Những hành vi, thói quen không đẹp chốn công sở có thể ẩn chứa những tác động tiêu cực khiến nhiều người lạc lối trong hành trình phát triển sự nghiệp. Một trong số đó không thể không nhắc đến tính cả nể, sợ làm phật lòng người khác. Vậy cả nể là gì? Tính cả nể tốt hay xấu? Làm thế nào để chữa căn bệnh này? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h khám phá, tìm hiểu và trị tính cả nể nơi công sở qua bài viết dưới đây nhé!
Cả nể là gì?
“Cả” là quá mức, quá thể; còn từ “nể” ở đây có nghĩa là nể nang, nhượng bộ, không dám tranh cãi hay từ chối. Cả nể là hành động dễ dàng chấp thuận và sẵn sàng làm theo những gì được yêu cầu mà không dám từ chối vì sợ làm phật ý người khác.
Do không biết hoặc không dám từ chối người khác mà người cả nể thường thể hiện thái độ nhường nhịn, phục tùng và hành động theo ý muốn của người khác vô điều kiện. Họ thường có xu hướng ưu tiên đặt lợi ích và quyền lợi của người khác lên hàng đầu, ai nói gì cũng nghe, ai nhờ gì cũng làm, dù thâm tâm không thực sự muốn như thế.
Xem thêm: Không biết giao tiếp có phải là trở ngại lớn nhất trong sự nghiệp của bạn?
Nguyên do xuất hiện tính cả nể là gì?
1. Môi trường gia đình
Môi trường gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhận thức về giá trị bản thân. Những trải nghiệm tiêu cực trong giai đoạn thơ ấu có thể khiến một người cảm thấy bản thân không đáng giá và luôn sống tự ti. Khi nhận thức này không được giải quyết đúng cách, tính cả nể có thể được hình thành và khiến họ luôn hy vọng làm hài lòng người khác để được chấp nhận, yêu quý.
2. Nhận thức về giá trị bản thân
Khi một người từng bị “ngược đãi” tinh thần như bị coi thường, khinh bỉ hoặc không được đánh giá cao, thiếu tôn trọng,… họ có thể nghĩ rằng bản thân không xứng đáng và không có bất kỳ giá trị nào. Theo thời gian, họ hy vọng được đối xử tốt hơn bằng cách luôn làm hài lòng mọi người.
3. Những nỗi sợ mất lòng, phật ý hình thành việc cả nể là gì?
Người cả nể thường rất để tâm lời nói của người khác và không dám nói thẳng, nói thật do sợ gây mất lòng khiến người khác “để ý”, trù dập.
Xem thêm: Làm gì khi đồng nghiệp đố kỵ? Tuyệt chiêu giúp chuyển thù thành bạn
4. Nhầm lẫn giữa lòng tốt và tính cả nể là gì?
Một số người có bản tính tôn trọng và quan tâm đến người khác, đó là một phẩm chất tốt, tuy nhiên, khi điều này trở thành một thói quen áp đặt lên giá trị và quyền lợi bản thân thì bạn nên xem xét lại. Đừng tự biện minh cho tính cả nể của mình bằng cách “Tôi không muốn bản thân ích kỷ” hay “ Tôi chỉ hành xử theo lẽ thường”. Chính tâm lý này đã ngầm cho phép đối phương lợi dụng bạn.
9 dấu hiệu chứng tỏ bạn là người cả nể là gì?
1. Giả vờ chấp thuận mọi quan điểm: Người cả nể thường giả vờ đồng ý và ủng hộ người khác, ngay cả khi bản thân không đồng tình với quan điểm của đối phương.
2. Đặt sự quan tâm đến cảm xúc của người khác lên hàng đầu: Người cả nể để tâm đến cảm xúc của người khác hơn cả bản thân. Họ cho rằng mình có trách nhiệm làm cho mọi người xung quanh được thoải mái và không muốn họ bị tổn thương hay không hài lòng về bạn.
3. Che giấu cảm xúc bản thân: Tính cả nể khiến họ không dám thừa nhận rằng cảm xúc của mình bị tổn thương vì hành động hay lời nói của người khác. Thay vào đó, họ thường che giấu những cảm xúc như tức giận, buồn bã, xấu hổ,… vì ngại mình là nguyên nhân khiến người khác bận tâm.
4. Đổ lỗi cho bản thân: Người cả nể thường đổ lỗi cho bản thân, dù hành động có đúng hay sai thì họ vẫn lo sợ bản thân đang làm tổn thương người khác.
5. Không biết từ chối: Một trong những biểu hiện điển hình của tính cả nể là không biết từ chối yêu cầu, đề nghị giúp đỡ của người khác, dù thực sự rằng họ không có khả năng hoặc không thật sự muốn làm.
6. Bắt chước hành động của người khác: Người cả nể thường có xu hướng vô tình sao chép hành vi, phong cách sống và quan điểm của những người xung quanh với mong muốn được chấp nhận, hòa nhập.
7. Tự hạn chế bản thân: Tính cả nể khiến họ tự hạn chế và không dám thử sức vượt qua những ranh giới đang ràng buộc bản thân.
8. Cảm thấy khó chịu nếu làm ai đó giận: Người cả nể thường cảm thấy khó chịu và bất an nếu nhận thấy ai đó không hài lòng hoặc giận dữ với họ, thường muốn làm cho họ hài lòng để tránh xung đột.
9. Cần khen ngợi để xác nhận giá trị bản thân: Tính cả nể khiến họ cảm thấy những lời khen ngợi của người khác mới hình thành giá trị của bản thân. Nếu không nhận được sự khen ngợi, đánh giá của người khác, họ có thể cảm thấy thiếu tự tin.
Xem thêm: People pleaser là gì? Bạn có đang ám ảnh phải làm hài lòng người khác?
Cả nể nơi công sở tốt hay xấu?
Không có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp
Những người cả nể dường như bình thường hóa việc hy sinh bản thân để làm hài lòng người khác, chính điều này đã cướp đi những cơ hội quý giá để họ đưa ra những ý kiến, đề xuất hoặc thể hiện năng lực cá nhân. Theo thời gian, họ bị trói buộc trong những giới hạn tự đặt ra cho bản thân.
Hơn nữa, chẳng vị lãnh đạo nào đánh giá cao người có tính cả nể, thiếu quyết đoán trong công việc. Đặc biệt là chẳng ai có can đảm trao những vị trí quan trọng nếu người đó chỉ biết tuân theo ý kiến của người khác và không dám nêu quan điểm của mình.
Không thể cân bằng công việc và cuộc sống
Tâm lý để tâm quá mức đến ý kiến của người khác và cố gắng hòa hợp với mọi người xung quanh khiến bạn mất đi thời gian và năng lượng quý báu cho bản thân. Thay vì tự thưởng cho bản thân những khoảnh khắc thư giãn, thoải mái, bạn bị cuốn vào những áp lực vô hình mà quên cách tận hưởng cuộc sống ngoài kia.
Xem thêm: Therapy là gì? Áp dụng therapy giúp tạo ra sự cân bằng trong cuộc sống
Không tự tin
Không dám thể hiện quan điểm và ý kiến cá nhân khiến người cả nể mất niềm tin vào khả năng của mình và không dám khẳng định giá trị cá nhân. Người cả nể thường có xu hướng bị chi phối bởi những ý kiến và đánh giá từ người khác, họ không biết cách trân trọng giá trị thực sự của bản thân mà cứ phụ thuộc vào lời khen ngợi và tán dương từ người khác. Điều này khiến sự tự tin của họ bị lung lay khi đối diện trước câu hỏi “Tôi là ai?” và “Giá trị thực sự của tôi là gì?”.
Xem thêm: Bạn là một cá thể đặc biệt, đừng thiếu tự tin vào chính mình!
Không tự do thể hiện bản thân
Tính cả nể khiến họ tự đặt mình vào vị trí của người khác, họ bị chi phối bởi ý kiến của người khác dễ dàng, không có khả năng tự quyết định và luôn cần phải xin ý kiến hoặc hướng dẫn từ người khác. Sự lệ thuộc này khiến họ không tự tin đối diện với những tình huống khó khăn và thách thức.
Không khác gì công cụ để người khác sai khiến, lợi dụng
Vì luôn cố gắng chiều lòng mọi người, người cả nể thường dễ bị lôi kéo vào những tình huống không muốn tham gia hay những nhiệm vụ nằm ngoài khả năng hoặc đi ngược lại giá trị sống của bản thân. Điều này làm cho họ trở nên dễ bị lợi dụng và bất lực khi đưa ra quyết định đúng đắn cho bản thân.
Không lúc nào là không stress
Người cả nể thường dành quá nhiều thời gian và năng lượng để “sống hộ” cho cảm xúc của người khác. Điều này khiến họ dễ bị stress, căng thẳng và mất ngủ. Nỗi lo sợ không thể làm hài lòng mọi người khiến họ không ngừng suy nghĩ và lo lắng về việc làm thế nào để thỏa mãn người khác, dẫn đến sức khỏe tâm lý suy giảm.
Hơn nữa, việc không dám thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của mình khi gặp tổn thương, khiến nhiều người không thể giải tỏa những cảm xúc tiêu cực trong lòng. Theo thời gian, nội tâm chứa đựng quá nhiều dằn vặt, mệt mỏi dẫn đến căng thẳng tinh thần và mất cân bằng tâm lý.
Xem thêm: Thực hành kỹ thuật Worry Time để giúp bạn giảm stress, tăng hiệu quả công việc
Không thể kết nối với những người xung quanh
Người cả nể thường không dám thể hiện quan điểm và ý kiến của mình thẳng thắn, lo sợ bị phản đối và không được chấp nhận. Điều này làm cho họ khó thể tạo dựng mối quan hệ chân thật, có thể trung thực chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc với người khác. Bên cạnh đó, họ thường gặp khó khăn trong việc thiết lập các mối quan hệ, họ thường bị chi phối bởi suy nghĩ mình là “người thừa” trong các mối quan hệ.
Cách để bớt cả nể là gì?
Chúng ta thường muốn gây ấn tượng tích cực với sếp và đồng nghiệp bằng cách tỏ ra mình là người đa-zi-năng, có thể đáp ứng mọi yêu cầu công việc. Tuy nhiên, việc đồng ý làm tất-tần-tật mọi nhiệm vụ nhưng bản thân không thể mang lại kết quả như kỳ vọng thường khiến tình thế trở nên phức tạp hơn. Thay vì vậy, bạn nên nhìn nhận đúng giá trị bản thân, công nhận những phẩm chất tích cực và những đóng góp cá nhân mà bạn mang lại cho tập thể. Nhờ đó, bạn biết điểm mạnh của mình ở đâu và phát huy trọn vẹn trong những nhiệm vụ cụ thể.
Bên cạnh đó, bạn nên can đảm vượt qua nỗi sợ và học cách nói “không” khi cần thiết. Nên nhớ rằng, bạn không cần phải biện minh cho sự khước từ của mình, hãy thẳng thắn nói rằng bạn không muốn thực hiện yêu cầu đó. Bạn có thể mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình về những vấn đề đơn giản và giữ vững lập trường vào những điều mà bạn tin tưởng. Mỗi bước nhỏ này sẽ giúp chúng ta thêm tự tin vào khả năng của mình và dần dần thoát khỏi những căng thẳng, áp lực vô hình khi sống nép mình dưới cái bóng của người khác.
Quan trọng là bạn nên hiểu rằng từ chối ở đây không phải là hành vi ích kỷ, thiếu quan tâm người khác, mà là cách bạn bảo vệ bản thân và giữ vững giá trị cá nhân. Hãy luôn nhớ rằng giá trị của bạn không chỉ nằm trong sự đồng ý và hài lòng của người khác. Bạn có thể sẵn lòng giúp đỡ những yêu cầu mà bản thân cảm thấy phù hợp với tâm thế thoải mái, vui vẻ. Do đó, khi đối diện trước những yêu cầu vô lý, hãy từ chối mạnh mẽ và kiên quyết.
Xem thêm: 4 bí quyết giúp nhanh thăng tiến, phát triển trong sự nghiệp
Kết luận
Trong môi trường công sở, tính cả nể có thể gây ra những hậu quả tiêu cực đến hiệu quả công việc cũng như hành trình phát triển sự nghiệp của mọi người. Hy vọng những thông tin hữu ích mà Việc Làm 24h chia sẻ trên đã giúp bạn nhận diện những tác hại của tính cả nể trong môi trường công sở và cách thôi sống cả nể. Hãy tôn trọng và tin tưởng vào khả năng của bản thân, chắc chắn bạn có thể tiến bước vững chắc trên con đường thành công.
Xem thêm: Nghệ thuật xin thôi việc khéo léo để bạn luôn tỏa sáng đến phút cuối cùng