Brand Vision là gì? Làm thế nào xác định Brand Vision cho doanh nghiệp?

Brand Vision là gì? Làm thế nào xác định một mục tiêu đầy tham vọng cho tương lai của doanh nghiệp? Vì sao Brand Vision được mệnh là “kim chỉ nam” của một thương hiệu? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu chi tiết về Brand Vision hay tầm nhìn thương hiệu qua bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu tổng quan về Brand Vision

Brand Vision là gì?

Brand Vision (tầm nhìn thương hiệu) là mục tiêu dài hạn và cuối cùng mà thương hiệu muốn hướng đến hoặc chinh phục trong một khoảng thời gian nhất định. Dựa trên mục tiêu này, doanh nghiệp hoạch định phương hướng hoạt động, tổ chức và đưa ra những chiến lược vận hành phù hợp. Ngoài ra, Brand Vision còn là “chiếc chìa khóa” để doanh nghiệp hiện thựcthức hoá các ý tưởng, mong đợi của mình.

brand vision
Brand Vision được hiểu là tầm nhìn thương hiệu

Brand Vision bao hàm ý nghĩa của một tiêu chuẩn và tương lai lý tưởng cho doanh nghiệp. Tầm nhìn thương hiệu mang thông điệp ngắn gọn, súc tích và là “kim chỉ nam” cho hoạt động đường dài, định hướng công việc doanh nghiệp cần làm và các nhiệm vụ tiên quyết.

Để không nhầm lẫn giữa tầm nhìn thương hiệu (Brand Vision) và sứ mệnh thương hiệu (Brand Mission), doanh nghiệp cần lưu ý 2 đặc điểm sau: mục tiêu của thương hiệu trong tương lai và các hoạt động cần làm ở hiện tại. Trong khi tầm nhìn thể hiện mục tiêu, mục đích của thương hiệu trong tương lai, sứ mệnh lại hướng đến mong muốn, hành động và nỗ lực của thương hiệu ở thời điểm hiện tại. 

Xem thêm: Brand Voice: Xây dựng tiếng nói thương hiệu nổi bật trên thị trường

Vì sao Brand Vision lại quan trọng?

Định hướng rõ ràng

Nếu không xác định “đường đi nước bước” của thương hiệu, bạn rất khó dẫn dắt doanh nghiệp của mình phát triển đúng hướng. Không những thế, nếu mù mịt về tầm nhìn, bạn sẽ rất khó hình thành các quan điểm, ý tưởng rõ ràng về những bước đi tiếp theo.

brand vision
Brand Vision giúp thương hiệu định hình hình ảnh trong tương

Chiến lược phát triển của doanh nghiệp cần phải dựa trên một tuyên bố sứ mệnh được mô tả rõ ràng, phác thảo cụ thể. Đây chính là cơ sở để người tiêu dùng, khách hàng và đối tác công nhận bạn trên thương trường. Không những thế, Brand Vision còn là yếu tố thúc đẩy tinh thần nhiệt huyết của nhân sự, thuyết phục khách hàng tin dùng vào sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. 

Tạo nên sự khác biệt

Tầm quan trọng của Brand Vision có thể được nhận diện khi bạn hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty. Brand Vision được xem là “xương sống” để tạo nên sự khác biệt cho thương hiệu của bạn với đối thủ cùng ngành. Không những thế, Brand Vision còn là tiền đề để bạn tiếp cận và kết nối với khách hàng. Nếu tuyên bố về tầm nhìn thiếu rõ ràng, không có mục đích và mang bản sắc thương hiệu, doanh nghiệp của bạn sẽ trở nên nhạt nhoà trên thị trường. Thậm chí, không có Brand Vision, các nỗ lực tiếp thị và bán hàng cũng có thể bị rời rạc, thiếu liên kết.

Xem thêm: Làm Brand chỉ có thể chọn các công ty FMCG là “bến đỗ” duy nhất?

brand vision
Mỗi doanh nghiệp có Brand Vision khác nhau

Hầu hết khách hàng đều có xu hướng kết nối với thương hiệu mà họ sử dụng. Theo nghiên cứu của Qualtrics, có đến hơn 60% người tiêu dùng mong muốn doanh nghiệp hiểu rõ về nhu cầu và mức chi tiêu của mình. Trong khi đó, việc phát triển Brand Vision có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng và xây dựng kết nối tình cảm lâu dài. Sở hữu một Brand Vision vững mạnh, bạn có thể xây dựng một cơ sở khách hàng tiềm năng, trở nên nổi bật hơn trên thương trường cũng như xây dựng lòng trung thành lâu dài. 

Làm thế nào biến Brand Vision thành hiện thực?

Để biến Brand Vision thành hiện thực, bạn cần hoạch định kế hoạch rõ ràng và nhận diện vị thế của thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Các chiến lược thương hiệu dựa trên những tuyên bố về Brand Vision phải được “mài giũa” cẩn thận. Vì chỉ có như vậy, bạn mới có thể thúc đẩy thương hiệu của mình phát triển trong lĩnh vực kinh doanh. 

Kết hợp Vision Statement và Mission Statement

Brand Vision nên được gói gọn trong các Vision Statement (tuyên bố tầm nhìn) và Mission Statement (tuyên bố sứ mệnh). Dựa trên những tuyên bố này, bạn có thể xác định được mục tiêu cho doanh nghiệp. Đồng thời, lời tuyên bố cũng là đại diện cho cách bạn muốn thương hiệu của mình xuất hiện trước công chúng và đội ngũ nhân sự.

brand vision
Định hướng thương hiệu khi xây dựng Brand Vision

Tuyên bố tầm nhìn giúp bạn định vị vị thế thương hiệu mà mình muốn đạt được trong tương lai. Còn tuyên bố sứ mệnh sẽ giúp bạn xác định thương hiệu, mục tiêu và phương thức lên kế hoạch đạt được những mục tiêu này.

Khi kết hợp cả tuyên bố tầm nhìn và sứ mệnh, bạn có thể xây dựng hành trình từ vị trí hiện tại đến vị trí mà mình muốn thương hiệu đạt được một cách dễ dàng.

Những thương hiệu thành công sử dụng nghiên cứu người tiêu dùng để nắm bắt tâm lý khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Hiểu rõ thị trườngmôi trường hoạt động sẽ giúp bạn xác định được mong muốn của người tiêu dùng và đo lường mức độ phù hợp của Brand Vision đối với nhu cầu, mong muốn ấy. 

Xác định vị thế thương hiệu

Sau khi thiết lập tuyên bố tầm nhìn, bạn cần lập kế hoạch từng bước để chinh phục mục tiêu của mình. Trước tiên, bạn phải hiểu rõ hình ảnh thương hiệu của mình ở thời điểm hiện tại.

Sử dụng phương pháp chẩn đoán thương hiệu (Brand Diagnostic), bạn có thể xác định được những lỗ hổng trong nhận thức của khách hàng khi nghĩ đến thương hiệu của bạn. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp bạn hiểu cách thương hiệu của mình xuất hiện trên kênh tiếp thị, yếu tố nào chuyển đổi người xem thụ động thành khách hàng và kênh tiếp thị phù hợp với ngân sách của bạn. Dựa vào những thông tin thu thập được, bạn có thể giúp thương hiệu cải thiện nhận thức trong tâm trí khách hàng.

brand vision
Xây dựng chiến lược Brand Vision cụ thể, rõ ràng

Lập kế hoạch và xây dựng chiến lược

Sau khi đặt tuyên bố về chiến lược và tầm nhìn, bước tiếp theo bạn cần làm là lập kế hoạch để biến hình ảnh thương hiệu mong ước thành hiện thực. Để thúc đẩy sự thay đổi, việc sử dụng hành động và trách nhiệm giải trình là rất quan trọng. Ngoài việc tạo tuyên bố về tầm nhìn thương hiệu, bạn cần xác định cách hoàn thành mục tiêu, ai sẽ đóng vai trò quan trọng và những nguồn lực nào cần thiết để thực hiện chiến lược.

Tốt nhất là bạn nên theo dõi tiến trình thương hiệu của mình theo thời gian thực để tận dụng các xu hướng và đưa ra quyết định nhanh chóng dựa trên các đề xuất mới. Bằng cách theo dõi hiệu suất trong bối cảnh cạnh tranh đầy biến đổi và áp dụng giải pháp theo dõi thương hiệu, bạn có thể nhanh chóng chuyển hướng chiến lược của mình nếu phát sinh vấn đề.bất kỳ vấn đề nào không mong đợi.

Phân biệt Brand Vision với Brand Promise và Brand Mission

Brand Vision, Brand Promise và Brand Mission là ba khái niệm khác nhau trong lĩnh vực quản trị thương hiệu.

  • Brand Vision (Tầm nhìn thương hiệu): Đây là một tài liệu chỉ ra tầm nhìn, mục tiêu lớn và những giá trị cốt lõi mà thương hiệu muốn đạt được trong tương lai. Brand Vision tập trung vào viễn cảnh và giúp thương hiệu định hình hình ảnh mục tiêu mà doanh nghiệp mong muốn đạt được.
  • Brand Promise (Lời hứa của thương hiệu): Đây là cam kết của thương hiệu với khách hàng về những giá trị và trải nghiệm mà thương hiệu sẽ cung cấp. Brand Promise là lời hứa về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, giá cả hoặc cách thức làm việc mà thương hiệu sẽ đem đến cho khách hàng.
  • Brand Mission (Sứ mệnh thương hiệu): Đây là một tài liệu chỉ ra mục đích hoạt động của thương hiệu và cách thức thực hiện sứ mệnh đó. Brand Mission nhấn mạnh vào giá trị cốt lõi, phương pháp làm việc của thương hiệu, và giúp thương hiệu tập trung vào mục tiêu của mình trong quá trình kinh doanh.

Xem thêm: Tung hoành trong lĩnh vực Marketing với 21 thuật ngữ Brand Marketing quan trọng

brand vision
Brand Vision đóng vai trò quan trọng trong phát triển thương hiệu

Tóm lại, Brand Vision là tầm nhìn tương lai của thương hiệu, Brand Promise là lời hứa với khách hàng, và Brand Mission là mục đích hoạt động của thương hiệu. Các khái niệm này đều quan trọng và cần được thực hiện một cách thống nhất, hài hòa để xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ và bền vững trên thị trường.

Thế nào là một Brand Vision Plan hiệu quả?

Một Brand Vision Plan hiệu quả cần có những yếu tố sau:

  • Sở hữu một tầm nhìn rõ ràng, cụ thể về mục tiêu và giá trị của thương hiệu trong tương lai.
  • Phải định hướng rõ ràng cho hoạt động kinh doanh của thương hiệu trong dài hạn và đảm bảo tính liên tục cho việc phát triển thương hiệu.
  • Phải xác định được các đối tượng khách hàng mục tiêu và đưa ra những chiến lược phù hợp để thu hút cũng như giữ chân khách hàng.
  • Phải có kế hoạch chi tiết. để thực hiện tầm nhìn và đạt được mục tiêu của thương hiệu.
  • Phải đảm bảo tính khả thi và thực tế cho các hoạt động của thương hiệu.
  • Phải luôn được cập nhật và điều chỉnh định hướng tầm nhìn cho phù hợp với sự thay đổi của thị trường, nhu cầu của khách hàng.
  • Phải được đưa vào thực hiện một cách liên tục và định kỳ để đảm bảo tính hiệu quả cũng như tiếp tục phát triển thương hiệu.

Tóm lại, một Brand Vision Plan hiệu quả phải có tính cụ thể, khả thi và liên tục thực hiện để đảm bảo sự phát triển, giữ vững vị thế của thương hiệu trên thị trường.

brand vision
Doanh nghiệp chinh phục mục tiêu kinh doanh nhờ Brand Vision

Nhìn chung, Brand Vision là một yếu tố quan trọng trong việc định hướng và phát triển thương hiệu. Không chỉ đóng vai trò như “kim chỉ nam”, Brand Vision còn tạo dựng hình ảnh mục tiêu mà thương hiệu muốn đạt được. Qua bài viết trên, Việc Làm 24h tin rằng bạn đã hiểu Brand Vision là gì cũng như những thông tin xoay quanh thuật ngữ này. Hãy tiếp tục theo dõi Việc Làm 24h để khám phá thêm nhiều thuật ngữ Marketing cùng các cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn khác nhé!

Xem thêm: Brand Equity là gì? Chiến lược vàng xây dựng tài sản thương hiệu bền vững

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục