếu có thể biến việc brainstorm thành một hoạt động nhóm. Đó cũng chính là trọng tâm trong bài viết này. Tuy nhiên, bạn cũng cần xác định 1 vài tiêu chí để chắc chắn mình sẽ có 1 buổi brainstorm hiệu quả. Bắt đầu bằng việc xác định không gian brainstorm phù hợp. Sau đó, xác định số người tham dự. Cuối cùng, bạn sẽ cần 1 vài kỹ thuật để buổi brainstorm trở nên suôn sẻ, thuận lợi hơn.
3. Không gian tốt nhất để brainstorm là gì?
Dù brainstorm một mình hay nhiều người, bạn cần một môi trường thuận lợi. Điều này sẽ có lợi cho sự sáng tạo và mang lại cho bạn sự riêng tư. Ví dụ: bạn có thể có một buổi brainstorm trong văn phòng của mình hoặc trong một không gian họp yên tĩnh, chẳng hạn như quán cà phê.
Mục tiêu của buổi brainstorm là thu thập nhiều ý kiến từ mọi người. Điều đó có nghĩa, ai cũng có quyền được cất lên quan điểm & góc nhìn cá nhân. Chính vì thế, bạn có thể phải thiết lập các quy tắc để cho phép mọi người nói mà không ngại.
Ngoài ra, cũng đừng đặt lịch brainstorm quá sát giờ. Hãy gửi lịch mời mọi người brainstorm ít nhất trước 24 giờ. Đồng thời, chia sẻ với họ tài liệu, những mục tiêu và tiêu chí của buổi brainstorm. Những thông tin này sẽ là cơ sở giúp người tham dự biết được trọng tâm. Đồng thời, họ cũng sẽ có sự chủ động để sắp xếp thời gian và công việc của mình. Tất cả đều nhằm hỗ trợ bạn hết mình và cung cấp cho bạn những góc nhìn tốt nhất. Qua đó, công việc được tiến triển thuận lợi. Dự án về sau cũng được triển khai có cơ sở đồng thuận của nhiều người hơn.
4. 4 nguyên tắc quan trọng nhất khi mọi người tham gia brainstorm là gì?
Năm 1957, giám đốc điều hành công ty quảng cáo Alexander Faickney Osborn đã đưa ra bốn quy tắc khi brainstorm:
4.1 Tạo ra càng nhiều ý tưởng càng tốt trước khi xem xét ý tưởng
Đầu tiên, bạn càng có nhiều ý tưởng thì càng tốt. Ngay cả khi nhiều trong số đó sẽ không bao giờ thành hiện thực. Nhưng ít nhất, cái bạn có được chính là góc nhìn và tiếng nói của các thành viên.
4.2 Không bao giờ chỉ trích ý tưởng của người tham gia khác
Thứ hai, khoan vội giết ý tưởng và cắt lời người khác. Giả sử nếu có, hãy để dành sự phân tích của bạn ở khâu lựa chọn lọc. Nguyên nhân vì nó kìm hãm sự sáng tạo và cản trở tinh thần đồng đội.
4.3 Tránh phán xét những ý tưởng có vẻ “điên rồ”
Thứ ba, những ý tưởng “điên rồ” đôi khi có thể dẫn đến những giải pháp tốt nhất. Đó là một dấu hiệu cho thấy bạn đang suy nghĩ bên ngoài hộp. Điều này có nghĩa là dự án đang có những điểm sáng cần được phát huy.
4.4 Phát triển các ý tưởng tiềm năng dựa trên những ý tưởng hiện có
Và thứ tư, bạn không chỉ brainstorm để tìm những ý tưởng mới. Bạn có thể đổi mới những ý tưởng cũ để làm cho chúng trở nên mới mẻ. Vừa tối ưu về nguồn lực, vừa tối ưu cả về trí lực đã đầu tư.
5. 8 cách hiệu quả giúp bạn brainstorm là gì?
5.1. Bắt đầu với một bài tập khởi động nhẹ nhàng
Để bắt đầu một buổi brainstorm một cách hiệu quả, hãy bắt đầu với một bài tập khởi động. Khởi động bộ não có thể giúp bạn điều chỉnh suy nghĩ của mình để sáng tạo. Điều này giúp bạn dễ dàng nghĩ ra ý tưởng hơn.
Bạn có thể bắt đầu bằng những câu hỏi: Giả sử …., nếu như ….., nếu bạn là …… Hãy thử đặt mình vào trong 1 bối cảnh. Từ bối cảnh sẽ sinh ra những giả thuyết. Đây chính là cách giúp bạn bắt bộ não phải dần khởi động.
5.2. Trực quan hoá mục tiêu của bạn
Trực quan hoá mục tiêu sẽ giúp buổi brainstorm của bạn có trọng tâm hơn. Hãy suy nghĩ về kết quả hoặc mục đích lý tưởng của bạn. Sau đó hãy viết nó ra một vị trí trung tâm như giữa bảng trắng. Hình dung chủ đề chính có thể truyền cảm hứng cho bạn và cung cấp cho bạn ý tưởng để đạt được mục tiêu của mình. Việc này nhắc nhở bạn về điểm ban đầu của cuộc trò chuyện. Đồng thời, điều này còn cho phép bạn và mọi người luôn đảm bảo mình không bi lạc đề.
5.3. Nghĩ gì, nói đó
Nói to suy nghĩ của bạn làm cho quá trình brainstorm trở nên tự nhiên hơn. Đừng ngần ngại! Điều này còn giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi chia sẻ suy nghĩ của mình. Nói ra suy nghĩ của bạn với đồng nghiệp khi bạn có họ có thể truyền cảm hứng cho cuộc trò chuyện hiệu quả. Đồng thời, bạn còn giúp người khác xây dựng dựa trên ý tưởng của bạn. Tất cả đều mang tính chất xây dựng. Quan trọng, mình nghĩ sao, thì hãy nói thật to với mọi người.
5.4. Đặt câu hỏi
Nếu bạn gặp khó khăn khi nghĩ ra ý tưởng một cách tự nhiên, hãy thử đặt câu hỏi để lấy cảm hứng. Bạn có thể đặt câu hỏi chung về mục tiêu chung. Thử hỏi về các tình huống cụ thể hoặc thậm chí thử gợi mở bằng những việc “tưởng như không liên quan”. Một chiến lược khác là hỏi về lý do tại sao các dự án tương tự thành công. Thậm chí, có thể tham khảo cách các công ty khác tiếp cận các vấn đề liên quan.
5.5. Sắp xếp suy nghĩ của bạn
Khi bạn có một số ý tưởng, hãy sắp xếp và tổ chức lại 1 cách có hệ thống. Biểu đồ và màu sắc là những công cụ hữu ích để nhóm các ý tưởng thành các danh mục. Bạn có thể áp dụng phương pháp “Connect The Dot” để kết nối các ý tưởng khác nhau. Việc này giúp bạn dễ dàng xem lại các ghi chú. Đó là cơ sở để bạn đối chiếu với mục tiêu ban đầu, để xem liệu ý tưởng có hợp lý.
Một phương pháp bạn có thể áp dụng đó là “Sơ đồ tư duy” (Mindmapping). Đây là một phương pháp ghi chép ngắn gọn, nhanh chóng. Việc này tận dụng khả năng nghe, nhìn, xử lý và hệ thống hóa thông tin.
Tham khảo thêm về sơ đồ tư duy ở bài viết này: Sơ đồ tư duy là gì? Cách vẽ sơ đồ tư duy hiệu quả trong công việc
5.6. Khuyến khích viết ra ý tưởng (Brainwriting)
Trong đàm phán, con số đầu tiên được đề xuất có thể ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Tương tự khi bạn brainstorm. Những ý tưởng đầu tiên có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc thảo luận. Brainwriting đơn giản là viết ra càng nhiều ý tưởng càng tốt. Những người tham gia viết ra ý tưởng của họ trước hoặc ngay khi bắt đầu cuộc họp. Sau đó tất cả sẽ cùng nhau thảo luận về chúng.
Lý tưởng nhất là các ý tưởng này đều được ẩn danh. Yêu cầu các thành viên trong nhóm ghi lại ý tưởng của họ trên các ghi chú dính. Sau đó đặt chúng lên tường mà không ghi tên tác giả. Cuối cùng, yêu cầu mọi người bỏ phiếu cho ý tưởng yêu thích của họ.
5.7. Chia sẻ về nguồn cảm hứng
Hãy tạo một tệp được chia sẻ, nơi mọi người có thể lưu trữ những nguồn cảm hứng cá nhân. Sau đó, tổng hợp lại tất cả. Đến buổi brainstorm, hãy yêu cầu mỗi người trình bày về nguồn cảm hứng của mình. Vừa tạo một bầu không khí vui vẻ thoải mái. Đồng thời, điều này còn giúp cho mọi người hiểu nhau hơn.
Nguồn cảm hứng của mọi người có thể đến từ bất kì đâu. Đó có thể là một kênh Youtube truyền cảm hứng và năng lượng tích cực cho người nghe. Đó cũng có thể là một bức tranh, hoặc một tựa trò chơi điện tử. Tất cả mọi thứ đều là nguồn cảm hứng cho mỗi người. Chỉ cần bạn mạnh dạn chia sẻ câu chuyện, mọi người sẽ có cơ sở đề cùng giúp bạn biến nguồn cảm hứng thành những ý tưởng truyền cảm hứng.
5.8. Brainstorm nhiều buổi, thay vì dồn vào một buổi
Hãy chia nhỏ buổi brainstorm thành nhiều phiên nhỏ. Bạn sẽ có thêm thời gian giữa các cuộc họp để nghiên cứu và lập kế hoạch bổ sung. Việc này còn cung cấp cho bạn thêm nhiều góc nhìn mới. Chia nhỏ buổi brainstorm cũng có thể giúp ngăn bạn khỏi tình trạng kiệt sức.
6. Tư duy Blue Sky là gì?
Tư duy Blue Sky là phương pháp brainstorm không giới hạn chủ đề. Với cách tiếp cận này, các ý tưởng không cần phải dựa trên thực tế. Thay vào đó, các buổi Blue Sky Brainstorming được mở ra cho tất cả các ý tưởng sáng tạo. Hợp lý hay phi lý, mọi sáng kiến đều được đón nhận.
Một Blue Sky Thinkers có thể không ở vị trí của bạn. Góc nhìn ý tưởng của họ sẽ khác biệt với bạn rất nhiều. Tuy nhiên, ý tưởng đó có thể truyền cảm hứng cho một ý tưởng khác. Thông qua quá trình này, mục tiêu là tìm ra những giải pháp sáng tạo khả thi. Tất cả đều dựa trên những ý tưởng “không giới hạn”.
Một ngữ cảnh khác của Blue Sky Thinking chính là những vấn đề cũ nhưng được nhìn nhận bằng một góc nhìn mới. Cùng là một bài toán A, nhưng nhân viên B sẽ có 1 lời giải khác. Nhiệm vụ của bạn chỉ đơn giản là tìm lời giải tối ưu nhất và đưa ra quyết định của mình.
7. Tạm kết
Hi vọng bài viết trên từ Việc Làm 24h đã giúp bạn hiểu brainstorm là gì và những bí quyết để brainstorm hiệu quả hơn. Hãy để mỗi buổi brainstorm là một cuộc vui của các ý tưởng. Mong bạn và đồng nghiệp sẽ có những buổi “bão não” thật hiệu quả và chất lượng.
Đừng quên theo dõi những bài viết từ Việc Làm 24h để nâng cấp bản thân trong công việc nhé!