Chính sách bán hàng là giải pháp kinh doanh quan trọng giúp doanh nghiệp thúc đẩy các chiến lược phù hợp để thu hút khách hàng tiềm năng và gia tăng doanh thu một cách tích cực. Vậy chính sách bán hàng là gì và có những mẫu nào? Đây chắc chắn là những câu hỏi được nhiều người quan tâm, hiểu được điều đó, hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tham khảo chính sách bán hàng phổ biến hiện nay và những lưu ý quan trọng để xây dựng chính sách hiệu quả. Cùng theo dõi nhé!
Chính sách bán hàng là gì?
Đây là các giải pháp kinh doanh được doanh nghiệp thiết lập nhằm tác động tích cực đến hiệu quả phân phối sản phẩm, dịch vụ. Đồng thời, các chính sách bán hàng còn mang đến những lợi ích nhất định dành cho khách hàng khi mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Nhờ đó, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, thu hút đối tượng khách hàng mới; giữ chân khách hàng thân thiết hiệu quả và đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Các chính sách bán hàng được thiết lập phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và đối tượng khách hàng sẽ thể hiện kết quả rõ nét qua số lượng sản phẩm được bán ra, sản phẩm được bán kèm, năng suất làm việc của nhân viên và quy trình bán hàng tối ưu nhằm gia tăng doanh thu, lợi nhuận trực tiếp.
Vì sao các mẫu chính sách bán hàng lại quan trọng?
Chính sách được xây dựng vừa có lợi cho doanh nghiệp và khách hàng, điều này nhằm giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả bán hàng và tăng doanh thu hiệu quả. Đối với khách hàng, chính sách giúp họ mang tâm lý vui vẻ khi được giảm chi phí mua hàng hoặc được tặng kèm các sản phẩm phù hợp với nhu cầu,… Điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng và giữ chân khách hàng trong những lần mua sắm tiếp theo.
Chính vì thế, được thiết lập càng phù hợp với mục đích sử dụng của doanh nghiệp và đối tượng khách hàng mục tiêu thì doanh nghiệp càng thu hút sự chú ý và quan tâm của khách hàng dễ dàng hơn. Mỗi nhóm đối tượng khách hàng sẽ có cách xây dựng chính sách khác nhau như khách hàng là đại lý, nhà bán lẻ, khách hàng tiềm năng,… Dù thế nào thì các mẫu được doanh nghiệp cân nhắc và chọn lựa kỹ lưỡng đều mang đến lợi ích nhất định cho doanh nghiệp.
Xem thêm: Chốt sale là gì? Bỏ túi bí kíp chốt sale thần tốc khiến khách hàng không thể chối từ
Tham khảo chính sách bán hàng phổ biến hiện nay
1. Flash sale
Flash sale là chính sách được phần đông nhà bán hàng áp dụng để tăng doanh thu và mở rộng tệp khách hàng mới của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Tùy vào mục đích và đối tượng khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ đưa ra khung thời gian Flash sale khác nhau, có thể trong vài giờ, một ngày hoặc kéo dài vài ngày liên tiếp. Bên cạnh đó, để khai thác tối đa hiệu quả chương trình Flash sale, doanh nghiệp nên cân nhắc các khoảng thời gian thích hợp để thúc đẩy nhu cầu mua sắm của khách hàng mới và nâng cao tỷ lệ khách hàng cũ quay trở lại.
Ví dụ: Flash sale 9 giờ – 12 giờ cho mặt hàng X, đây là khung thời gian được cửa hàng thống kê có nhiều người mua sắm.
2. Mua X tặng Y
Một trong những chính sách được sử dụng rộng rãi hiện nay là mua X tặng Y. Doanh nghiệp có thể điều chỉnh số lượng và sản phẩm mua cũng như tặng kèm khác nhau để gia tăng số lượng hàng hóa bán ra và nâng cao doanh thu. Tùy vào giá trị sản phẩm, doanh nghiệp có thể đưa ra chính sách tặng kèm phù hợp như tặng kèm sản phẩm cùng loại, tặng sản phẩm khác loại có giá trị tương đương hoặc giá trị thấp hơn chẳng hạn.
3. Khách hàng thân thiết
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nên xây dựng chính sách bán hàng dành cho khách hàng thân thiết. Việc này nhằm giúp tối ưu hoạt động chăm sóc khách hàng, đảm bảo lượng đơn hàng ổn định và góp phần giữ chân phần lớn khách hàng để tăng nhanh doanh thu hiệu quả. Tùy vào mục tiêu và chính sách bán hàng, doanh nghiệp có thể thay đổi linh hoạt các chính sách bán hàng cho khách hàng thân thiết như thẻ thành viên, tích điểm đổi quà, chương trình khuyến mãi đặc biệt hoặc tặng quà cho các lần mua tiếp theo.
Ví dụ: Theo hệ thống tích điểm, tri ân ngày sinh nhật của khách hàng bằng voucher giảm 20% toàn bộ sản phẩm cửa hàng.
4. Khuyến mãi khi mua Combo
Khuyến mãi khi khách hàng mua theo combo được nhiều doanh nghiệp áp dụng để bán kèm sản phẩm đó cùng với một sản phẩm khác với giá thành ưu đãi. Chính sách này nhằm mang lại hiệu quả tiêu thụ cho các sản phẩm mới ra mắt hoặc đẩy mạnh lượng tiêu thụ của sản phẩm nhất định trong cùng một lần mua hàng.
Ví dụ: Combo dầu gội và dầu xả được tặng một hũ kem ủ tóc giá 0 đồng.
5. Quy định về chính sách bảo hành và đổi trả sản phẩm
Chính sách bảo hành và đổi trả sản phẩm thường được áp dụng lại trong một khoảng thời gian nhất định đối với các sản phẩm có giá trị cao nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng khi mua được sản phẩm đúng với chất lượng và được cam kết rõ ràng. Chính sách này mang đến sự an tâm và tạo sự tin tưởng lâu dài cho người tiêu dùng khi không may gặp phải các vấn đề không mong muốn trong quá trình sử dụng sản phẩm.
Ví dụ: Khách hàng mua xe máy Y sẽ được bảo hành 1 năm hoàn toàn miễn phí.
6. Khuyến mãi theo kiểu đa cấp
Đây là chính sách bán hàng được nhiều nhà bán hàng áp dụng bằng cách khuyến mãi cho khách hàng cũ khi giới thiệu thành công khách hàng mới mua sản phẩm mà không phải tốn bất kỳ khoản chi phí nào. Nhờ chính sách này, doanh nghiệp cũng có thêm nhiều khách hàng tiềm năng và giữ chân được khách hàng cũ.
Ví dụ: Khách hàng A giới thiệu khách hàng B mua sản phẩm tại cửa hàng thành công thì khách hàng A sẽ được nhận voucher mua hàng tại cửa hàng trị giá theo doanh nghiệp đưa ra. Tương tự, khách hàng B nếu giới thiệu thành công khách hàng C cũng sẽ nhận được voucher tương tự.
Xem thêm: Cảnh báo: Đa cấp là gì? Những dấu hiệu đa cấp lừa đảo bạn cần cẩn thận
Cần lưu ý gì để xây dựng chính sách bán hàng đạt hiệu quả cao?
Nếu muốn xây dựng chính sách đạt hiệu quả cao, doanh nghiệp cần đảm bảo những điều sau:
Thứ nhất: Phân loại tệp khách hàng và cân nhắc nhiều yếu tố quan trọng như mối liên hệ mật thiết của các chính sách bán hàng. Do đó doanh nghiệp cần phải đảm bảo cân bằng các chính sách bán hàng để đạt hiệu quả cao nhất.
- Chính sách sản phẩm liên quan đến sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng.
- Chính sách phân phối liên quan đến đối tượng khách hàng mà sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp hướng đến.
- Chính sách giá liên quan đến giá của các sản phẩm/dịch vụ cho từng đối tượng khách hàng khác nhau
- Chính sách khuyến mãi liên quan đến các chương trình giảm giá, khuyến mãi được doanh nghiệp sử dụng để bán sản phẩm.
- …
Thứ hai: Thống nhất chính sách bán hàng và truyền thông đến bộ phận, phòng ban và những người có liên quan một cách rõ ràng, chính xác. Điều này sẽ đảm bảo quá trình vận hành đồng bộ và hạn chế sai sót có thể xảy ra.
Thứ ba: Chính sách bán hàng nên được thiết lập cụ thể trên hệ thống bán hàng để đảm bảo sự chuyên nghiệp trong quá trình kinh doanh, đồng thời nhân viên cũng có thể hỗ trợ nhau hiệu quả khi có sự cố xảy ra.
Kết luận
Với sự đầu tư vào khôn ngoan và hợp lý, phù hợp sẽ mang lại các lợi ích vô cùng lớn cho doanh nghiệp của bạn. Hy vọng những thông tin hữu ích mà Việc Làm 24h chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu chính sách bán hàng là gì và tham khảo để xây dựng chính sách hiệu quả. Đừng quên theo dõi các bài viết mới nhất mà Việc Làm 24h chia sẻ để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích cùng các cơ hội nghề nghiệp khác giúp ích cho bạn trên con đường kinh doanh nhé!
Xem thêm: TOP 11 những quyển sách hay về kinh doanh bạn nên đọc để phát triển sự nghiệp