Cấp trên có nên can thiệp vào xung đột của nhân viên

Nên để nhân viên tự giải quyết

Không phải nhân viên nào cũng hiểu cho cách giải quyết của bạn, dù bạn có “công tư phân minh” hay xử lý đúng. Càng về sau, nhân viên sẽ xem thường bạn và quyền lực của bạn sẽ sụt giảm. Hãy nói “không” với những trường hợp nhân viên than phiền với bạn về những vấn đề nhỏ như đồng nghiệp làm việc không tốt, hay đùn đẩy trách nhiệm,… Hãy để họ tự giải quyết các vấn đề đó, điều này sẽ giúp họ học được cách xử lý tình huống và không phụ thuộc vào người quản lý.

Hãy đánh giá mức độ quan trọng của vấn đề. Nếu xung đột không thực sự quá quan trọng thì đừng đặt nó lên đầu danh sách công việc của bạn. Với những trường hợp không quá quan trọng như nhân viên mới chưa hòa nhập được với mọi người, hãy đưa cho họ những gợi ý giải quyết, và những lần sau họ sẽ không phiền đến bạn nữa.

cap-tren-co-nen-can-thiep-vao-xung-dot-cua-nhan-vien-hinh-anh-1
Với những vấn đề không quá nghiêm trọng, bạn hãy để nhân viên tự giải quyết

Thực hiện chính sách khuyến khích nhân viên đoàn kết, hỗ trợ nhau trong công việc. Hãy để cho mọi người làm việc trên tinh thần chia sẻ cởi mở nhưng vẫn giữ được sự tôn trọng lẫn nhau. Khi đó, những xung đột sẽ được giảm thiểu tối đa.

Xây dựng văn hóa coi trọng khả năng tự giải quyết xung đột của nhân viên. Hãy để cho nhân viên của bạn biết rằng ngoài năng lực làm việc, bạn cũng đánh giá rất cao khả năng xử lý vấn đề cả trong công việc và giao tiếp hằng ngày của mỗi nhân viên. Đây sẽ là một trong những tiêu chí đánh giá đó có phải là một nhân viên tốt hay không.

Giải quyết khi thật sự cần thiết

Đôi khi có những vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến lợi ích chung, hiệu quả công việc của cả bộ phận thì đó là lúc bạn cần “ra tay”. Hãy lựa chọn cách giải quyết phù hợp và mức độ can thiệp ít hay nhiều dựa trên tính chất nghiêm trọng của vấn đề.

Bạn phải tìm hiểu nguyên nhân gây nên xung động, xảy ra đã bao lâu, bao gồm những ai, quan điểm mỗi bên như thế nào. Để từ đó có cái nhìn toàn diện và đưa ra cách giải quyết tốt nhất. Lời khuyên cho bạn là hãy gặp riêng mỗi bên để hiểu rõ hơn quan điểm của họ, để từ đó thống nhất giữa các bên và đi đến thỏa thuận chung.

cap-tren-co-nen-can-thiep-vao-xung-dot-cua-nhan-vien-hinh-anh-2
Việc giải quyết các xung đột không phải là phân xử ai đúng ai sai mà mục đích cuối cùng là sự đồng thuận chung của tất cả mọi người

Nên giải quyết vấn đề theo cấp độ từ thấp đến cao. Hãy bắt đầu với những biện pháp nhẹ nhàng, và sau đó tăng dần với cách giải quyết nghiêm khắc hơn.

Việc giải quyết các xung đột không phải là phân xử ai đúng ai sai mà mục đích cuối cùng là sự đồng thuận chung của tất cả mọi người. Bạn hãy biết chọn những thời điểm nên và không nên can thiệp vào xung đột của nhân viên. Đứng ra giải quyết không phải là cách hay trong mọi trường hợp.

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục