Lãi suất ngân hàng là yếu tố quan trọng trong quá trình cân nhắc vay tiền hay đầu tư vào hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng. Vậy cách tính lãi suất ngân hàng và cách tính lãi suất vay ngân hàng nào là nhanh chóng nhất? Trong bài viết này, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ hướng dẫn các bạn cách tính lãi suất ngân hàng chính xác để quản lý tài chính cá nhân thông minh nhất.
Các cách tính lãi suất ngân hàng bạn cần biết
Lãi suất ngân hàng là tỷ lệ phần trăm trong hợp đồng vay – mượn giữa tiền vốn gửi vào hoặc cho vay với mức lãi suất trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của ngân hàng hoặc thỏa thuận phù hợp với hệ thống ngân hàng. Lãi suất gồm lãi suất huy động, lãi suất cho vay, lãi suất liên ngân hàng,… trong đó:
1. Cách tính lãi suất không kỳ hạn
Đối với hình thức gửi tiết kiệm không kỳ hạn, người gửi có thể rút tiền mọi thời điểm mà không cần báo trước cho ngân hàng. Theo đó, cách tính lãi suất tiết kiệm như sau:
Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số ngày thực gửi/365 |
Ví dụ cách tính lãi suất không kỳ hạn:
Khách hàng A gửi tiết kiệm 200,000,000 đồng không kỳ hạn tại ngân hàng với mức lãi 2%/năm. Thời điểm A rút số tiền đó là sau 6 tháng, tức 180 ngày.
Áp dụng công thức trên, A có: Tiền lãi = 200,000,000 x 2% x 180/365 = 1.972.602,74 đồng.
Như vậy, với số tiền 200,000,000 đồng, sau 6 tháng gửi tiết kiệm không kỳ hạn, khách hàng A nhận được số tiền lãi là 1.972.602,74 đồng.
Lưu ý: Ví dụ trên đang giả định 6 tháng khách hàng A gửi tiết kiệm đều có 30 ngày. Tuy nhiên, trong thực tế, số ngày thực gửi còn phụ thuộc vào việc người gửi mở sổ tiết kiệm vào thời điểm nào trong năm. Chẳng hạn như tháng 1 có 30 ngày, tháng 2 có 28 ngày, tháng 3 có 31 ngày. Ngoài ra, cách tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng trên chưa bao gồm các phụ phí, tỷ lệ lạm phát,… Do đó, số tiền lãi thực nhận có thể thấp hơn một ít so với công thức.
Xem thêm: Gửi tiết kiệm online có an toàn không? Lợi ích và rủi ro khi gửi tiết kiệm cần biết
2. Cách tính lãi suất ngân hàng có kỳ hạn
Ngoài hình thức gửi tiết kiệm không kỳ hạn, người gửi có thể gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại ngân hàng. Đây là khoản tiền tiết kiệm mà người gửi chỉ được rút sau một khoảng thời gian nhất định theo mức kỳ hạn mà ngân hàng đưa ra như ngày, tuần, tháng, quý, năm.
Tùy vào nhu cầu cá nhân mà người gửi có thể chọn mức kỳ hạn nhất định, số tiền gửi sẽ được thỏa thuận về kỳ hạn và mức lãi suất cố định.
* Cách tính lãi suất ngân hàng theo ngày:
Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số ngày thực gửi/365 |
* Cách tính lãi suất ngân hàng theo tháng:
Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%/năm)/12 x số tháng thực gửi |
* Cách tính lãi suất ngân hàng theo năm:
Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số năm thực gửi |
Ví dụ cách tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng có kỳ hạn:
Khách hàng B gửi tiết kiệm ngân hàng 50,000,000 đồng, kỳ hạn 1 năm, lãi suất ngân hàng là 5%/năm. Cuối kỳ hạn, khách hàng B rút số tiền đã gửi ra, tiền lãi tiết kiệm ngân hàng trong trường hợp này sẽ được tính như sau:
Số tiền lãi = 50,000,000 x 5% = 2.500.000 đồng
Nếu chọn gửi kỳ hạn 6 tháng, số tiền lãi khách hàng B nhận được là
Số tiền lãi = 50,000,000 x 5% x 180/365 = 1.232.876,712 đồng
Lưu ý: Ví dụ trên đang giả định 6 tháng khách hàng B gửi tiết kiệm đều có 30 ngày.
Người gửi sẽ nhận được mức lãi suất cao hơn khi chọn hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng có thời hạn. Nếu rút tiền theo đúng kỳ hạn đã cam kết, người gửi sẽ nhận được toàn bộ mức lãi suất theo cam kết của ngân hàng.
Nếu phải rút tiền trước hạn, thay vì được hưởng lãi suất như thỏa thuận ban đầu với ngân hàng, người gửi chỉ được hưởng lãi suất tối đa 0,5%/năm. Ngoài ra, người gửi nên lưu ý một số quy định của ngân hàng nhà nước khi gửi tiết kiệm tại quầy, cụ thể như sau:
- Trường hợp cần rút tiền trước hạn, người gửi phải thông báo trước cho ngân hàng tối thiểu 1 ngày.
- Người gửi rút tiền trong vòng 2 ngày kể từ ngày mở tài khoản tiết kiệm tại quầy sẽ bị ngân hàng thu phí kiểm đếm theo quy định.
- Người gửi rút tiền trong vòng 7 ngày kể từ ngày mở tài khoản tiết kiệm sẽ không được hưởng lãi.
Xem thêm: TOP 5 cách tiết kiệm tiền mua nhà dành cho người lương tháng từ 10 triệu
Các cách tính lãi suất vay ngân hàng chính xác nhất
Lãi suất vay ngân hàng là khoản chi phí mà khách hàng phải trả khi vay vốn tại ngân hàng. Lãi suất ngân hàng theo mỗi hình thức vay (vay trả góp, vay thế chấp, vay tín chấp,…) sẽ khác nhau. Có 2 cách tính theo ngày cụ thể như sau:
1. Cách tính lãi suất vay theo số dư nợ gốc
Đối với cách tính lãi suất theo số dư nợ gốc, tiền lãi mỗi kỳ trả lãi sẽ bằng nhau trong suốt quá trình vay và được tính theo số tiền gốc ban đầu.
Tiền lãi hàng tháng = Dư nợ gốc x Lãi suất vay/Thời gian vay |
Ví dụ:
Khách hàng A vay 300.000.000 đồng thời hạn 12 tháng, với mức lãi suất là 12%/năm.
- Số tiền gốc phải trả ngân hàng hàng tháng là: 300.000.000/12 = 25.000.000 đồng
- Số tiền lãi phải trả ngân hàng hàng tháng là: (300.000.000 x 12%)/12= 3.000.000 đồng
- Số tiền phải trả hàng tháng cả gốc và lãi là 25.000.000 + 3.000.000 = 28.000.000 đồng
2. Tính lãi suất vay theo số dư nợ giảm dần
Trường hợp cách tính lãi suất vay ngân hàng theo số dư nợ giảm dần, số dư nợ dựa trên số tiền thực tế còn nợ sau khi trừ đi phần nợ gốc mà người vay đã trả trong những tháng trước đó. Do số dư nợ giảm dần nên số tiền lãi vay ngân hàng mà người vay phải trả cũng giảm dần.
Công thức tính lãi suất vay ngân hàng theo số dư nợ giảm dần cụ thể như sau:
Tiền gốc hàng tháng = Số tiền vay/số tháng vayTiền lãi tháng đầu = Số tiền vay x Lãi suất vay theo thángTiền lãi các tháng tiếp theo = Số tiền gốc còn lại x Lãi suất vay |
Ví dụ:
Khách hàng B vay 300.000.000 đồng thời hạn 12 tháng, với mức lãi suất là 12%/năm
Tiền gốc trả hàng tháng = 300.000.000/12 = 25.000.000 đồng
Tiền lãi tháng đầu = (300.000.000 x 12%)/12 = 3.000.000 đồng.
Tổng số tiền phải trả tháng đầu= 25.000.000 + 3.000.000 = 28.000.000 đồng.
Tiền lãi tháng thứ 2 = (300.000.000 – 25.000.000) x 12%/12 = 2.750.000 đồng. Tổng tiền phải trả tháng thứ 2 là 25.000.000 + 2.750.000 = 27.750.000 đồng.
Tiền lãi tháng thứ 3 = (275.000.000 – 25.000.000) x 12%/12 = 2.500.000 đồng. Tổng tiền phải trả tháng thứ 3 là 25.000.000 + 2.500.000 = 27.500.000 đồng.
Các tháng tiếp theo tính tương tự cho đến khi hết nợ.
Kết luận
Hy vọng những thông tin hữu ích mà Nghề Nghiệp Việc Làm 24h chia sẻ đã giúp bạn nắm rõ cách tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng và cách tính lãi suất vay ngân hàng để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Đừng quên tham khảo lãi suất hiện hành tại các ngân hàng để có thông tin chính xác nhất nhé!
Xem thêm: Dân văn phòng đã biết gửi tiết kiệm ngân hàng nào lãi suất tốt nhất hiện nay chưa?