Sự xuất hiện của hàng trăm hay thậm chí là hàng nghìn thương hiệu mỗi năm đã tạo nên một sức ép cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp phải làm sao để tạo ra dấu ấn riêng trong mắt người tiêu dùng? Câu trả lời thiết thực dành cho bạn là: “Hãy xây dựng Brand Identity – bộ nhận diện thương hiệu”. Mời bạn tìm hiểu chi tiết về Brand Identity cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h qua bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu tổng quan về Brand Identity
Brand Identity là gì?
Brand Identity có tên gọi đầy đủ là Brand Identity Design (tạm dịch: nhận diện thương hiệu). Đây là một tập hợp các yếu tố mang màu sắc riêng biệt, bao gồm: tên thương hiệu, logo, màu sắc, hình ảnh, giá trị cốt lõi,…, của một thương hiệu.
Lợi ích của Brand Identity đối với doanh nghiệp
Định vị thương hiệu
Việc xây dựng và phát triển Brand Identity giúp doanh nghiệp định vị được thương hiệu. Brand Identity càng rõ nét, khách hàng càng dễ nhận ra và ghi nhớ thương hiệu. Khi thương hiệu được nhớ đến, doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn trong việc thu hút khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ.
Tạo sự khác biệt
Brand Identity giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Khi thương hiệu được định hình rõ ràng, khách hàng sẽ dễ dàng phân biệt với các thương hiệu khác trên thương trường. Không những thế, Brand Identity còn là yếu tố giúp doanh nghiệp tạo được điểm nhấn riêng, giúp thu hút sự chú ý của khách hàng.
Tăng độ nhận thức thương hiệu
Brand Identity giúp doanh nghiệp cải thiện mức độ nhận thức thương hiệu. Thông qua Brand Identity, doanh nghiệp có thể truyền tải thông điệp chính xác đến khách hàng cũng như xây dựng lòng tin. Khi khách hàng nhận ra và nhớ đến thương hiệu, họ sẽ dễ dàng tìm kiếm thông tin về sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Tạo sự tin tưởng brand identity
Trên thực tế, người tiêu dùng thường có xu hướng tin tưởng và đánh giá cao sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp khi họ nhận ra Brand Identity của doanh nghiệp.
Tạo ra sự nhất quán
Brand Identity là yếu tố cốt lõi để doanh nghiệp tạo ra sự nhất quán trong việc phát triển thương hiệu. Từ logo, màu sắc, font chữ, slogan, hình ảnh đến phong cách giao tiếp,…, đều được định hình một cách nhất quán, thể hiện đúng bản chất của một thương hiệu.
Tăng cảm hứng cho nhân viên
Brand Identity còn là yếu tố mang lại nguồn cảm hứng cho nhân viên. Khi sở hữu một thương hiệu mạnh mẽ, được định hình rõ ràng, nhân viên sẽ tự hào và có động lực hơn trong công việc. Mỗi nhân sự cũng sẽ cảm thấy tự tin hơn khi giới thiệu sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp đến khách hàng.
Dễ dàng mở rộng và phát triển
Brand Identity giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc mở rộng và phát triển trong tương lai. Khi thương hiệu được định hình rõ ràng và nhận diện tốt, doanh nghiệp có thể mở rộng sản phẩm/dịch vụ và tiếp cận tốt hơn đến khách hàng mới. Đây chính là tiền đề để doanh nghiệp phát triển.
Xem thêm: Brand Awareness là gì? 15 bí kíp tăng giúp tăng Brand Awareness nhanh chóng
Brand Identity gồm những gì?
7 yếu tố cơ bản để cấu thành Brand Identity bao gồm:
1. Logo
Logo được xem là biểu tượng đại diện cho thương hiệu. Yếu tố này được sử dụng để nhận diện doanh nghiệp. Khi thiết kế logo, bạn cần tập trung vào độ đơn giản, dễ nhớ và dễ nhận diện. Đồng thời, logo bạn tạo ra cũng cần phù hợp với nội dung hình ảnh và phong cách thiết kế của thương hiệu.
2. Tone màu thương hiệu
Tone màu thương hiệu là những gam màu được dùng để thể hiện hình ảnh cũng như ý nghĩa của thương hiệu. Thông thường, tone màu thương hiệu thường gắn liền với phong cách thiết kế cũng như nội dung hình ảnh của doanh nghiệp.
3. Slogan
Slogan là câu khẩu hiệu được dùng để tóm tắt giá trị và ý nghĩa của thương hiệu. Một slogan hay sẽ đảm bảo được tính ngắn gọn, dễ nhớ, phù hợp với tầm nhìn và sứ mệnh mà doanh nghiệp hướng đến. Không những thế, slogan còn là yếu tố giúp người tiêu dùng nhớ đến doanh nghiệp lâu dài.
4. Nội dung hình ảnh
Yếu tố tiếp theo góp phần cấu thành Brand Identity là nội dung hình ảnh. Về cơ bản, nội dung hình ảnh bao gồm hình ảnh và biểu tượng ý nghĩa của thương hiệu. Nội dung hình ảnh cần phải phù hợp với mục tiêu, phương châm và định hướng mà doanh nghiệp muốn hướng đến.
5. Phong cách thiết kế
Phong cách thiết kế là cách thức doanh nghiệp kết hợp các yếu tố trên để tạo nên hình ảnh thương hiệu một cách độc đáo, dễ nhận biết. Thông thường, phong cách thiết kế cần phù hợp với nội dung hình ảnh cũng như tone màu nhận diện thương hiệu, có thể là phong cách vintage, hiện đại, trẻ trung, năng động,…
6. Phương tiện truyền thông brand identity
Một trong những chiến lược không thể thiếu khi xây dựng Brand Identity là doanh nghiệp cần tập trung vào các nền tảng truyền thông, bao gồm: radio, truyền hinh, quảng cáo trực tuyến, mạng xã hội, website,…
7. Sản phẩm/dịch vụ
Sản phẩm/dịch vụ chính là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu cho doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm/dịch vụ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh và uy tín của thương hiệu. Vì vậy, để xây dựng thương hiệu thành công, bạn cần đảm bảo sản phẩm/dịch vụ được thiết kế và sản xuất đạt chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách hàng.
7 bước xây dựng Brand Identity hiệu quả
Brand Identity là một phần quan trọng trong chiến lược Marketing của một thương hiệu. Để xây dựng một Brand Identity hiệu quả, bạn cần thực hiện theo một quy trình cụ thể, rõ ràng.
Xem thêm: Brand Archetype là gì? Bí quyết thành công của các thương hiệu hàng đầu thế giới
Bước 1: Xác định đối tượng khách hàng
Trước tiên, bạn cần xác định rõ đối tượng khách hàng mà thương hiệu muốn hướng đến. Để xác định đúng khách hàng tiềm năng, bạn có thể dựa trên thói quen mua sắm, sở thích và nhu cầu của khách hàng.
Bước 2: Chọn tên thương hiệu
Trong bước tiếp theo, bạn cần phải đặt tên thương hiệu cho doanh nghiệp của mình. Một cái tên đơn giản và dễ nhớ sẽ giúp thương hiệu định vị sâu sắc hơn trong tâm trí khách hàng. Không những thế, tên thương hiệu cũng phải phù hợp với giá trị mà doanh nghiệp muốn truyền tải.
Bước 3: Thiết kế logo
Như đã đề cập, logo là một yếu tố quan trọng của Brand Identity. Vì vậy, để xây dựng hiệu quả, bạn cần đầu tư vào việc thiết kế logo. Tương tự như tên thương hiệu, logo của bạn cũng nên đơn giản, dễ nhận diện và phù hợp với giá trị mà thương hiệu muốn truyền tải.
Bước 4: Lựa chọn màu sắc
Màu sắc cũng là yếu tố quan trọng trong việc phát triển. Mỗi thương hiệu đều sở hữu một gam màu chủ đạo nhất định. Màu sắc chủ đạo cần phù hợp với giá trị và đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến. Hãy chọn một số màu sắc chính để sử dụng và đảm bảo các gam màu liên quan đến nhau.
Bước 5: Lựa chọn hình ảnh
Bạn có thể chọn những hình ảnh thể hiện tính cách và bản sắc của thương hiệu. Thông thường, các hình ảnh này sẽ được sử dụng trong các chiến dịch quảng cáo.
Bước 6: Xác định slogan
Slogan là một câu ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đảm bảo tính sáng tạo, thu hút. Một câu slogan chất sẽ giúp thương hiệu của bạn trở nên độc đáo và nhận được sự quan tâm từ khách hàng. Khi tạo câu slogan, bạn cần quan tâm đến mục tiêu thương hiệu, tầm nhìn và sứ mệnh mà doanh nghiệp muốn hướng đến. Đồng thời, tuỳ vào từng chiến dịch tiếp thị, bạn có thể tạo ra những câu slogan phù hợp.
Xem thêm: Slogan là gì? 5 bước đơn giản để sáng tạo slogan hay và độc đáo
7. Xác định cách tiếp cận khách hàng
Cuối cùng, bạn cần xác định phương thức tiếp cận khách hàng để tạo ra một Brand Identity hiệu quả. Bạn nên cân nhắc lựa chọn các kênh tiếp thị phù hợp với đối tượng khách hàng của mình, cụ thể như mạng xã hội, Email Marketing, trực tiếp tiếp cận khách hàng…
Nhìn chung, Brand Identity đóng vai trò quan trọng trong việc định vị thương hiệu trên thị trường. Đây cũng là một quy trình không có điểm kết thúc. Vì vậy, bạn cần liên tục theo dõi và đánh giá Brand Identity để cải thiện hiệu quả cũng như điều chỉnh khi cần thiết. Hãy tiếp tục theo dõi Việc Làm 24h để khám phá thêm những việc làm hấp dẫn khác nhé!
Xem thêm: Cái giá phải trả cho những lời nói dối trong CV khi phỏng vấn xin việc