Theo quy định của pháp luật, đăng ký mã số thuế cá nhân là yêu cầu bắt buộc người lao động phải thực hiện trước khi quyết toán thuế. Nhiều người chưa biết đăng ký online nên bắt đầu từ đâu và đăng ký mã số thuế cá nhân bao lâu thì có. Hiểu được điều này, Việc Làm 24h sẽ giới thiệu đến các bạn cách đăng ký nhanh chóng và tiện lợi nhất. Cùng theo dõi nhé!
Mã số thuế cá nhân là gì?
Mã số thuế cá nhân là một dãy số bao gồm 10 hoặc 13 chữ số và ký tự khác nhau được cơ quan quản lý thuế cấp cho người nộp thuế nhằm quản lý thuế. Ngoài ra, cá nhân có thể dùng mã số thuế để thực hiện kê khai những khoản thu nhập đóng thuế. Mỗi người chỉ đăng ký sử dụng một mã thuế cá nhân duy nhất .
Đối tượng áp dụng đăng ký thuế và cấp mã số thuế
Người nộp thuế bắt buộc phải có trách nhiệm thực hiện đăng ký thuế và phải được cơ quan thuế cấp MST trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có bất kỳ phát sinh nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước.
Đối tượng đăng ký thuế bao gồm:
– Đối với doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân thực hiện hoạt động đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông kết hợp đăng ký kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Đối với các tổ chức và cá nhân không thuộc trường hợp quy định nêu trên thì chỉ cần thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
(Tham khảo: Khoản 5 Điều 3, khoản 1 Điều 30 Luật Quản lý thuế 2019)
Hướng dẫn đăng ký online
Bước 1: Truy cập trực tiếp vào Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế theo đường dẫn sau: Tại đây.
Bước 2: Đăng nhập hệ thống
Tại “Trang chủ” chọn vào mục tương ứng với đối tượng cần đăng ký. Tại đây nếu người đăng ký là cá nhân thực hiện thì chọn vào mục “Cá nhân”
Bước 3: Tại màn hình chính của tài liệu, chọn vào mục “Đăng ký thuế lần đầu”
Bước 4: Tại góc trên bên trái của màn hình, bên dưới trang chủ click chọn vào mục “Kê khai và nộp hồ sơ”
Bước 5: Chọn đối tượng kê khai phù hợp
Tại đây, cá nhân thực hiện đăng ký chọn đối tượng tương ứng để xác định hồ sơ và thông tin cần điền
Bước 6: Điền đầy đủ và chính xác thông tin bắt buộc theo yêu cầu và bấm chọn “Tiếp tục”
Bước 7: Điền thông tin theo Mẫu tờ khai đăng ký thuế
Bước 8: Sau khi điền đầy đủ và chính xác thông tin, bấm chọn mục “Hoàn thành kê khai”
Đăng ký mã số thuế cá nhân bao lâu có?
Thời gian đăng ký còn tùy thuộc vào phương thức mà bạn lựa chọn đăng ký hồ sơ. Cụ thể như sau:
- Trong trường hợp nộp hồ sơ đăng ký MST cá nhân tại Chi cục Thuế thì trong vòng không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ thông tin, mã số thuế cá nhân sẽ được cấp.
- Đối với trường hợp nộp hồ sơ đăng ký MST cá nhân trực tiếp tại Chi cục Thuế thì trong vòng không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký đầy đủ thông tin, mã số thuế cá nhân sẽ được cấp.
- Trường hợp người đăng ký gửi hồ sơ đăng ký thông qua đường bưu điện thì không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký đầy đủ thông tin, mã số thuế cá nhân sẽ được cấp.
Đăng ký mã số thuế cá nhân để làm gì?
Mã số thuế cá nhân là một loại mã số được sử dụng để kê khai và đóng thuế thu nhập cá nhân. Đối với những cá nhân có thu nhập thường xuyên và ổn định sẽ được cấp một mã số thuế cá nhân duy nhất, dùng để kê khai cho mọi khoản thu nhập phát sinh của cá nhân đó.
Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế trực thu, được tính dựa trên thu nhập của người nộp thuế sau khi đã trừ đi các khoản thu nhập được miễn thuế và các khoản giảm trừ gia cảnh.
Các khoản được miễn trừ bao gồm:
Thứ nhất, giảm trừ gia cảnh: Mức giảm trừ cá nhân được Nhà nước quản lý và điều chỉnh tùy thuộc vào tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đối với mỗi người phụ thuộc như cha mẹ, con cái, vợ hoặc chồng,… chỉ được tính giảm trừ một lần cho một đối tượng nộp thuế cụ thể phát sinh trong năm tính thuế đó. Vì vậy mà con cái sẽ không được giảm trừ gia cảnh nếu khai thông tin người phụ thuộc trùng với bố mẹ, chỉ có bố hoặc mẹ được giảm trừ khi đăng ký con cái là đối tượng phụ thuộc.
Thứ hai, phát sinh các khoản thu nhập vãng lai: Trong trường hợp có phát sinh các khoản thu nhập vãng lai trên một triệu đồng cho một lần từ việc cung cấp dịch vụ mà các cá nhân không ký hợp đồng lao động thì những người đã có mã số thuế cá nhân sẽ bị khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (10%) thấp hơn so với những người chưa có mã số thuế cá nhân (20%).
Thứ ba, các trường hợp thiên tai, tai nạn bất ngờ hoặc bệnh hiểm nghèo: Những người có mã số thuế cá nhân sẽ được giảm thuế trong trường hợp bị thiên tai, tai nạn bất ngờ xảy ra hay mắc các bệnh hiểm nghèo. Theo đó, nếu bạn rơi vào các trường hợp này sẽ được giảm tiền thuế và được cơ quan thuế hướng dẫn làm thủ tục để được giảm thuế.
Xem thêm: Người lao động cần biết gì về bảo hiểm tai nạn lao động, cách tính như thế nào?
Thứ tư, hoàn thuế: Người có đăng ký mã số thuế cá nhân sẽ được hoàn thuế thu nhập cá nhân nếu nộp thừa. Đối với những trường hợp số tiền thuế bị khấu trừ hàng tháng nhiều hơn số tiền thuế thực sự bạn phải đóng thì bạn sẽ được cơ quan thuế hoàn lại số tiền thuế nộp thừa theo luật thuế hiện hành, số tiền thuế được hoàn lại này chỉ được thực hiện khi bạn đã có mã số thuế cá nhân.
Đăng ký mã số thuế cá nhân cần những gì?
Hồ sơ để đăng ký được thực hiện theo quy định tại Điều 23 Luật quản lý thuế hướng dẫn chi tiết tại Điều 7 Thông tư 95/2016/TTBTC:
- Đối với cá nhân chủ động nộp hồ sơ đăng ký cơ quan thuế, bộ hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 05-ĐK-TCT.
- Bản sao chứng minh nhân dân vẫn còn hiệu lực hoặc thẻ căn cước công dân đối với người có quốc tịch Việt Nam.
- Đối với cá nhân không có quốc tịch Việt Nam thì bản sao y, không yêu cầu chứng thực hộ chiếu vẫn còn trong thời gian hiệu lực.
- Đối với cá nhân nộp hồ sơ đăng ký cho cơ quan chi trả thu nhập, hồ sơ bao gồm:
- Văn bản ủy quyền.
- Giấy tờ cá nhân: bản sao chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân còn hiệu lực của người có quốc tịch Việt Nam hoặc hộ chiếu còn hiệu lực bản sao y đối với người nước ngoài hay người Việt Nam sống ở nước ngoài.
Khi nào phải đăng ký mã số thuế cá nhân?
Trước khi thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân và hoàn thuế, mỗi công ty cũng như người lao động cần kiểm tra những ai chưa có mã số thuế cá nhân thì phải đăng ký trước khi nộp quyết toán thuế. Đối với những cá nhân có phát sinh thu nhập từ tiền lương, tiền công tại công ty thì bắt buộc công ty đó có trách nhiệm đăng ký cho cá nhân đó.
Xem thêm: Cách tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất 2022 người lao động cần biết
Theo thông tin quy định từ Bộ Tài chính, các cơ quan chi trả thu nhập có trách nhiệm phải thực hiện cho các cá nhân có thu nhập từ tiền công, tiền lương. Đồng thời đăng ký thuế cho người phụ thuộc của cá nhân đó 01 lần trong năm, chậm nhất là trong 10 ngày làm việc, tính từ trước thời điểm nộp hồ sơ cá nhân quyết toán thuế thu nhập cá nhân hằng năm.
Vì vậy, các doanh nghiệp khi đăng ký cho nhân viên của mình sẽ phải đăng ký chậm nhất là 10 ngày trước thời điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
Ví dụ: Doanh nghiệp ấn định thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2021 vào ngày 28/03/2022 thì doanh nghiệp sẽ phải đăng ký cho các nhân viên chậm nhất là vào ngày 18/03/2022.
Kết luận
Đăng ký mã số thuế cá nhân sẽ giúp cho cơ quan thuế dễ dàng theo dõi, nhận biết và xác định được thông tin của các cá nhân nộp thuế. Mỗi cá nhân khác nhau sẽ có một mã số thuế khác nhau. Bên cạnh đó, đối với những người có phát sinh thu nhập và đóng thuế, mã số thuế cá nhân cũng chính là thước đo để thể hiện trách nhiệm góp phần phát triển đất nước.
Đừng quên theo dõi các bài viết khác của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h để cập nhật những thông tin mới hữu ích khác bạn nhé!
Xem thêm: Biểu thuế lũy tiến là gì? Phân biệt các loại thuế suất lũy tiến nhanh chóng