Trên mỗi trang web, category đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức nội dung và mang đến trải nghiệm người dùng trơn tru. Tạo ra một hệ thống category tối ưu là một phần không thể thiếu trong việc quản lý nội dung trên website. Category là gì? Subcategory là gì? Làm thế nào tạo category cho website? Bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi này!
Category là gì?
Category là danh mục hoặc thể loại, được dùng để tổng hợp và phân loại các bài viết, sản phẩm hoặc thông tin liên quan lại với nhau dựa trên các đặc điểm chung. Category đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức thông tin, giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm và định vị thông tin quan tâm dễ dàng. Danh mục còn có chức năng bao quát toàn bộ những nội dung hiện có trên website.
Ví dụ:
- Một website bán hàng có thể có các category như “Trang phục”, “Phụ kiện”, “Giày dép”.
- Một website blog giới thiệu địa điểm vui chơi có thể có các category như “Du lịch”, “Ẩm thực”, “Phim ảnh”.
Mỗi category thường được đặt tên dựa vào mô tả chức năng hoặc nội dung mà nó chứa. Thông thường, những danh mục này được đặt tên dựa theo từ khóa chuẩn SEO để công cụ tìm kiếm có thể quét được thông tin trên website dễ dàng hơn. Nhờ đó, truyền dữ liệu đến người dùng nhanh chóng, góp phần tăng lượng truy cập cũng như tỷ lệ chuyển đổi cho website.
Subcategory là gì?
Subcategory là danh mục phụ hoặc danh mục con, là nhánh nhỏ hơn của category trong hệ thống phân loại nội dung trên website. Subcategory giúp phân chia nội dung chi tiết hơn, tạo cấu trúc rõ ràng và bổ sung thông tin cho từ khóa đã được đặt tên cho category. .
Ví dụ:
- Category “Trang phục” có thể có các subcategory như “Áo”, “Quần”, “Váy”.
- Category “Du lịch” có thể có các subcategory như “Điểm đến”, “Kinh nghiệm du lịch”, “Ẩm thực địa phương”.
Điểm khác biệt giữa tag và category là gì?
Tag và category đều là các công cụ quan trọng trong việc tổ chức nội dung trên website, nhưng chúng có mục đích và cách sử dụng khác nhau.
Tag (Thẻ)
- Tag là các từ khóa hoặc cụm từ ngắn được gắn vào các bài viết hoặc sản phẩm để mô tả chính xác nội dung.
- Tag thường được sử dụng để mô tả chi tiết các đặc điểm cụ thể của nội dung, giúp người dùng tìm kiếm thông tin cùng chủ đề chính xác hơn.
- Một bài viết hoặc sản phẩm có thể được gắn nhiều tag khác nhau, không giới hạn số lượng.
- Mỗi bài viết có thể có nhiều tag, và các tag có thể được sử dụng trên nhiều bài viết khác nhau.
- Khi click vào tag thường được đặt ở cuối bài sẽ cho ra các bài viết liên quan, dù những bài viết này có thể nằm trong các category khác nhau.
- Tag độc lập, không có cấu trúc phân cấp.
Ví dụ: Bài viết về “Du lịch Thái Lan” có thể được gắn các tag như “Bangkok”, “Phuket”, “Du lịch biển”, “Ẩm thực Thái Lan”.
Category (Danh mục)
- Category được sử dụng để nhóm các bài viết, sản phẩm hoặc thông tin trên trang web vào các nhóm lớn dựa trên các đặc điểm chung.
- Category thường được sử dụng để tổ chức nội dung rộng và bao quát hơn.
- Mỗi bài viết hoặc sản phẩm thường chỉ thuộc về một category duy nhất.
- Mỗi category có chứa nhiều subcategory để bổ sung cho category.
- Các bài viết xuất hiện thông báo “Uncategorized” là bài viết chưa được thêm vào category nào.
Ví dụ: Category là “Điểm đến du lịch”, các subcategory có thể là “Châu Á”, “Châu Âu”, “Châu Mỹ”. Bài viết về “Du lịch Thái Lan” sẽ được đặt trong category “Châu Á”, còn “Du lịch Pháp” sẽ thuộc category “Châu Âu”.
Một website nên có bao nhiêu category?
Không có con số cụ thể về số lượng category cần có trên website, tuy nhiên, có một số yếu tố mà bạn cần xem xét:
Nội dung website: Số lượng category cần phản ánh các chủ đề mà trang web muốn đề cập. Nếu trang web có nhiều chủ đề hoặc lĩnh vực khác nhau, có thể cần nhiều category hơn.
Phân loại hợp lý: Mỗi category nên đại diện cho một lĩnh vực hoặc chủ đề cụ thể để người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin.
Bố cục rõ ràng: Số lượng category cần đảm bảo rằng trang web vẫn dễ sử dụng và không gây rối mắt cho người dùng. Quá nhiều category có thể khiến bạn khó quản lý website, thậm chí trang web có thể mất điểm với người truy cập và các công cụ tìm kiếm.
Đáp ứng nhu cầu người dùng: Category cần phản ánh nhu cầu và sự quan tâm của đối tượng người dùng khi tìm kiếm thông tin.
Lưu ý:
- Bạn có thể sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu để theo dõi hành vi người dùng và điều chỉnh số lượng category phù hợp.
- Sử dụng tên category ngắn gọn, súc tích và mô tả chính xác nội dung bên trong.
- Sử dụng từ khóa relevant trong tên category và mô tả để tăng khả năng hiển thị trên công cụ tìm kiếm.
- Tốt nhất là nên bắt đầu từ category tổng thể, rồi mới mở rộng các subcategory khi trang web phát triển hơn.
Cách tạo category trên website đơn giản bằng WordPress
Bạn có thể tạo category trên website đơn giản với các bước sau:
Bước 1: Truy cập trang quản trị và nhấn vào mục Posts nằm ngay thanh điều hướng bên trái >> Nhấn chọn mục Categories (danh mục).
Bước 2: Nhấn vào Add new categories (thêm danh mục) và lần lượt điền thông tin vào các trường:
- Name: Tên danh mục
- Path: Đường dẫn tĩnh, đây là phiên bản tên hợp chuẩn với đường dẫn URL, bao gồm chữ cái thường, số, dấu gạch ngang (-)
- Father’s column: Chuyên mục hiện tại, bạn có thể sử dụng phân cấp chuyên mục.
- Describe: Mô tả cho danh mục mới.
- Meta title: Nhập tên SEO
- Meta Description: Nhập mô tả SEO
Các thuật ngữ khác liên quan đến Category
Category trong Marketing là gì?
Trước khi triển khai các chiến dịch Marketing cụ thể, việc đầu tiên doanh nghiệp cần làm là nắm rõ xu hướng mới nhất trong ngành hàng/lĩnh vực kinh doanh. Category Analysis là một trong những bước quan trọng giúp doanh nghiệp nghiên cứu và phân tích ngành hàng cụ thể. Dựa vào đó doanh nghiệp có cơ sở đưa ra định vị thương hiệu.
Mục tiêu của Category Analysis:
- Hiểu rõ cấu trúc thị trường: Phân tích các yếu tố như quy mô thị trường, tốc độ tăng trưởng, thị phần của các đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường,…
- Đánh giá vị trí cạnh tranh của doanh nghiệp: So sánh sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh về giá cả, chất lượng, tính năng,…
- Xác định cơ hội phát triển: Xác định những phân khúc thị trường tiềm năng, những sản phẩm/dịch vụ mới có tiềm năng cạnh tranh,…
Lợi ích của việc sử dụng Category Analysis:
- Giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định kinh doanh sáng suốt: Căn cứ vào kết quả phân tích, doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định phát triển sản phẩm, thâm nhập thị trường mới hoặc thay đổi chiến lược Marketing.
- Tăng khả năng cạnh tranh: Hiểu rõ thị trường và đối thủ giúp doanh nghiệp đưa ra chiến lược phù hợp để tăng khả năng cạnh tranh.
- Tối ưu hiệu quả hoạt động: Phân tích Category Analysis giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí và tập trung nguồn lực vào những hoạt động hiệu quả nhất.
Category management là gì?
Category management là quản lý danh mục, đây là một phương pháp quản lý mang tính hệ thống, được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực Marketing và Sales. Phương pháp này tập trung vào việc phân nhóm các sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan thành các danh mục riêng biệt, sau đó áp dụng các chiến lược quản lý phù hợp cho từng danh mục để tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh.
Mục tiêu chính của Category Management:
- Thúc đẩy lợi nhuận: Bằng cách hiểu rõ nhu cầu thị trường và phân loại sản phẩm, doanh nghiệp có thể thu hút khách hàng mục tiêu và tăng khả năng bán hàng.
- Tối ưu chi phí: Quản lý danh mục giúp doanh nghiệp kiểm soát chi phí mua hàng, dự trữ hàng hóa và quản lý kho bãi hiệu quả hơn.
- Cải thiện hiệu quả hoạt động: Category Management giúp đơn giản hóa quy trình mua hàng, tăng cường sự hợp tác giữa các bộ phận và nâng cao hiệu quả hoạt động chung.
- Tăng khả năng cạnh tranh: Doanh nghiệp áp dụng Category Management có thể đưa ra chiến lược về giá, Marketing và bán hàng hiệu quả hơn, từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Kết luận
Category không chỉ giúp tổ chức thông tin logic mà còn giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm và tiếp cận với những thông tin mà họ quan tâm. Hy vọng bài viết trên của Vieclam24h.vn đã cung cấp cho bạn thông tin đầy đủ về category là gì và cách tạo category trên website. Hãy áp dụng những kiến thức này để xây dựng website thành công bạn nhé! Chúc bạn thành công.
Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn hiện đã có tính năng tạo CV cực đơn giản với hàng ngàn mẫu CV ấn tượng, đầy đủ thông tin giúp bạn dễ dàng ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng trong lần gặp đầu tiên. Truy cập ngay để thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước nhé.
Xem thêm: Schema là gì? Hướng dẫn 3 cách tạo Schema markup cho website