Trong thời buổi cách mạng 4.0 hiện nay, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của chỉ số thông minh IQ (Intelligence Quotient) và chỉ số cảm xúc EQ (Emotional Quotient). Nhưng bên cạnh đó, có một chỉ số quan trọng không kém, đó chính là LQ (Love Quotient). Vậy chỉ số LQ là gì mà khiến tỷ phú Jack Ma – Nhà sáng lập Tập đoàn Alibaba phải công nhận “nếu muốn được tôn trọng, bạn cần có LQ”. Bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi LQ là chỉ số gì và giải thích vì sao chỉ số LQ được nhiều người đánh giá là chỉ số cần có của nhà lãnh đạo. Cùng theo dõi nhé!
Chỉ số LQ là gì?
LQ (Love Quotient) là chỉ số số trắc ẩn hay chỉ số yêu thương. Đây là thuật ngữ chỉ khả năng đặt mình vào góc nhìn của người khác và đối xử tốt với mọi người xung quanh, có thể là tại nơi làm việc hoặc gia đình.
Vì sao chỉ số LQ rất quan trọng?
LQ được đánh giá là chỉ số quyết định thành công đối với nhà quản lý, lãnh đạo. Một nhà lãnh đạo tài ba là người có tác phong làm việc quy tắc, biết tôn trọng nhân viên và luôn có lòng trắc ẩn. Càng ở trên đỉnh cao, nhiều nhà lãnh đạo càng có xu hướng nuôi dưỡng chỉ số LQ để nhận được nhiều sự ủng hộ của nhân viên.
Người lãnh đạo luôn cần những hành vi, thái độ, lời nói, cử chỉ nhắm đến mục đích giữ cho doanh nghiệp đi đúng hướng và động viên cho tinh thần làm việc của nhân viên. Để làm được điều đó, người lãnh đạo phải biết đặt mình vào hoàn cảnh của nhân viên để thấu hiểu những khó khăn mà họ đang gặp phải.
Đã không còn thời kỳ mối quan hệ “sếp – nhân viên” được định hình ở khoảng cách “ cấp trên – cấp dưới”. Đây là thời kỳ mới, nhiều lãnh đạo “lăn xả” cùng nhân viên và hòa mình trong công việc chung.
Tuy nhiên, để làm được điều này không phải dễ, đứng ở cương vị lãnh đạo, người làm sếp phải có lòng trắc ẩn và sự cảm thông với nhân viên. Như vậy, người lãnh đạo mới có thể phát huy tầm nhìn và xây dựng quy trình quản lý, đưa ra các chiến lược giúp tập thể đoàn kết, vững chắc với một trái tim trắc ẩn.
5 cách nuôi dưỡng và phát huy chỉ số LQ là gì?
1. Lãnh đạo với lòng trắc ẩn là biết thương người
Mục đích của lãnh đạo thúc đẩy bản thân và đội ngũ đi cùng một hướng đã được vạch ra để đạt được mục tiêu phù hợp với sứ mệnh và tầm nhìn. Người lãnh đạo phải làm sao để tất cả nhân viên, kể cả bản thân đều muốn làm và biết làm công việc được giao. Để làm được điều đó, sự gắn kết của đội ngũ phải rất cao. Trong các điều kiện dẫn đến sự gắn kết, tình thương là thứ có tác động mạnh mẽ nhất.
Tình thương khiến lãnh đạo làm việc cần làm dù đó có thể là lời khen ngợi hay khiển trách nhân viên. Đồng thời, nhà lãnh đạo luôn nghĩ đến nhân viên, dù thành công hay thất bại.
Xem thêm: Bạn có phải là người sở hữu trí thông minh cảm xúc, kiểm tra EQ ngay hôm nay
2. Lãnh đạo với lòng trắc ẩn song hành với trí tuệ
Lãnh đạo với lòng trắc ẩn không phải mềm yếu hay ngây thơ, trái lại, lãnh đạo biết thương người sẽ rất mạnh mẽ và vững vàng nếu song hành với trí tuệ. Những nhà lãnh đạo đầy trí tuệ và tình thương luôn mang lại kết quả tốt đẹp và bền vững nhất. Họ biết cách cân bằng giữa nhu cầu đạt được kết quả của tổ chức với vấn đề của nhân sự. Như lời thiền sư Thích Nhất Hạnh: “Chất lượng của quyền lực có thể đo được bằng cách nhìn sâu vào tận gốc rễ của sự lãnh đạo, xem có lòng trắc ẩn ở đó hay không.”
3. Động viên tinh thần làm việc của nhân viên
Các bạn có thường khen nhân viên khi họ làm tốt công việc không? Nhiều nhà lãnh đạo thường tiết kiệm lời khen, cho rằng khen nhiều khiến nhân viên “hư”. Thực tế thì ngược lại, khen sai mới làm cho nhân viên hư. Bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng phải học cách khen đúng và chân thành khi nói lời khen. Ngại nói lời khen là thiếu sót không thể chấp nhận của người làm sếp.
Một lời khen chân thành mang đến nguồn năng lượng tích cực và có tác dụng động viên rất lớn. Vậy khen đúng là gì? Là đúng sự thật, đúng mức độ về số lượng và chất lượng. Nếu nhân viên làm tốt 10 lần thì khen 10 lần và nhân viên đáng khen ở mức độ nào thì khen ở mức độ đó, không hơn không kém. Tất cả lời khen phải xét trong bối cảnh công việc, không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ yếu tố mối quan hệ nào.
4. Học cách lắng nghe và thấu hiểu nhân viên
Chiến lược là yếu tố không thể thiếu quyết định thành bại của một doanh nghiệp. Những người sáng lập công ty thường có tầm nhìn rất xa, có trách nhiệm đặt ra mục tiêu, lên chiến lược và lập kế hoạch thực hiện. Tuy nhiên, chiến lược được thực thi bởi toàn bộ nhân viên, không phải nhà lãnh đạo.
Người làm sếp có ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần làm việc của nhân viên thông qua các hoạt động tương tác thường ngày. Để thực thi bất kỳ chiến lược nào, nhà lãnh đạo nên biết cách lắng nghe và cải thiện tinh thần làm việc của tập thể. Lắng nghe đúng cách giúp nhà lãnh đạo đặt nền tảng cho hệ thống giao tiếp trong công việc đạt hiệu quả. Một nhà lãnh đạo luôn dành thời gian lắng nghe nhân viên luôn nhận được sự ngưỡng mộ của nhân viên. Qua đó, vừa duy trì mối quan hệ ở nơi làm việc vừa làm cho mọi người hợp tác với nhau, cùng đi về một hướng.
Xem thêm: Các cấp độ lắng nghe: Khi lắng nghe không chỉ là nhiệm vụ của đôi tai
5. Tôn trọng nhân viên và tôn trọng chính mình nhờ chỉ số LQ là gì?
Mối quan hệ giữa sếp và nhân viên là mối quan hệ hợp tác, tuy nhiên, muốn mối quan hệ này đạt được sự thăng hoa cần xuất phát từ sự tôn trọng. Nhiều người làm sếp có xu hướng “trịch thượng”, nghĩ mình ở đẳng cấp khác so với nhân viên. Nếu xét theo khía cạnh trắc ẩn, người lãnh đạo sẽ nhận ra tầm quan trọng của việc phát triển cảm xúc chân thành với những người xung quanh.
Trên cương vị lãnh đạo, bạn cần kiểm soát cái tôi và rèn luyện tính khiêm tốn. Tôn trọng chính mình giúp nhà lãnh đạo xây dựng sự tôn trọng nhất quán với những người xung quanh. Càng thực hành lòng trắc ẩn ở vị trí lãnh đạo càng khơi dậy lòng khiêm tốn. Với đức tính này, cả tập thể có thể đạt được hiệu suất cao trong công việc, người làm sếp cũng được nhân viên yêu quý, ngưỡng mộ. Theo thời gian, mối quan hệ tôn trọng này sẽ phát triển và hỗ trợ tốt nhất trong những lúc gặp khó khăn.
Kết luận
Khi nhắc đến các chỉ số quan trọng của con người, chúng ta thường tập trung vào chỉ số thông minh IQ và chỉ số cảm xúc EQ mà quên mất rằng chỉ số LQ cũng là thước đo đánh giá thành công trong công việc và cuộc sống. Hy vọng bài viết trên của Vieclam24h.vn đã giúp bạn hiểu rõ LQ là gì và những gì mà chỉ số này mang đến khi được đánh thức đúng cách. Tiềm năng bên trong con người bạn là vô hạn, hãy để chỉ số LQ trở thành yếu tố hướng dẫn bạn đạt được đỉnh cao nhé!
Hiện nay, các bạn có thể tạo CV xin việc đúng chuẩn và tải các mẫu CV dễ dàng ngay trên Vieclam24h.vn hoàn toàn miễn phí chỉ trong vài cú nhấp chuột. Đặc biệt, mỗi mẫu CV đều có hướng dẫn cụ thể giúp bạn ghi điểm trước nhà tuyển dụng. Chỉ trong vài phút, các bạn đã có thể sở hữu một CV nhân viên chuyên nghiệp và đầy ấn tượng.
Xem thêm: PIC là gì? Ý nghĩa của PIC trong từng lĩnh vực cụ thể