Ngành báo chí học trường gì? Cơ hội công việc khi ra trường như thế nào?

Ngành báo chí và truyền thông là một trong những ngành nghề hot hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ truyền thông ngày càng phát triển bùng nổ cũng như sự phổ biến của các trang báo điện tử. Nếu bạn đang quan tâm tới ngành nghề này, cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu kỹ hơn về ngành học báo chí truyền thông qua bài viết sau.

Ngành báo chí truyền thông là gì?

ngành báo chí
Ngành báo chí truyền thông bao gồm lĩnh vực báo chí và lĩnh vực truyền thông.

Truyền thông là quá trình trao đổi thông tin giữa hai hoặc nhiều bên nhằm tăng cường sự hiểu biết, nhận thức về nội dung hoặc chủ đề nào đó. Truyền thông có thể được thực hiện qua nhiều hình thức: chữ viết, ngôn ngữ, hình ảnh, màu sắc… để chuyển tải thông điệp hiệu quả nhất. Ngày nay, truyền thông đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực đời sống từ kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội. Các doanh nghiệp cũng ngày càng chú trọng vào truyền thông kết hợp cùng Marketing để xây dựng thương hiệu và hỗ trợ bán hàng. Do dó, cơ hội nghề nghiệp ngành truyền thông đang mở rộng và ngày càng có tính cạnh tranh cao. 

ngành báo chí
Truyền thông là lĩnh vực đóng vai trò trong cuộc sống hiện đại.

Báo chí là một phần trong lĩnh vực truyền thông làm nhiệm vụ thông tin tới người đọc, người xem. Mục đích của báo chí phục vụ nhu cầu tin tức và góp phần kết nối, truyền tải thông tin cần thiết tới cộng đồng. 

Báo chí là lĩnh vực có lịch sử ra đời lâu nhất trong ngành truyền thông. Báo chí phát triển đa dạng với nhiều hình thức như: báo giấy, báo hình, báo mạng…Mỗi loại hình báo chí phát triển mạnh tùy theo từng thời điểm. Trong bối cảnh sự phát triển mạnh của công nghệ hiện nay, báo hình và báo mạng đang là hai loại hình được sử dụng rộng rãi nhất, mang tới sự tiện dụng, nhanh chóng và miễn phí cho người dùng. 

ngành báo chí
Báo chí là một phần trong truyền thông.

Ngành báo chí truyền thông học gì?

Khi theo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được tìm hiểu về các hoạt động báo chí và hoạt động truyền thông như: việc sản xuất, phân phối, truyền thông cho cộng đồng thông qua những chụp ảnh, viết bài, biên tập, phân tích, quảng cáo, truyền hình…

Cụ thể, các kiến thức chuyên môn chính bao gồm:

  • Lịch sử báo chí
  • Tổ chức báo chí
  • Lý luận báo chí truyền thông
  • Đạo đức báo chí truyền thông
  • Tổ chức hoạt động cơ quan báo chí truyền thông
  • Kỹ năng viết báo (theo từng loại hình: báo in, báo điện tử…)
  • Kỹ thuật phát thanh, truyền hình
  • Sản xuất chương trình 
  • Ảnh báo chí
  • Biên tập báo chí
  • Nghiên cứu truyền thông
  • Truyền thông đa phương tiện
  • Nguyên tắc, luật pháp về quảng cáo, truyền thông
  • Tâm lý học
  • Tổ chức sự kiện
  • Quan hệ công chúng 
ngành báo chí
Sinh viên ngành học báo chí sẽ được tìm hiểu sâu về lịch sử và cách tổ chức báo chí. 

Bên cạnh các kiến thức chuyên ngành chung, sinh viên có thể lựa chọn đi sâu hơn vào các chuyên ngành như: báo in, báo điện tử, báo hình hoặc chuyên ngành về truyền thông quảng cáo…

Bên cạnh các kiến thức về ngành nghề, sinh viên còn được đào tạo thêm nhiều kỹ năng liên quan:

  • Kỹ năng viết: trình bày thông tin dễ hiểu, rõ ràng dưới dạng văn bản
  • Kỹ năng sử dụng hình ảnh: chụp hình, chỉnh sửa, sử dụng hình ảnh trong truyền thông, quảng cáo…
  • Kỹ năng quay, dựng
  • Kỹ năng biên tập video
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng thu thập thông tin
  • Kỹ năng phân tích thông tin
  • Kỹ năng phản ứng linh hoạt, nhạy bén với thông tin
  • Nhanh nhẹn khi xử lý tình huống
  • Chịu áp lực tốt
  • Tư duy sáng tạo
ngành báo chí
Trong quá trình học tập, sinh viên còn được rèn luyện nhiều kỹ năng quan trọng cho nghề nghiệp. 

Tốt nghiệp ra trường làm gì?

Sinh viên ngành học báo chí truyền thông sau khi tốt nghiệp có thể lựa chọn làm việc trong lĩnh vực báo chí hoặc lĩnh vực truyền thông.

  • Lĩnh vực báo chí:

+ Biên tập viên 

+ Quay phim

+ Dựng phim

+ Phát thanh viên

+ MC (dẫn chương trình)

+ Phóng viên

+ Đạo diễn

+ Nhà báo

Bạn có thể tìm kiếm các công việc này tại các cơ quan báo chí như: các tòa soạn báo in, báo điện tử, thông tấn xã, đài phát thanh, đài truyền hình, các cơ quan quản lý về báo chí (vụ Báo chí, ban Tuyên giáo tại Huyện uỷ, Quận uỷ, Tỉnh uỷ, Thành uỷ…), cục báo chí tại Sở Văn hoá – Thông tin (cấp tỉnh) hoặc tại Phòng Văn hoá – Thông tin (cấp huyện). 

ngành báo chí
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên báo chí có thể lựa chọn trở thành nhà báo.
  • Lĩnh vực truyền thông

+ Chuyên viên truyền thông

+ Biên tập viên

+ Sản xuất nội dung

+ Chuyên viên quảng cáo

+ Chuyên viên quay dựng, biên tập video

+ Đại diện thương hiệu

Bạn có thể tìm kiếm công việc này tại các các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các cơ quan có bộ phận truyền thông, nhà xuất bản, đơn vị phát hành sách…

Nếu muốn trau dồi và phát triển lên, bạn có thể chọn học lên bậc thạc sĩ hoặc tiến sĩ tại môi trường trong và ngoài nước và theo đuổi công việc giảng dạy về báo chí và truyền thông. 

Một lựa chọn nghề nghiệp khác cho sinh viên tốt nghiệp ngành học báo chí và truyền thông là trở thành nhà nghiên cứu về báo chí, truyền thông tại các viện nghiên cứu hoặc các đại học trong và ngoài nước. 

Mức lương

Mức lương trong ngành báo chí tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như kinh nghiệm, vị trí, địa điểm làm việc, công ty làm việc. Thông thường, mức lương khởi điểm của các vị trí ngành nghề liên quan đến báo chí là từ 6 triệu đồng đến 10 triệu đồng. Với người có kinh nghiệm và chức vụ cao hơn sẽ nhận được mức lương cao hơn. 

ngành báo chí
Mức lương của ngành học báo chí tuỳ thuộc vào vị trí, công ty, kinh nghiệm và địa điểm làm việc.

Ngành truyền thông báo chí học trường nào, điểm chuẩn ra sao?

Ngành truyền thông báo chí học trường nào ở tphcm và ở Hà Nội? Nếu đang quan tâm đến ngành học báo chí truyền thông, bạn có thể tham khảo danh sách trường có đào tạo ngành này và mức điểm chuẩn năm 2022 sau đây: 

TTTên trườngĐiểm chuẩn 2022
1Học viện Báo chí & Tuyên truyền33.33 – 37.19
2Trường ĐH Văn hóa HN26.5 – 27.5
3Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội25.75 – 29.9
4Trường ĐH Khoa học Thái Nguyên16
6Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng24.15
7Trường ĐH Khoa học Huế17
8Trường ĐH Vinh17
9Trường ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn – ĐHQG TPHCM27.15 – 28.25

Hiện nay, hầu hết các trường đều tuyển sinh ngành học báo chí và truyền thông qua khối C00 (văn, sử, địa). Ngoài ra, các khối khác cũng được sử dụng để xét tuyển vào ngành học báo chí gồm:

  • D01 (Toán, Anh, văn)
  • D78 (Văn, KHXH, Anh)
  • A01 (Toán, Lý, Anh)
  • C14 (Văn, GDCD, Toán)
  • D84 (Toán, GDCD, Anh)
  • D15 (Văn, Địa, Anh)
  • D66 (Văn, GDCD, Anh)
  • A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • D14 (Văn, Sử, Anh)

Để biết chi tiết về khối thi, tiêu chuẩn tuyển sinh của từng trường đại học, bạn nên truy cập vào trang web của trường để biết rõ nhất thông tin từng năm. 

ngành báo chí
Để biết thông tin về khối thi, tiêu chuẩn tuyển sinh ngành học báo chí của từng trường ĐH, bạn nên truy cập vào website chính thức của trường đó.

Lời kết

Trên đây, Việc Làm 24h đã chia sẻ tới bạn những thông tin cơ bản về ngành báo chí và truyền thông, cơ hội nghề nghiệp cũng như ngành báo chí học trường nào. Mong rằng những chia sẻ này giúp bạn có thêm thông tin khi quyết định lựa chọn ngành học này. 

Xem thêm: Cần trang bị gì để trở thành môi giới bất động sản chuyên nghiệp?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục