Deja vu là gì? Căn bệnh ảo giác hay năng lực tiên tri?

Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã từng trải qua một trải nghiệm kỳ lạ – khi bạn cảm thấy như đã từng trải qua một tình huống, một cảnh quan hoặc một cảm giác trước đó, mặc dù bạn không thể nhớ rõ nó đã xảy ra như thế nào. Hiện tượng này thường được gọi là Deja vu. Vậy Deja vu là gì, là bệnh gì? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h khám phá sâu hơn về khái niệm cũng như cơ chế xảy ra của hiện tượng này.

Deja vu nghĩa là gì?

deja vu là gì
Deja vu nghĩa là gì? 

Deja vu hay Déjà vu là một thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Pháp, có nghĩa là đã từng thấy hay đã từng xảy ra. Thuật ngữ Deja vu được đặt tên bởi Émile Boirac (1851 – 1917), một chuyên gia tâm linh học người Pháp. 

Deja vu là một hiện tượng tâm lý tạo cảm giác như đã trải qua một tình huống trước đó, mặc dù trong thực tế chưa bao giờ trải qua. Ngày nay, hiện tượng Deja vu ngày càng phổ biến và được nghiên cứu rộng rãi trong lĩnh vực tâm lý học. 

Hiện tượng Deja vu có thể xảy ra với bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi nào và không phụ thuộc vào giới tính hay nền văn hóa. Theo các số liệu thống kê, có khoảng 60 – 70% dân số thế giới từng trải qua hiện tượng này ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, tần suất của hiện tượng này thường khác nhau tùy thuộc vào từng người và từng giai đoạn trong cuộc đời. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng, Deja vu xuất hiện nhiều đối với người trẻ và trẻ em hơn so với người cao tuổi.

Xem thêm: Nhạy cảm là gì, người nhạy cảm là món quà hay gánh nặng?

Deja vu liệu có phải là bệnh?

deja vu là gì
Deja vu có phải là một căn bệnh? Deja vu là bệnh gì? 

Deja vu là một hiện tượng tâm lý tự nhiên của não bộ khi xử lý thông tin mới, gây ra cảm giác quen thuộc với tình huống cụ thể, do đó, hiện tượng này không phải là bệnh lý. Hiện tượng Deja vu có xu hướng bắt đầu và kết thúc nhanh chóng, thường mang lại cảm giác thoáng qua, bạn có thể cảm thấy hơi bối rối và bất an nhưng lại trôi qua nhanh chóng. 

Trong một số trường hợp đặc biệt, deja vu có thể là một triệu chứng của một số bệnh rối loạn tâm lý hoặc bệnh lý, như bệnh Alzheimer, bệnh động kinh và các bệnh gây rối loạn tâm thần,… Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, Deja vu chỉ là một hiện tượng tâm lý bình thường và tự nhiên, không tác động trực tiếp đến sức khoẻ và tâm lý con người.

Phân loại hiện tượng Deja vu

Hiện tượng Deja vu được chia thành 2 loại chính:

Deja vu bệnh lý

  • Thường liên quan đến bệnh động kinh. 
  • Khi hiện tượng này thường xuyên diễn ra và kéo dài bất thường. 
  • Xuất hiện cùng các triệu chứng khác như ảo giác, hoang tưởng, đây thường là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh tâm thần.

Deja vu không phải bệnh lý: Thường xuất hiện ở những người khỏe mạnh. Theo thống kê, những người thường xuyên đi du lịch hoặc xem phim nhiều đều gặp qua hiện tượng Deja vu. 

Xem thêm: Bóng ma trầm cảm gây hoảng sợ cho dân văn phòng: Làm sao để vượt qua?

Nguyên nhân tạo ra hiện tượng Deja vu là gì?

deja vu là gì
Nguyên nhân hình thành hiện tượng Deja vu là gì? 

Nguyên nhân hình thành hiện tượng Deja vu là một vấn đề đã và đang được các nhà khoa học cũng như chuyên gia tâm lý học tiếp tục nghiên cứu. Nhiều giả thuyết lý giải về hiện tượng Deja vu được đặt ra, như sau:

1. Phân tách nhận thức (Split perception) 

Giả thuyết phân tách nhận thức (Split perception) cho rằng hiện tượng Deja vu có thể do sự phân tách và xung đột giữa các phần của bộ não liên quan đến thị giác và trí nhớ, xảy ra khi một người nhìn thấy điều gì đó ở hai thời điểm khác nhau. Lần đầu tiên có thể bạn đang phân tâm, do đó, bộ não bắt đầu hình thành trí nhớ theo lượng thông tin từ cái nhìn ngắn ngủi của bạn. Khi bạn nhìn thấy một điều tương tự trong tương lai, bạn cho rằng mình chỉ nhìn thấy lần đầu nhưng ký ức bộ não được kích hoạt, tạo ra cảm giác deja vu.

2. Rối loạn nhỏ ở não (Minor brain circuit malfunction)

Một số rối loạn nhỏ về mạch não là giả thuyết cho rằng khi não gặp sự cố trong quá trình xử lý thông tin, các mạch não sẽ không hoạt động đồng bộ và giao tiếp với nhau không đúng cách. Điều này dẫn đến sự nhầm lẫn giữa các ký ức và thông tin mới, tạo nên cảm giác rằng bạn đã từng trải qua tình huống đó trong quá khứ, dù thực tế không hề có.

Bên cạnh đó, Deja vu nó có thể xảy ra khi một phần não theo dõi sự kiện hiện tại và một phần não nhớ lại ký ức hoạt động cùng một lúc. Bộ não của chúng ta nhận thức sai những gì đang xảy ra trong hiện tại như một ký ức đã trải qua.

Ngoài ra, giả thuyết khác còn đề cập đến việc có thể có sự trì hoãn trong quá trình xử lý thông tin. Khi chúng ta quan sát một điều gì đó, thông tin đưa vào bộ não của chúng ta thông qua các giác quan sẽ được truyền đến não theo hai con đường riêng biệt. Trong đó, một trong những tuyến này đưa thông tin đến não nhanh hơn so với tuyến còn lại. Tuy không đáng kể nhưng sự chậm trễ này có thể gây ra sự nhầm lẫn, làm cho bộ não của chúng ta nhận thức một sự kiện như hai trải nghiệm khác nhau.

3. Tái hiện ký ức ( Memory recall)

deja vu là gì
Nhiều người gặp phải nhưng không thể định nghĩa rõ ràng Deja vu là gì? 

Khi một người trải qua một tình huống mới mà tương đồng hoặc giống hệt với một trải nghiệm trước đó trong quá khứ, não sẽ kích hoạt những ký ức liên quan đến trải nghiệm đó. Những ký ức này bị lẫn lộn với thông tin mới nhận được, tạo nên cảm giác kinh ngạc trước sự trùng hợp giữa trải nghiệm hiện tại và một ký ức từ quá khứ.

4. Một số nguyên nhân khác

Tuổi tác: Thông thường, người trẻ tuổi dễ gặp Deja vu hơn. Điều này có thể liên quan đến các thay đổi về hoạt động não bộ khi tuổi tác tăng lên. 

Chất lượng cuộc sống: Một số nghiên cứu cho thấy rằng những người có trình độ học vấn cao, sống trong môi trường xã hội phát triển,… có khả năng kích hoạt tối đa khả năng truy cập vào những ký ức và thông tin trong bộ não. Khi các ký ức và thông tin này bị kích hoạt trở lại trong một tình huống tương tự, nó có thể gây ra cảm giác deja vu.

Có nhiều trải nghiệm: Việc trải qua nhiều tình huống trong cuộc sống gặp gỡ nhiều người, đi tham quan nhiều nơi,… tạo ra nhiều ký ức khác nhau trong bộ não. Ngoài ra, những người có nhiều trải nghiệm thường có khả năng ghi nhớ tốt hơn và có khả năng kết nối các thông tin khác nhau trong bộ não, điều này cũng có thể hình thành hiện tượng Deja vu.

Căng thẳng: Nếu rơi vào tình trạng mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng có thể làm tăng tần suất xảy ra hiện tượng này. Những trạng thái tâm lý không ổn định này có thể gây ra tình trạng xáo trộn ở bộ não, làm tăng khả năng xảy ra hiện tượng Deja vu. 

Dùng thuốc trị bệnh: Một số loại thuốc nhất định có thể gây ra các tác động phụ đến hệ thần kinh và quá trình nhận thức như các loại thuốc an thần, thuốc chống co giật, thuốc điều trị bệnh Parkinson hay các loại thuốc gây mê,… Tuy nhiên việc sử dụng các loại thuốc gây ra hiện tượng Deja vu còn phụ thuộc vào sức khoẻ bệnh nhân.

Xem thêm: Healing là gì? Bật mí TOP 5 bộ phim healing xoa dịu tâm hồn đáng xem

Đối diện với hiện tượng Deja vu bằng cách nào?

deja vu là gì
Các cách đối diện và vượt qua hiện tượng Deja vu là gì?

Khi gặp hiện tượng Deja vu, các bạn có thể làm những điều sau đây:

Giữ bình tĩnh: Deja vu thường chỉ kéo dài trong vài giây và không gây hại cho sức khỏe, do đó bạn cần giữ bình tĩnh và không nên lo lắng quá mức.

Nhận thức và ghi nhớ: Cố gắng nhớ chi tiết và lưu giữ cảm xúc bản thân khi xuất hiện Deja vu bằng cách ghi nhật ký bao gồm thời gian, địa điểm, đối tượng hoặc sự việc,… có liên quan. Điều này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng này và không choáng ngợp hay hoang mang, sợ hãi.

Chia sẻ: Hãy thử chia sẻ những trải nghiệm của bản thân khi gặp hiện tượng Deja vu cho bạn bè, gia đình, người thân,… để cùng nhau tìm hiểu những thắc mắc về hiện tượng này cũng như giải tỏa cảm xúc bối rối.

Giải stress: Nếu Dejavu xuất hiện thường xuyên, các bạn có thể giảm stress bằng nhiều cách khác nhau như tập thể dục, học yoga, hát karaoke, đi dạo, hay đơn giản là thư giãn và ngủ đủ giấc.

Tìm hiểu thêm: Nếu muốn hiểu rõ hơn về Dejavu, các bạn có thể tìm kiếm thêm thông tin từ các nguồn đáng tin cậy.

Kiểm tra sức khỏe: Nếu bạn thường xuyên gặp phải Deja vu, hoặc hiện tượng này làm ảnh hưởng đến cuộc sống, các bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ của các chuyên gia y tế để tìm hiểu nguyên nhân và các phương pháp điều trị. 

Kết luận

Hiện tượng Deja vu có thể khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu và bối rối. Mặc dù vẫn còn nhiều điều chưa được giải đáp hoàn toàn về hiện tượng Deja vu, tuy nhiên, các nghiên cứu hiện đại đã giúp cho chúng ta có được một cái nhìn toàn diện hơn về Deja vu là gì. Việc Làm 24h hy vọng các bạn cảm thấy thoải mái hơn khi trải qua hiện tượng này.

Xem thêm: Brand Loyalty là gì? Hé lộ bí mật thành công đằng sau các thương hiệu hàng đầu

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục