CAC là gì? Làm sao để đo lường và cải thiện chỉ số CAC?

CAC là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh, đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch chiến lược Marketing để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp và nhà bán hàng nào cũng hiểu rõ về chi phí này. Vì thế, hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu về CAC là gì ngay trong bài viết bên dưới nhé! 

1. CAC là gì?

CAC là viết tắt của Customer Acquisition Cost, là tổng các chi phí mà doanh nghiệp chi ra để thu hút khách hàng ra quyết định mua hàng trong một khoảng thời gian cụ thể, thông qua các hoạt động nghiên cứu, tiếp thị và quảng cáo. Ngoài ra, CAC cũng là một chỉ số quan trọng để doanh nghiệp đo lường hiệu quả của chiến dịch tiếp thị và định hướng phân bổ nguồn lực hợp lý.

cac là gì
CAC là viết tắt của Customer Acquisition Cost, là chi phí mà doanh nghiệp phải chi ra để thu hút khách hàng.

2. Những loại chi phí trong CAC là gì?

  • Chi phí bán hàng, tiếp thị, chi phí quảng cáo.
  • Chi phí phần mềm hỗ trợ marketing.
  • Chi phí xuất bản để mở rộng chiến dịch trên các phương tiện như TV, mạng xã hội, báo, tạp chí.
  • Chi phí sản xuất các ấn phẩm như video quảng cáo, phim, poster.
  • Chi phí sáng tạo, liên quan đến việc sản xuất và phát triển nội dung, ý tưởng.
  • Chi phí dành cho đội ngũ nhân viên.
  • Chi phí tổ chức sự kiện, bao gồm việc mời diễn giả và thuê địa điểm.

3. Vai trò của CAC là gì?

Trong lĩnh vực kinh doanh, doanh thu và lợi nhuận từ khách hàng là yếu tố then chốt quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Do đó, CAC là một chỉ số phản ánh thành công tương lai của doanh nghiệp khi cho phép đánh giá lợi nhuận đạt được từ mỗi khoản đầu tư.

Tối ưu hóa thời gian hoàn vốn

Thời gian hoàn vốn là khoảng thời gian cần để thu hồi số tiền đã đầu tư vào việc thu hút khách hàng. Thực tế, doanh nghiệp cần thu hồi khoản đầu tư này để có thể khởi động một vòng lặp mới, thu hút thêm nhiều khách hàng. CAC giúp doanh nghiệp xác định doanh thu cần từ mỗi khách hàng để đạt mức hòa vốn.

Tối ưu hóa quyết định

Với một số doanh nghiệp, CAC được xem xét dựa trên hiệu quả quảng cáo bao gồm chi phí cho mỗi lần nhấp chuột vào quảng cáo hoặc chi phí để có được một khách hàng. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể đánh giá hiệu quả của quảng cáo và quyết định tối ưu hóa, tiếp tục hay dừng chiến dịch.

Đánh giá hiệu quả của hoạt động Marketing

Quá trình tính toán chi phí thu hút khách hàng cung cấp thông tin về ROI, liên quan đến hiệu quả của hoạt động marketing. Nếu CAC cao mà ROI thấp, cho thấy chiến dịch hoạt động không hiệu quả và doanh nghiệp cần tìm cách tối ưu.

Lập kế hoạch chiến lược tương lai hiệu quả hơn

Dựa trên việc đánh giá CAC, nhà quản lý có thể ra quyết định dựa trên hai định hướng:

  • Nếu CAC cao, cần dừng ngay chiến dịch.
  • Nếu CAC thấp, điều này cho thấy kết quả kinh doanh được cải thiện, mang lại lợi nhuận cao, thu hút nhiều khách hàng.
cac là gì
CAC giúp bạn đánh giá được hiệu quả của chiến dịch, từ đó giúp lập các kế hoạch trong tương lai hiệu quả hơn.

4. Công thức tính chỉ số CAC là gì?

CAC = Tổng chi phí bán hàng và Marketing / Số lượng khách hàng có được trong cùng kỳ

Ví dụ: Nếu tổng chi phí bán hàng và Marketing của doanh nghiệp trong một tháng là 150 triệu đồng và doanh nghiệp thu hút được 1000 khách hàng trong tháng đó, chi phí thu hút một khách hàng sẽ là 150,000 đồng.

CAC bao gồm các yếu tố sau:

  • Chi phí quảng cáo và tiếp thị: Số tiền chi cho quảng cáo như Google Ads, Facebook Ads, hoặc các kênh truyền thông khác.
  • Công nghệ và kỹ thuật: Bao gồm các thiết bị, phần mềm, hoặc ứng dụng được nhóm bán hàng và tiếp thị của doanh nghiệp sử dụng.
  • Chi phí sản xuất: Bao gồm chi phí tạo ra nội dung quảng cáo, TVC, hoặc quảng cáo trên báo chí để nâng cao nhận diện thương hiệu. Chi phí liên quan đến thiết kế bao bì, âm thanh, hoặc sản xuất tài liệu quảng cáo cũng được tính vào khoản này.
  • Chi phí tồn kho: Các chi phí liên quan đến rủi ro như hỏng hóc hoặc bảo trì trang thiết bị trong kho có thể ảnh hưởng đến chi phí thu hút khách hàng. Dù thường không được liệt kê, đây là yếu tố quan trọng.

5. Ví dụ về chỉ số CAC

Chỉ số CAC là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả của các chương trình bán hàng, tiếp thị, và dịch vụ khách hàng. CAC giúp điều chỉnh các khoản đầu tư để đưa ra quyết định đúng đắn.

Ví dụ về tính toán CAC trong Marketing:

Giả sử bạn mua 100 lượt nhấp chuột cho mỗi quảng cáo, nhưng chi phí mỗi lần nhấp là khác nhau. Với Quảng cáo 1, chi phí cho mỗi lượt nhấp là 10,000 đồng. Với Quảng cáo 2 và 3, chi phí lần lượt là 20,000 đồng và 40,000 đồng. Tổng chi phí cho ba quảng cáo là 1,000,000 đồng, 2,000,000 đồng và 4,000,000 đồng.

Cả ba quảng cáo đều thu hút được 10 khách hàng. Điều này dẫn đến chỉ số CAC khác nhau cho mỗi quảng cáo. Với Quảng cáo 1, bạn chỉ trả 100,000 đồng cho mỗi khách hàng, cho thấy rằng việc tập trung đầu tư vào Quảng cáo 1 có thể mang lại hiệu suất tương đương với chi phí thấp hơn so với hai quảng cáo còn lại.

Ngoài ra, CAC là một yếu tố quan trọng đối với các nhà đầu tư. Khi đánh giá tiềm năng của startup, tỷ lệ CAC và CLV (giá trị vòng đời khách hàng) là một cặp chỉ số quan trọng. Cặp chỉ số này giúp các công ty đầu tư mạo hiểm và nhà đầu tư đánh giá hiệu quả của mô hình kinh doanh khởi nghiệp.

Giá trị vòng đời khách hàng (CLV): Là tổng số tiền mà một khách hàng dự kiến chi trả cho doanh nghiệp trong suốt vòng đời của họ. CAC và CLV có mối quan hệ chặt chẽ.

Một số trường hợp của tỷ lệ CLV/CAC:

  • CLV/CAC = 1: Công ty lỗ với mỗi khách hàng mới.
  • CLV/CAC < 1: Công ty gặp khó khăn tài chính vì chi phí thu hút khách hàng vượt quá giá trị mà họ mang lại.
  • CLV/CAC > 1: Chi phí thu hút khách hàng hợp lý và có mối quan hệ khách hàng vững chắc.

Chỉ số CAC cần nhỏ hơn CLV để doanh nghiệp đạt được lợi nhuận cao. Ví dụ, chi phí thu hút khách hàng A là 100,000 đồng, nhưng trong vòng đời của họ, họ chi tiêu 600,000 đồng cho doanh nghiệp. Do đó, chi phí ban đầu là 100,000 đồng mang lại lợi nhuận đáng kể cho công ty.

cac là gì
Hai chỉ số CAC và CLV sẽ giúp bạn xác định được mức độ hiệu quả của chiến dịch đang tổ chức.

6. Cách cải thiện và tối ưu chỉ số CAC là gì?

Đầu tư nhiều hơn vào tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (CRO)

Hãy tập trung nâng cao trải nghiệm và chất lượng sản phẩm để biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng mua sắm, dù là tại cửa hàng hay trên trang web.

Đặc biệt, đối với hoạt động kinh doanh trên trang web, việc tối ưu hóa giao diện và trải nghiệm mua sắm, cũng như khả năng tham khảo sản phẩm, là yếu tố quan trọng để giữ chân khách hàng trên trang web của bạn lâu hơn và tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Ngoài ra, hệ thống chốt đơn và thanh toán trực tuyến cần đảm bảo để khách hàng luôn cảm thấy tiện lợi và đáp ứng nhu cầu ngay lập tức, hạn chế tình trạng hủy đơn hàng.

Nâng cao giá trị khách hàng

Nâng cao giá trị khách hàng có nghĩa là làm tăng tầm quan trọng của họ bằng cách thu thập phản hồi của khách hàng. Điều này cho phép bạn nhận biết và đánh giá chính xác những vấn đề mà khách hàng không hài lòng. Đồng thời, giải quyết những yêu cầu hợp lý của khách hàng để đảm bảo khả năng giữ chân họ.

Chăm sóc khách hàng thân thiết

Các chương trình chăm sóc khách hàng thân thiết là một giải pháp Marketing hiệu quả giúp bạn vừa tăng cường hoạt động chăm sóc khách hàng, vừa tăng nhanh doanh thu.

Trên thực tế, khách hàng cũ mang lại doanh thu chính cho cửa hàng của bạn. Chi phí chuyển đổi đơn hàng từ khách hàng cũ cũng rẻ hơn rất nhiều so với khách hàng mới.

Tránh phụ thuộc quá nhiều vào quảng cáo trả phí

Quảng cáo trả phí là một yếu tố quan trọng trong nhiều mô hình kinh doanh. Tuy nhiên, phụ thuộc quá nhiều vào quảng cáo trả phí có thể khiến bạn bị động trong việc phát triển các kênh bán hàng khác.

Hãy mở rộng các kênh truyền thông và tập trung vào nguồn lực tự nhiên như SEO, mạng xã hội. Đây là những kênh giúp bạn tiếp cận nhiều khách hàng hơn mà không tốn quá nhiều chi phí.

7. Sự khác biệt giữa chỉ số CPA và CAC là gì?

Customer Acquisition Cost (CAC) và Cost per Acquisition (CPA) có vẻ giống nhau nhưng thực chất là hai chỉ số khác biệt, mỗi chỉ số đóng vai trò quan trọng trong việc đo lường hiệu quả của các hoạt động Marketing.

Yếu tố so sánh Customer Acquisition Cost (CAC) Cost per Acquisition (CPA)
Đối tượng khách hàng Hướng đến khách hàng đã đăng ký và đã thanh toán để sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Hướng đến khách hàng tiềm năng có quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ, nhưng chưa trả phí để trải nghiệm.
Mục đích Đo lường chi phí mà doanh nghiệp phải chi trả để có được một khách hàng. Đo lường chi phí mà doanh nghiệp cần chi trả để khách hàng thực hiện các hành động chuyển đổi như điền form đăng ký hoặc mua sắm sản phẩm.

Xem thêm: CPA là gì? Những điều dân kế toán cần biết để đạt được chứng chỉ CPA  

Tạm kết

Việc hiểu rõ về CAC là gì và cách đo lường chỉ số này là yếu tố then chốt trong chiến lược kinh doanh và tiếp thị của doanh nghiệp. CAC cung cấp cái nhìn toàn cảnh về chi phí cần bỏ ra để có được một khách hàng mới và phản ánh hiệu quả của các hoạt động Marketing.

Hy vọng rằng với những chia sẻ của Vieclam24h.vn về CAC là gì có thể giúp bạn hiểu hơn về thuật ngữ này để ứng dụng trong công việc. Chúc bạn luôn thành công! Đừng quên đón đọc các bài viết hữu ích khác tại Vieclam24h.vn nhé!

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

Xem thêm: CPM là gì? Làm thế nào để tối ưu chỉ số CPM?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục